Cơ sở pháp lý về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (Trang 34 - 35)

5. Bố cục đề bài

2.2.1.Cơ sở pháp lý về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý mà những người thực hiện tội phạm phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, thể hiện ở bản kết tội cũng như hình phạt mà Tòa án quyết định đối với người bị kết án và dấu hiệu án tích của người đó. Cơ sở của TNHS được quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự:“Chỉ người nào đã phạm một tội do bộ luật

hình sự quy định mới phải chịu TNHS”. Đây là căn cứ chung mà dựa vào đó Nhà nước

thông qua các cơ quan đại diện có thể truy cứu, áp dụng TNHS đối với một người nào đó.

Từ quy định trên ta có thể thấy rằng, TNHS chỉ có thể là trách nhiệm của cá nhân và chỉ được đặt ra với một con người cụ thể và người đó đã thực hiện hành vi vi phạm những quy định tại Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự là nguồn duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt. Ngoài Bộ luật hình sự ra không có văn bản quy phạm pháp luật nào khác quy định về vấn đề này. Chính vì thế, một người chỉ phải chịu TNHS khi hành vi của mình thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong luật hình sự. Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa của luật hình sự và là một trong những điều kiện để áp dụng các nguyên tắc khác của luật hình sự.

Cấu thành tội phạm với tính chất là một phạm trù pháp lý, làm khuôn mẫu pháp lý chung của từng tội phạm, được quy định trong luật hình sự có vai trò rất quan trọng trong việc xác định TNHS.

Thứ nhất, cấu thành tội phạm, trong sự kết hợp các dấu hiệu của nó có tính chất

đặc trưng điển hình cho một loại tội phạm cụ thể. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội trong từng trường hợp cụ thể. Cho phép phân biệt hành vi là tội phạm với hành vi không phải là tội phạm.Thứ hai, cấu thành tội phạm giữ vai trò là căn cứ pháp lý để xác định TNHS. Bởi vì, chỉ khi hành vi đã được xác định thỏa mãn, các dấu hiệu được quy định trong bộ luật hình sự mới là cơ sở để áp dụng TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

Bên cạnh, cấu thành tội phạm cơ sở của TNHS còn có yếu tố các giai đoạn thực hiện tội phạm vì theo pháp luật Hình sự Việt Nam thì: Người chuẩn bị phạm tội “rất nghiêm trọng” hoặc “tội đặc biệt nghiêm trọng” (Đoạn 2 Điều 17 Bộ luật hình sự 1999) hay “phạm tội chưa đạt” mặc dù trong hành vi được thực hiện rõ ràng là chưa có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhưng vẫn phải chịu TNHS. Điều luật ở

GVHD: Nguyễn Thu Hương 35 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi

phần chung Bộ luật hình sự mô tả các dấu hiệu cơ bản của cấu thành tội phạm cụ thể, tạo nên cấu thành tội phạm của hành vi đồng phạm tại Điều 20.

Từ những tìm hiểu ở phần lý luận chung ta biết rằng TNHS của những người đồng phạm là một dạng đặc biệt, do đó cơ sở pháp lý về TNHS của những người đồng phạm mặc dù không được quy định cụ thể trong điều luật riêng nhưng vẫn có thể dựa vào quy định về TNHS chung của tội phạm đơn lẻ để suy luận ra cụ thể được pháp luật quy định tại Điều 2 Cơ sở của TNHS: “Chỉ người nào đã phạm một tội được luật hình

sự quy định mới phải chịu TNHS” kết hợp với Điều 20 khái niệm đồng phạm và Điều

53: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến

tính chất của đồng phạm, mức độ tham gia phạm tội của những người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”.

Cấu thành tội phạm của hành vi đồng phạm cần được hiểu là tổng hợp các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định tại các điều luật cụ thể phần các tội phạm của Bộ luật hình sự không chỉ bao gồm các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản mà còn có các cấu thành tội phạm khác như: cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ cùng những dấu hiệu của chế định đồng phạm tại Điều 20. Hành vi đồng phạm rất đa dạng, có thể là trực tiếp thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm hay “tổ chức, giúp sức”28 người khác thực hiện tội phạm. Những hành vi này theo quy định của Bộ luật hình sự có thể phải chịu TNHS. Có thể ở đây được hiểu là hành vi đó nhất thiết phải thỏa các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm. Chúng ta cũng không loại trừ được hành vi của một số người thỏa mãn các quy định của cấu thành tội phạm nhưng họ vẫn không phải chịu TNHS bởi vì họ còn có một số đặc điểm nào đó thỏa quy định của pháp luật về loại trừ TNHS.

Tóm lại, Trường hợp phạm tội do đồng phạm bao giờ cũng có tính nguy hiểm cao

cho xã hội hơn tội phạm do một người thực hiện. Việc xác định TNHS trong đồng phạm như thế nào để bảo đảm các nguyên tắc chung của luật hình sự và tương ứng với tính nguy hiểm cho xã hội mà tội phạm do đồng phạm gây ra là việc làm hết sức cần thiết trong xử lý hình sự.

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (Trang 34 - 35)