5. Bố cục đề bài
3.2.5. Việc xác định vai trò, mức độ tham gia của những người đồng phạm
Việc phân hóa trách nhiệm cho các bị cáo trong một số vụ án hình sự có đồng phạm tham gia chưa thật sự rõ ràng. Cần có sự phân hóa rõ hơn vai trò, mức độ tham gia của từng người trong vụ án nhất là đối với các vụ án phạm tội có tổ chức để xác định TNHS cho hợp lý. Bởi vì trên thực tế tội phạm có tổ chức nguy hiểm hơn đồng phạm thông thường rất nhiều. Ví dụ sau sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về vấn đề này.
42
Nguyễn Văn Trượng, Thực tiễn áp dụng Điều 53 Bộ luật hình sự về việc quyết định hình phạt trong trường hợp Đồng phạm và một số kiến nghị, Tạp chí Kiểm sát số Tết 01/2012, Tr.53.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 58 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Ví dụ:vào lúc 21g ngày 29/06/2006, do nghi ngờ Nguyễn Văn Hùng ăn cắp xoài
nhà mình nên ông Lê Văn Sửu đã chặn xe đạp của Hùng lại để hỏi cho rõ. Sau đó, hai bên xảy ra xô xát. Hùng chạy về nhà kể cho cha mình là Nguyễn Văn Nhu và mẹ là Nguyễn Thị Hồng nghe, Bà Hồng liền đi gọi anh trai của Hùng là Nguyễn Văn Nho về sau đó lấy cây gậy gỗ trong nhà ra cho ông Nhu. Cả ba người cùng bàn bạc với nhau là sẽ đi đánh ông Sửu. Ông Nhu mang theo gậy gỗ, Nho mang thanh thép, Hùng thì mang theo côn để cùng nhau đi tìm ông Sửu. Tới đầu hẻm, thì thấy ông Sửu đang đi công việc về 3 cha con cùng chặn ông Sửu lại hai bên đôi co qua lại, sau đó ông Sửu xô ông Nhu ra để đi về nhà vì không muốn tranh cãi nữa. Ba cha con ông Nhu ngay lập tức sử dụng hung khí mang theo đánh tới tấp vào đầu và người ông Sửu tới lúc mọi người trong xóm nghe tiếng đánh nhau ra can thì họ mới dừng lại. Ông Sửu được đưa đi cấp cứu. Giám định thương tật cho thấy ông Sửu bị 65% thương tật vĩnh viễn và bị rối loạn tâm thần.43
Tại bản án số 28/HSST của Tòa án nhân dân huyện Long Phú ngày 03/9/2006 đã nhận xét: Hành vi phạm tội của các bị cáo đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác gây thương tích cho ông Sửu 65% thương tật. Hành vi của các bị cáo là rất nguy hiểm, gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy cần phải xét xử các bị cáo ở mức nghiêm khắc tương xứng với các hành vi mà các bị cáo đã thực hiện. Nhưng xét các bị cáo phạm tội lần đầu, sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, tự nguyện bồi thường cho người bị hại, bản thân các bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, các bị cáo chỉ phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động.
Đối với Nguyễn Văn Nhu là cha khi nghe con kể, chưa biết thực hư thế nào đã cùng các con dùng hung khí nguy hiểm đi đánh ông Thân gây thương tích nặng. Bị cáo là người có vai trò chính trong vụ án trên nên phải bị trừng phạt nghiêm khắc nhất.
Đối với bị cáo Nguyễn Văn Hùng và bị cáo Nguyễn Văn Nho đều là những người tích cực thực hiện hành vi phạm tội dùng hung khí nguy hiểm đánh vào người ông Sửu nên phải chịu hình phạt như nhau.
Ở phần quyết định Tòa án đã tuyên: 3 bị cáo Nguyễn Văn Nhu, Nguyễn Văn Nho và Nguyễn Văn Hùng phạm “ tội cố ý gây thương tích ”.
