5. Bố cục đề bài
2.3.2. Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong việc tự ý nữa chừng
chấm dứt việc thực hiện tội phạm
Điều 19 Bộ luật hình sự hiện hành quy định:“Người tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có
đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này”.
Từ điều luật này chúng ta có thể thấy rõ nếu tội phạm thực hiện dưới hình thức tội phạm đơn lẻ thì trong quá trình thực hiện tội phạm của mình người đó đột ngột dừng lại nữa chừng. Dừng lại ở đây là đảm bảo cho tội phạm vẫn chưa hoàn thành thì sẽ được miễn TNHS về tội mình định phạm. Nhưng đối với trường hợp đồng phạm thì chúng ta lại không thấy nhắc đến trong điều luật này. Bởi lẽ, trong quá trình hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 1999, các nhà làm luật không có những thay đổi trong việc quy định về vấn đề tự ý nữa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm so với Bộ luật hình sự 1985. Mà Bộ luật hình sự 1985 lại có một văn bản quy định và hướng dẫn về việc xác định TNHS cho những người đồng phạm trong giai đoạn tự ý nữa chừng chấm dứt tội phạm mà đến nay vẫn còn được sửa dụng. Chính vì thế, trong quá trình áp dụng pháp luật cơ quan tố tụng vẫn áp dụng để hướng dẫn cho về vấn đề này. Văn bản đó chính là Nghị quyết số 01/HĐTP/NQ ngày 19 tháng 4 năm 1989 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ luật Hình sự 1985.
Trước Nghị quyết 01/HĐTP ngày 19 tháng 4 năm 1989, hội đồng thẩm phán đã có Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 5 tháng 1 năm 1986 Hướng dẫn một số quy định tại phần chung Bộ luật hình sự 1985 nhưng chỉ mới hướng dẫn về việc tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm. Theo đó, đối với người thực hành vấn đề nữa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm giống với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Người thực hành được xem là nữa chừng chấm dứt việc phạm tội khi không tự mình thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù không có gì ngăn cản. Nhưng lại chưa có hướng dẫn về việc tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp có đồng phạm. Nghị quyết số 01/HĐTP năm 1989 bổ sung thêm hướng dẫn cho
GVHD: Nguyễn Thu Hương 48 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
vấn đề này cụ thể tại Chương I của Nghị quyết như sau: “Việc tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội của người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức có đặc điểm khác với việc tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm. Nếu người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nghĩa là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, mặc dù không có gì ngăn cản, thì tội phạm không thể hoàn thành, hậu quả mà kẻ phạm tội mong muốn sẽ không xảy ra. Trong các vụ án có đồng phạm, nếu người xúi giục hoặc người tổ chức hay người giúp sức tuy nữa chừng từ bỏ ý định phạm tội, nhưng không áp dụng những biện pháp cần thiết để ngăn chặn kẻ thực hành thực hiện tội phạm vẫn có thể xảy ra. Do đó, để được miễn TNHS theo Điều 16 Bộ luật Hình sự về tội định phạm, người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức phải có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm.” Điều này đồng nghĩa với việc đối với những người giúp sức, tổ chức, xúi giục trong đồng phạm thì vấn đề tự ý nữa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm có nhiều điểm khác so với người thực hành. Quá trình thực hiện tội phạm, họ không tự mình thực hiện tội phạm mà phải thông qua người thực hành để thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoạt động của họ luôn là tiền đề và là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động phạm tội của người thực hành. Người này có thể từ bỏ ý định phạm tội trong khi người thực hành vẫn thực hiện tội phạm đến cùng theo kế hoạch đã vạch ra. Chính vì thế, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, chỉ được coi là tự ý nữa chừng chấm dứt phạm tội khi thỏa mãn hai điều kiện. Thứ nhất, họ phải chấm dứt việc phạm tội trước khi người thực hành thực hiện tội phạm. Thứ hai, họ phải có những hành động tích cực làm mất tác dụng của những hành vi trước đó của mình để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Những hành vi có tính ngăn chặn bao gồm: thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa để người thực hành không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội hoặc phải báo cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện để cơ quan Nhà nước hoặc người sẽ là nạn nhân có biện pháp ngăn chặn tội phạm.
Trong trường hợp này, người giúp sức phải ngừng tạo những điều kiện vật chất và tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. Nếu sự giúp sức của những người giúp sức đang được những người đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm thì người giúp sức cũng phải có những hành động tích cực đối với người xúi giục, người tổ chức hay người thực hành để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Nghị quyết cũng đã quy định:
“Người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức được miễn trách nhiệm theo điều 16 Bộ luật hình sự37 trong trường hợp họ ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, hậu
37
GVHD: Nguyễn Thu Hương 49 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
quả của tội phạm không xảy ra. Nhưng nếu những việc họ đã làm không ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra, thì họ có thể vẫn phải chịu TNHS. Họ chỉ có thể được miễn TNHS theo khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự,38 nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác mà họ đã tự thú, khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm”. Nghĩa là nếu những người đồng phạm này không thể ngăn chặn được hậu quả xảy ra thì họ chỉ có thể được giảm nhẹ TNHS nếu những hành vi tiếp theo của họ thỏa mãn các dấu hiệu tại điều luật quy định về các tình tiết giảm nhẹ hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự.
