Khoa học công nghệ:

Một phần của tài liệu Công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô của việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

- Chính sách phát triển CNPT cần nhất quán, được xây dựng vwois sự tham gia của DN để đảm bảo tính thực tiễn, khả thi và vận hành trên cơ sở thể chế phù hợp Đối với Việt Nam,

Khoa học công nghệ:

Kết cấu hạ tầng

Hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt sức quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho các nhà đầu tư, giúp cho hàng hóa của họ (linh kiện, vật tư, phụ tùng...) thuận lợi hơn trong việc lưu thông cả ở thị trường trong và ngoài nước.

Mở rộng diện tích các khu công nghiệp sẵn có hoặc thành lập mới khu CNPT công nghệ cao gần các khu công nghiệp đã có các DN hoạt động trong lĩnh vực ô tô. Muốn lựa chọn được các vị trí thuận lợi về mặt địa lý thì ngay từ bây giờ, vấn đề khai thác và mở rộng quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp của các địa phương phải nằm trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị hóa tại địa phương đó.

Do nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thường rất lớn nên Nhà nước cần lựa chọn đầu tư những dự án có thể phát huy được hiệu quả cao ngay sau khi được đưa vào sử dụng như: xây dựng một số tuyến đường cao tốc kết nối giữa các trung tâm kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm, hiện đại hóa một số bến cảng, sân bay quan trọng trong khu vực này, hiện đại hóa hệ thống viễn thông và nâng cấp hệ thống lưới điện... Nên khuyến khích hình thành một số khu công nghiệp hợp tác với nước ngoài ở những vùng kinh tế trọng điểm. Ngoài ra còn thiết lập các kho ngoại quan, kho bảo thuế nằm ngay trong các khu, các cụm công nghiệp để tạo thêm thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các DN.

Khoa học công nghệ:

- Đẩy mạnh hoạt động ươm tạo công nghệ tại các trường đại học kỹ thuật và các khu công nghệ cao. Dành tỷ lệ thích đáng từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ để hỗ trợ cho các hoạt động này. Nghiên cứu thị trường những công nghệ có triển vọng và thương mại

hóa các công nghệ đó. NN quy định được áp dụng các ưu đãi theo quy định pháp luật về khuyến khích phát triển công nghệ cao. NN có thể tham gia liên doanh đầu tư mạo hiểm trong giai đoạn đầu, tiến tới từng bước thị trường hóa hoạt động này.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong và ngoài nước có các dự án chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam đặc biệt là động cơ, hộp số, cụm truyền động. Hỗ trợ chi phí mua bản quyền cho các DN trong nước để phát triển CNPT ô tô. Khuyến khích các công ty trong và ngoài nước thiết lập các quy trình quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế.

- Phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ khác hỗ trợ chuyển giao công nghệ:

+ Đảm bảo môi trường mua bán thuận lợi, nhanh chóng hình thành thị trường công nghệ: NN định lỳ tổ chức chợ công nghệ - thiết bị ở quy mô cả nước, nhằm xúc tiến, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất.

+ Phát triển các dịch vụ tư vấn, môi giới, mua bán công nghệ, giám định, đánh giá công nghệ: NN đầu tư thành lập mới một số tổ chức tư vấn công nghệ hoặc củng cố những tổ chức đã có theo chuyên ngành, nhóm ngành, trên cơ sở viện công nghệ, viện thiết kế phù hợp, và sự hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức quốc tế, các công ty tư vấn có năng lực. + Phát triển dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ và các dịch vụ pháp lý khác liên quan tới mua bán công nghệ: Áp dụng thuế suất ưu đãi cho các dịch vụ pháp lý này, thành lập các cơ quan tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở địa phương, hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận.

3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực

Muốn đặt ra mục tiêu phát triển một ngành CNPT mạnh và hoạt động có hiệu quả trong tương lai thì vấn đề căn bản nhất đặt ra là chất lượng nguồn nhân lực cũng phải được không ngừng nâng cao. Việt Nam sở hữu một lực lượng lao động lớn. Tuy nhiên, Việt Nam lại thiếu lực lượng kỹ sư có trình độ. Số lượng kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng có đủ năng lực để đáp ứng các nhu cầu về quản lý lại rất thiếu, đặc biệt là ở miền Bắc. Một phần của thực trạng này là việc đào tạo thực hành khoa học kỹ thuật (kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, hóa ứng dụng..,) trong các trường đại học còn rất yếu, và vì thế đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này cũng thiếu. Sự thiếu nhiệt tình trong

quá trình tiếp thu những kiến thức thực tế cũng là một vấn đề nảy sinh từ phía sinh viên ở các trường.

- Thực trạng đó chỉ ra rằng cần phải cải cách triệt để đào tạo đại học theo cả hai hướng, đó là phần cứng (bằng trang thiết bị) và phần mềm (chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy). Để thực hiện được điều này, ngành giáo dục và các ngành có liên quan phải đào tạo cho được những kỹ sư có đủ trình độ về kỹ thuật thực hành và thực tiễn, trang bị cho họ kiến thức cần thiết về công nghệ hiện đại; mở rộng sự liên kết trong đào tạo giữa các trường đại học trong nước và các trường đại học có uy tín trên thế giới. Đồng thời, cần có sự đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, từ các trường đại học cho đến các trường nghề để từng bước nâng dần chất lượng của những người lao động trong tương lai. Ngoài ra, NN cũng dành một phần ngân sách thỏa đáng để cử người đi đào tạo ở những quốc gia có truyền thống mạnh về phát triển CNPT ngành ô tô nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển CNPT của nước ta trong những năm tiếp theo.

- Tăng cường công tác đào tạo quản lý ở bậc trung cấp. Hiện nay, Việt Nam thiếu một thế hệ cán bộ có thể làm quản lý ở bậc trung cấp, các DN nước ngoài thường khó tìm những nhà quản lý này mà có đủ khả năng làm việc. Vì thế qua các chương trình đào tạo thông qua học việc dài hạn, các nhà quản lý theo yêu cầu nghề nghiệp được lựa chọn từ số sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học. Hiệu quả của các chương trình này còn cao hơn nhiều nếu Chính phủ đứng ra tổ chức các khóa học nhằm tăng cường trình độ quản lý ở bậc trung cấp. Ví dụ, các khóa đào tạo chính thức của Hiệp hội Học bổng kỹ thuật hải ngoại (AOTS) cần được các DN Việt Nam chủ động tham gia.

- Cần chú trọng đến vấn đề đào tạo và hợp tác quốc tế để nâng cao uy tín, thương hiệu. Cần tăng cường hợp tác hướng dẫn tại xưởng sản xuất để nâng cao trình độ kỹ thuật CNPT ô tô cho các DN Việt Nam. Đặc biệt là hướng dẫn vấn đề chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng, một vấn đề mà giữa yêu cầu của các công ty quốc tế và Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn.

- Cần thu hút sự hỗ trợ của Chính phủ các nước phát triển như Nhật Bản, EU…để đào tạo nguồn nhân lực cho CNPT. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, để họ cử chuyên gia kỹ thuật trình độ cao sang huấn luyện cho các công nhân kỹ thuật, các ký sư thực hành. Đồng thời cử công nhân, cán bộ sang học tập tại nước ngoài theo các chương trình hợp tác liên kết.

Biểu đồ 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm sản xuất phụ trợ của các nhà sản

xuất phụ trợ châu Âu

Có thể thấy từ biểu đồ trên, trong các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm sản xuất phụ trợ của các công ty quốc tế thì các yếu tố về nhân sự lần lượt đứng vị trí từ 2 đến 5, cho thấy dù ở đâu, thì yếu tố nguồn nhân lực vẫn luôn được coi trọng và luôn được chú ý phát triển.

KẾT LUẬN

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng vững chắc một nền công nghiệp ô tô là hết sức quan trọng. Công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô của việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)