Áp dụng Khoản 2 Điều 104, các Điểm b, c, đ, p Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Nhu 36 tháng tù.
Áp dụng Khoản 2 Điều 104, các Điểm b, c, đ, p Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 xử phạt 2 bị cáo Nguyễn Văn Nho và Nguyễn Văn Hùng 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
43
GVHD: Nguyễn Thu Hương 59 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Vụ án tuy đã khép lại nhưng lại gây bất bình trong dân chúng. Không đồng ý với quyết định của Tòa án bà Nguyễn Ngọc Liên luật sư đại diện hợp pháp của ông Sửu đã đề đơn kháng cáo.
Rõ ràng ở đây, Tòa án nhân dân huyện Long Phú đã nhận định chưa đúng tính chất nguy hiểm từ hành vi của các bị cáo. Chưa đề cập vấn đề phạm tội có tổ chức vì trước khi thực hiện tội phạm những người này đã bàn bạc trước với nhau và cả tình tiết dùng hung khí nguy hiểm cũng không được đề cập tới cho nên khi quyết định hình phạt cho các bị cáo là quá nhẹ so với hành vi mà các bị cáo đã thực hiện đồng thời chưa có sự phân hóa rõ ràng vai trò của từng bị cáo trong vụ đồng phạm. Bên cạnh đó, cũng có một người cần xét tới vai trò giúp sức đó là bà Nguyễn Thị Hồng vì đã đi gọi Nguyễn Văn Nho và tìm hung khí cho ông Nhu.
Như vậy vấn đề đặt ra là các cán bộ tòa án cần có sự nhận thức rõ ràng về vấn đề phạm tội có tổ chức và đồng phạm thông thường, cần có sự phân hóa vai trò, mức độ tham gia của mỗi người trong đồng phạm để xét xử đúng người, đúng tội.
3.2.6. Việc xác định thời điểm bắt đầu tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm
Trong thực tiễn xét xử các vụ án đồng phạm còn có một vấn đề vướng mắc mà hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau chưa thống nhất đó là: Khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc mà có một người bắt đầu tham gia vào quá trình thực hiện tội phạm thì TNHS của người này có được xác định dưới hình thức đồng phạm hay không.
Ví dụ: Nội dung vụ án theo cáo trạng như sau, Khoảng 9g ngày 01/01/2007, Phong rủ Hà đi ăn trộm bò của người dân thả lan trong vùng đất gần biên giới Capuchia để làm thịt bán lấy tiền tiêu xài, Hà đồng ý. Đến khoảng 16g30 phút cùng ngày, phong và Hà mang theo mỗi người một đèn pin và một con dao (riêng Phong còn mang theo một bao tải) cùng nhau đi. Trên đường đi, Phong và Hà gặp Kiên đang đi đặt bẫy chuột về, ba người chào hỏi nhau, sau đó Phong và Hà đi tiếp thì gặp một con bò vàng khoảng 2 năm tuổi, hai người lấy đá đập vào đầu con bò cho đến chết. Bị đánh đau con bò kêu la ầm ĩ, thấy vậy Kiên quay lại chỗ Phong và Hà thì thấy hai người này đang ở cạnh con bò đã chết. Phong và Hà rủ Kiên cùng làm thịt con bò bán lấy tiền chung, Kiên đồng ý. Kiên cầm đèn pin rọi cho Phong và Hà dùng dao cắt 4 đùi bò bỏ vào bao tải. Xong việc Kiên và Hà về nhà ngủ còn Phong mang bao tải ra chợ Huyện bán được 5.500.000 đồng quay về đưa cho Hà và Kiên mỗi người 500.000 đồng. Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tri Tôn đã truy cứu các bị can Phong, Kiên, Hà
GVHD: Nguyễn Thu Hương 60 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự.44 Hiện nay vẫn có hai
quan điểm khác nhau về việc định tội danh cho Kiên như sau:
Quan điểm thứ nhất, Thạch Văn Kiên là đồng phạm cùng Phong và Hà trong tội
trộm cắp tài sản.
Quan điểm thứ hai, Thạch Văn Kiên phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Trong vụ án này, tài sản là con bò của người dân thả trong rừng. Khi Phong và Hà đã đánh chết con bò và mang xuống suối làm thịt thì lúc này tội trộm cắp tài sản đã hoàn thành. Tuy nhiên, tội phạm chưa kết thúc vì tiếp đó những người này còn phải làm thịt con bò và đem đi bán. Khi thấy con bò bị đánh chết, Kiên đã quay trở lại và sau một hồi thuyết phục của Phong và Hà, Kiên đã đồng ý cùng hai người này làm thịt con bò. Vậy trong trường hợp này, tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc.
Hiện nay tại điều 20 của Bộ luật hình sự không có quy định về mốc thời điểm cũng như thời gian thực hiện các giai đoạn tội phạm giữa những người đồng phạm là bắt đầu thực hiện trước thời điểm tội phạm hoàn thành hay trước thời điểm tội phạm kết thúc. Chính vì vậy, có hai cách hiểu khác nhau khi áp dụng pháp luật trong các vụ án cụ thể như sau:
Theo cách hiểu thứ nhất, nếu người tham gia thực hiện tội phạm khi tội phạm đã
hoàn thành nhưng chưa kết thúc, thì sẽ bị xử lý về tội mà tội phạm trước đó đã thực hiện là đồng phạm. Cụ thể tại vụ án trên, Kiên là đồng phạm với vai trò là người giúp sức trong tội trộm cắp tài sản. Bởi vì Kiên đồng ý cùng Phong và Hà làm thịt con bò trong thời điểm tài sản chưa được dịch chuyển ra khỏi phạm vi vùng chăn thả, đồng thời người này còn có hành động rọi đèn pin giúp sức cho Phong và Hà làm thịt con bò.
Theo cách hiểu thứ hai, nếu người tham gia thực hiện tội phạm sau khi tội phạm
đã hoàn thành tùy từng trường hợp có thể xử lý về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội không tố giác tội phạm tội che dấu tội phạm. Nếu hiểu theo cách này thì trong vụ án trên Kiên sẽ vị truy cứu TNHS về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Người viết đồng ý với quan điểm thứ nhất, vì khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc thì vẫn có thể có đồng phạm mới. Như chúng ta đã hiểu từ phần tổng quan về đồng phạm và các loại người trong đồng phạm thì đồng phạm có bốn loại người là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức…thì trong trường hợp này Kiên chính là người giúp sức. Bởi vì người giúp sức có thể mang tính chất thụ động có thể hỗ trợ về vật chất, hoặc tinh thần đều được, chỉ là chất xúc tác cho những người đồng phạm khác. Thời điểm tội phạm hoàn thành chỉ phản ánh sự thể
44
GVHD: Nguyễn Thu Hương 61 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
hiện đầy đủ về bản chất pháp lý của tội phạm đó, còn thời điểm tội phạm kết thúc vừa phản ánh về mặt bản chất pháp lý lẫn thực tế của vụ án.
Tóm lại, việc xác định TNHS có liên quan đến những người đồng phạm vẫn còn
nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục và xem xét. Tình trạng trên do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, xuất phát từ bản thân điều luật chưa cụ thể, rõ ràng kết hợp với việc áp dụng các điều luật chưa có sự thống nhất đa số đều phải phụ thuộc vào quan điểm và nhận thức của những người áp dụng pháp luật nên việc xác định TNHS chỉ mang tính tương đối.
