5. Bố cục đề bài
2.3. Xác định trách nhiệm hình sự cho những ngƣời đồng phạm trong một số
trƣờng hợp đặc biệt
Hành vi đồng phạm thường được diễn ra theo một quá trình vì có nhiều người tham gia. Trên thực tế, có thể có trường hợp vì lý do khách quan nào đó mà một hoặc một số người đồng phạm không thực hiện đến cùng hành vi tham gia của mình, nghĩa là hành vi của họ bị dừng lại trước đồng phạm hoàn thành về mặt pháp lý. Việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm chủ yếu dựa vào mức độ thực hiện tội phạm của người thực hành nghĩa là: “nếu những người đồng phạm không thực hiện hành vi tội phạm được đến cùng do những hành vi khách quan thì khi người thực hành thực hiện đến giai đoạn nào, họ phải chịu TNHS đến giai đoạn đó”.35
Trong vụ đồng phạm hành vi của người thực hành luôn giữ vai trò trung tâm trong vụ đồng phạm. Hành vi và mức độ của người thực hành là cơ sở phân định các giai đoạn phạm tội trong trường hợp đồng phạm. Trong trường hợp tất cả những người tham gia đồng phạm đều là người thực hành, hành vi khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể không chỉ đơn thuần là hành vi của một người mà là do nhiều người cố ý cùng thực hiện. Hành vi của những người đồng thực hành tuy có thể khác nhau thỏa mãn một phần hoặc tất cả các dấu hiệu hành vi khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể nhưng đều là một phần của quá trình phạm tội thống nhất. Do bản chất của hành vi đồng thực hành như vậy nên trong trường hợp đồng phạm việc xác định giai đoạn thực hiện hành vi thực hành hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thực hiện tội phạm chung. Tội phạm chung do nguyên nhân khách quan dừng lại ở giai đoạn nào thì hành vi phạm tội của tất cả những người tham gia cũng được xác định ở giai đoạn đó.
Việc xác định tội phạm chưa đạt là cơ sở để xác định TNHS của những người đồng phạm đựơc chính xác. Nếu sự tác động không có kết quả thì cần cân nhắc rõ ràng vì ở đây chưa có sự tác động ý chí giữa người xúi giục và người bị xúi giục, người xúi giục chưa đạt được mục đích của mình. Vì vậy, TNHS phải xem xét giảm nhẹ so với trường hợp người xúi giục đã thúc đẩy người thực hành thực hiện tội phạm. Ví dụ: A và B cùng vào nhà D để trộm tiền. Khi vào nhà, thấy vợ D đang nằm ngủ một mình trong nhà, A đã bảo D giật dây chuyền trên cổ của vợ D nhưng khi B chuẩn bị giật thì
nghe tiếng D từ bên ngoài đang về nên cả A và B liền bỏ chạy. Ở đây, mục đích của tội
phạm chưa thực hiện được nên được xem xét giảm nhẹ TNHS.
35
Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, tr. 143.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 45 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Trường hợp một người mong muốn giúp người khác thực hiện tội phạm nhưng người thực hành lại không thực hiện tội phạm đó hoặc không sử dụng sự giúp sức của người đó để thực hiện hành vi phạm tội thì người phạm tội vẫn phải chịu TNHS về tội mà mình định giúp sức: “Hành vi giúp sức chưa thành là trường hợp người giúp sức đã bắt đầu thực hiện hành vi giúp sức nhưng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người giúp sức mà sự giúp sức đó chưa có tác động tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm của người khác”. 36
Ví dụ: B biết A có ý định trộm cắp tài sản của công ty, B đã hứa sẽ vận chuyển giúp A mà không lấy tiền công. Đến khoảng 23g30 phút, B đậu xe trước cổng công ty để chờ A thực hiện hành vi và sau đó mình vận chuyển hàng đi. A vì lo lắng sợ hãi nên không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nữa. Trong trường hợp này A đã tự ý nữa chừng chấm dứt hành vi phạm tội. Còn B với vai trò là người giúp sức phải chịu TNHS về hành vi trộm cắp tài sản (Điều 138 Bộ luật hình sự 1999).
Việc xác định TNHS cho những người đồng phạm trong các trường hợp đặc biệt là cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện nguyên tắc xác định TNHS của những người đồng phạm. Đảm bảo cho nguyên tắc những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. Dưới đây là cách xác định TNHS cho những người đồng phạm trong những trường hợp đặc biệt như sau: