- Chính sách phát triển CNPT cần nhất quán, được xây dựng vwois sự tham gia của DN để đảm bảo tính thực tiễn, khả thi và vận hành trên cơ sở thể chế phù hợp Đối với Việt Nam,
9 Hệ thống lái và cầu trước Hệ/năm 10.500 10
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020
Bảng 3.2: Sản phẩm CNPT ngành ô tô có thể tham gia xuất khẩu năm 2015 - 2020
STT Loại Đơn vị 2015 2020
1 Nhựa dẻo hóa học Tấn/năm 0 4.500
2 Kính và hỗn hợp vô cơ Tấn/năm 2.360 8.150
3 Vải Tấn/năm 310 2.900
4 Cao su Tấn/năm 18.100 41.500
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 3.2. Các giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô trong thời gian tới 3.2.1. Tạo dựng khuôn khổ chính sách pháp lý phù hợp
Ông Yoshihisa Maruta, Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam, cảnh báo rằng, nếu Việt Nam không có chính sách phù hợp trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 thì cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ô tô sẽ không còn. Theo lý giải của ông Yoshihisa Maruta,
năm 2018, khi thuế nhập khẩu từ ASEAN dỡ bỏ theo theo cam kết gia nhập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), giá xe nhập khẩu giảm sẽ giúp thị trường tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, phải đến sau năm 2025 trở đi mới là giai đoạn phổ cập hóa ô tô ở Việt Nam thì thị trường mới thật sự bùng nổ. Vì vậy, việc áp dụng những chính sách hỗ trợ CNPT là cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Khâu đột phá đầu tiên để phát triển ngành này phải được thực hiện trên cơ sở hoàn thiện lại quy hoạch phát triển CNPT. Ngành ô tô phải rà soát và đề ra mục tiêu phát triển các sản phẩm hỗ trợ của ngành mình theo phương châm “làm đến đâu chắc đến đó” và đề ra tiến độ cụ thể việc nội địa hóa cho từng sản phẩm, từng chi tiết. Cần thành lập một bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi việc triển khai kế hoạch phát triển các sản phẩm phụ trợ ngành ô tô (có thể trực thuộc Bộ Công Thương). Để bộ phận này hoạt động có hiệu quả, cần bố trí những cán bộ chuyên trách có năng lực để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch. Theo định kỳ, bộ phận này sẽ họp với đại diện các ngành để nắm chắc được tình hình thực hiện, qua đó, góp phần giải quyết những vướng mắc cho các DN trong quá thực hiện; đồng thời, tham mưu, đề xuất các kiến nghị, giải pháp cho lãnh đạo Bộ và Chính phủ để việc tổ chức thực hiện theo đúng lộ trình mà các quy hoạch, kế hoạch phát triển CNPT đã đề ra.
Muốn ngành CNPT phát triển nhanh và bền vững thì Nhà nước phải coi đây là một ngành quan trọng, cần được sự quan tâm đúng mức và phải có những chính sách khuyến khích đủ mạnh để công nghiệp hỗ trợ phát triển. Trong đó, việc đổi mới các chính sách ưu đãi dành cho các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ là hết sức cần thiết. Trong đó cần tập trung vào việc đổi mới các chính sách chủ yếu như:
- Về chính sách đất đai: NN cần tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất cho các DN sản xuất các sản phẩm phụ trợ (kể cả những DN được thành lập mới hay những DN mở rộng quy mô sản xuất) được thuê lâu dài và ổn định theo luật định. Các DN này được thuê đất với mức giá ưu đãi để các chủ DN có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. - Về chính sách tín dụng: NN cần khuyến khích các ngân hàng thương mại dành sự ưu tiên nhất định về lãi suất và hạn mức tín dụng để tạo thuận lợi cho các DN hỗ trợ, nhất là trong trường hợp các DN này đầu tư hiện đại hóa máy móc, thiết bị hay sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu cung cấp cho các DN khác.
- Về chính sách thuế: Cần xếp các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ vào nhóm các DN được ưu đãi về thuế, để các DN này khi thành lập được hưởng thời gian miễn giảm thuế như
các DN được ưu đãi đầu tư khác. Nhà nước sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực này bằng cách ưu đãi tối đa về thuế cho những nhà sản xuất linh kiện đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến của các hãng sản xuất ô tô. Ví dụ nếu sản phẩm được nhà sản xuất ô tô tiêu thụ hay những phụ tùng được những nhà sản xuất ô tô chính thức công nhận, sẽ được miến thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp từ 10 năm trở nên.
- Về chính sách đầu tư: Để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ một cách hiệu quả thì Nhà nước cần đầu tư hình thành một số DN chủ chốt ở một số lĩnh vực như cơ khí chế tạo, nhựa, cao su, sản xuất linh kiện... theo hình thức Nhà nước đầu tư thành lập mới DNNN ở lĩnh vực này, sau khi đi vào hoạt động có hiệu quả thì sẽ triển khai cổ phần hóa; hoặc có thể mua cổ phần ở những DN chủ chốt ở lĩnh vực này, sau đó đầu tư hiện đại hóa các DN đó, khi các DN này đi vào hoạt động ổn định và kinh doanh có hiệu quả thì Nhà nước có thể bán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư khác.
Phấn đấu đạt tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước sản xuất các phụ tùng theo vùng công nghệ tính theo % đến năm 2020 như sau: Cacbin xe tải từ 70% lên 95%; khung xe tải từ 90% lên 95%; khung xe khách từ 80% lên 90%; vỏ xe khách từ 70% lên 80%; hệ thống xe khách từ 70% lên 80%; cụm động cơ từ 50% lên 60%; hộp số và cầu xe từ 60% lên 75%; moay ơ bánh xe, cát đăng từ 60% lên 75%; hệ thống lái và cầu trước từ 60% lên 65% (So với năm 2010).
- NN chủ động thành lập Hiệp hội doanh nghiệp CNPT ô tô Việt Nam là một tổ chức xã hội, tự nguyện của các DN CNPT với vai trò:
+ Là cầu nối giữa NN và DN về chính sách phát triển CNPT ô tô.
+ Là đầu mối gắn kết giữa các DN sản xuất và lắp ráp ô tô với các DN CNPT.
+ Là đầu mối hợp tác với các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực CNPT ô tô.
+ Là kênh chia sẻ thông tin thị trường, công nghệ, kinh nghiệm quản lý giữa các doanh nghiệp CNPT ô tô.
3.2.2. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI