Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Yên Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 38)

Huyện nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang, phía tây nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), phía tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái), phía đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên), và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Huyện có diện tích và dân số lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, với diện tích là 1.210 km² và dân số 167.000 ngƣời. Cả hai con sông Lô và sông Gâm đều chảy vào và gặp nhau tại huyện này. Thị xã Tuyên Quang nằm trong lòng huyện.

- Lĩnh vực kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân: 14 - 15%, cơ cấu kinh tế: ngành nông - lâm -ngƣ nghiệp: 37%, công nghiệp xây dựng: 33%, dịch vụ thƣơng mại: 30%, thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng năm 15 - 16 triệu đồng, tăng 2,45 lần so với năm 2010. Đảm bảo diện tích một số cây trồng chủ yếu, nhƣ: chè công nghiệp 3 nghìn ha, mía nguyên liệu 9 trăm ha, cam hàng hoá 3 trăm ha. Chăn nuôi trâu bò 45 ngàn con, lợn 65 ngàn con,...

- Lĩnh vực văn hoá xã hội:Hoàn thành xây dựng huyện điểm văn hoá, phấn đấu số xã chuẩn Quốc gia về y tế là 60%, tiếp tục xây dựng thiết chế văn hoá đồng bộ, thể dục thể thao trên địa bàn huyện. Phấn đấu tỷ lệ phát triển dân số đến năm 2020 đạt dƣới 0,6%. đảm bảo chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, loại trừ các loại dịch bệnh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15,2% theo chuẩn mới.

Huyện Yên Sơn phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những huyện khá nhất của tỉnh về mọi mặt. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Từng bƣớc thực hiện cơ giới hoá các khâu trong Sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với công tác chế biến sau thu hoạch. Mở rộng và thâm canh các loại cây: Ngô, chè, mía, đỗ...Lấy chỉ tiêu giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác làm thƣớc đo trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa

vụ. Phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc theo hƣớng chăn nuôi công nghiệp và trang trại, tăng nhanh đàn bò hƣớng thịt để tham gia chƣơng trình xuất khẩu. Phát triển Công nghiệp chế biến chè, mía đƣờng...; Công nghiệp Xi măng theo hƣớng công nghệ cao, đảm bảo môi trƣờng sinh thái; Phát triển Tiểu thủ công nghiệp gắn với việc chuyển đổi đất trong nông nghiệp để xây dựng nhiều làng có nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục phổ thông và dạy nghề; Tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục, trên cơ sở nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lƣợng các làng bản, đơn vị văn hoá. Quan tâm công tác giải quyết đơn thƣ, khiếu tố; Xử lý kịp thời các vƣớng mắc, mâu thuẫn trong nhân dân, không để đơn thƣ vƣợt cấp, đảm bảo “Yên dân”. Đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn bằng cách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển mạnh kinh tế nông thôn, chú ý phát triển các cây trồng, vật nuôi theo hƣớng hàng hoá của từng vùng kinh tế, hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung và mạng lƣới chế biến.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 38)