3.3. Đề xuất giải pháp trong việc xác định trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm
3.3.1. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm hình
sự của những người đồng phạm
Từ những vấn đề lý luận chung và quy định của pháp luật về đồng phạm chúng ta đều thấy rằng Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 chỉ mới quy định khái quát về khái nhiệm đồng phạm, những loại người trong đồng phạm, tội phạm có tổ chức,…mà không hề có quy định về việc xác định TNHS cũng như những chế định có liên quan đến việc xác định TNHS cho từng người trong vụ án đồng phạm. Chính vì vậy, muốn giải quyết đúng đắn cũng như triệt để các vụ án đồng phạm thì theo người viết Điều 20 cần được bổ sung, sửa đổi một số vấn đề sau:
Thứ nhất,hành vi thái quá của người thực hành
Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều quốc gia ghi nhận về chế định hành vi “thái quá” của người thực hành trong Bộ luật hình sự hoặc trong các văn bản pháp luật hình sự của họ45. Ở nước ta đến nay, chế định này vẫn chưa được ghi nhận. Nhưng về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đều thừa nhận chế định này khi cần xem xét đến TNHS của người thực hành cũng như những người đồng phạm khác trong vụ án có đồng phạm. Hiện tại, đa số các nhà nghiên cứu luật hình sự đều cho rằng khi Bộ luật hình sự của nước ta được sửa đổi, bổ sung một cách căn bản, cần quy định chế định hành vi “thái quá” của người thực hành bên cạnh chế định đồng phạm. Từ những nhận định trên, theo người viết khi Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới nên quy định trực tiếp về hành vi này tại Điều 20.
45
Tòa án nhân dân tối cao, Đinh Văn Quế,Một số vấn đề về đồng phạm quy định tại Điều 20 Bộ luật, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/ tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_ cateid=175190 9&article_details=1&item_id=10931636, [Truy cập ngày 25/8/2014].
GVHD: Nguyễn Thu Hương 62 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Thứ hai, Vấn đề xác định sự khác nhau về trách nhiệm hình sự của từng người trong đồng phạm
Vấn đề xác định sự khác nhau về TNHS dựa trên mức độ và tính chất tham gia giữa những loại người tham gia trong vụ án đồng phạm. Thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp về các vụ án có đồng phạm mà hành vi của những người này thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm vật chất thì vật phạm pháp có trọng lượng ở khung hình phạt nào thì tất cả những người tham gia trong đồng phạm đều phải bị truy cứu ở cùng một khung hình phạt, dù cho họ có tham gia với vai trò, mức độ cũng như tính chất tham gia ra sao. Chính vì thế, Điều 20 cần được sửa đổi, bổ sung bên cạnh việc đưa ra khái niệm từng loại người đồng phạm cũng cần phải quy định thêm TNHS cho từng loại người đồng phạm, có như vậy mới đảm bảo được nguyên tắc công bằng của pháp luật hình sự nước ta.
Như vậy, từ những nhận định trên theo quan điểm của người viết Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 cần được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người
đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người
tổ chức phải chịu trách nhiệm hình sự nặng nhất.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Tùy từng trường hợp người xúi giục phải chịu trách nhiệm nhiệm hình sự cao
hơn, thấp hơn hoặc bằng người thực hành.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Người giúp sức chịu trách nhiệm hình sự nhẹ hơn người thực hành.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
4. Hành vi thái quá của người thực hành trong đồng phạm là việc người thực hành
đã thực hiện một tội phạm nằm ngoài ý định của những người đồng phạm khác. Những người đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi thái quá của người thực hành.”
GVHD: Nguyễn Thu Hương 63 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
3.3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình
sự năm 1999 trog việc xác định trách nhiệm hình sự cho những người đồng phạm
Thứ nhất,Tăng cường giải thích pháp luật và hướng dẫn pháp luật
Giải thích pháp luật là hoạt động quan trọng, là cơ sở cho các hoạt động áp dụng pháp luật, nhưng khi Bộ luật hình sự 1999 ra đời đến nay, vẫn chưa có bất kì một văn bản hướng dẫn chi tiết nào liên quan đến các vấn đề về đồng phạm nói chung và xác