Nếu trong vụ đồng phạm có nhiều người thực hành thì hành vi phạm tội của từng người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong trường hợp này Nghị quyết cũng có quy định: “Người tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS theo điều 16 Bộ luật hình sự nếu họ đã không làm gì hoặc những việc mà họ đã làm trước khi từ bỏ ý định phạm tội không giúp gì cho những người đồng phạm khác trong việc tiếp tục thực hiện tội phạm. Thí dụ: 3 người rủ nhau đến ga xe lửa để trộm cắp, nhưng không bàn bạc gì cụ thể cả; trên đường đi một người đã bỏ về vì không muốn phạm tội nữa; hai người còn lại vẫn tiếp tục đến ga xe lửa và lợi dụng sự sơ hở của một số hành khách đã trộm cắp được một số hành lý. Còn nếu những việc mà họ đã làm được những người đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm, thì họ cũng phải có những hành động tích cực để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm đó, thì họ mới có thể được miễn TNHS theo điều 16 Bộ luật hình sự. Nhưng nếu họ không ngăn chặn được những người đồng phạm khác thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra, thì họ có thể vẫn phải chịu TNHS, tương tự như trường hợp về người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức đã được nêu ở điểm 1 trên đây”. Việc xác định thời điểm được xem là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội phải căn cứ vào hành vi thực tế của mỗi người đồng phạm. Trong trường hợp tổng hợp hành vi phạm tội của tất cả những người đồng phạm đã thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể thì vấn đề tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội không được đặt ra. Trong số những người đồng phạm nếu có một hoặc một số người không thực hiện tội phạm nữa thì cũng được xem là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Trong trường hợp một người xúi giục, giúp sức người khác phạm một tội nhưng người này không phạm tội đó mà phạm một tội khác thì người xúi giục phải chịu TNHS về tội mà mình xúi giục nếu tội đó có sự thống nhất trong nhận thức của người xúi giục, giúp sức với người thực hành. Ngoài ra, “Người thực hành, người giúp sức
38
GVHD: Nguyễn Thu Hương 50 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm, nhưng có thể phải chịu TNHS về tội không tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự, 39 nếu họ không tố giác tội phạm do người (hoặc những người) đồng phạm thực hiện không có sự trợ giúp của họ.”
Tóm lại, Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về các căn cứ và điều kiện xác định TNHS cho những người đồng phạm thông qua cơ sở pháp lý TNHS, các yếu tố nhân thân, động cơ, mục đích của những người đồng phạm kết hợp với các nguyên tắc xác định TNHS của những người này. Từ đó đưa ra những hướng dẫn cụ thể trong việc xác định TNHS cho họ trong trường hợp đồng phạm hoàn thành và các trường hợp đặc biệt khác. Như vậy, ta có thể thấy Bộ luật hình sự hiện hành mặc dù chưa có điều luật cụ thể nhưng vẫn có những quy định chung nhằm giúp xác định TNHS cho từng người trong đồng phạm. Đây là cơ sở, là tiền đề tìm ra những bất cập cũng như các đề xuất, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến đề tài đang được nghiên cứu.
39
GVHD: Nguyễn Thu Hương 51 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NHỮNG NGƢỜI ĐỒNG PHẠM
Cùng với sự phát triển của các hoạt động tích cực thì các hoạt động tiêu cực của xã hội cũng phát triển theo, trong đó có tội phạm và tội phạm do đồng phạm gây ra cũng đang diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng nguy hiểm. Tuy vậy, vấn đề áp dụng cũng như giải quyết tội phạm vẫn còn nhiều khó khăn chẳng hạn từ việc tìm hiểu khái quát chung cho đến những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về trường hợp xác định TNHS cho những người đồng phạm chúng ta có thể thấy rằng bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn rất nhiều những hạn chế nhất định cần được hoàn thiện giúp cho việc đấu tranh phòng chống cũng như giải quyết tội phạm nói chung và tội phạm có sự tham gia của đồng phạm nói riêng được triệt để, đúng quy định. Cụ thể như sau:
3.1. Tổng quan tình hình tội phạm do đồng phạm gây ra trên cả nƣớc giai đoạn từ năm 2011 đến 2013
Qua công tác xét xử của Tòa án các cấp cho thấy tình hình tội phạm vẫn có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt, nguy hiểm. Trong đó tội phạm do đồng phạm thực hiện cũng đang chiếm một vai trò không nhỏ trong tổng số các vụ án hình sự. Dưới đây là số liệu thống kê công tác xét xử các vụ án hình sự qua các năm 2011 - 2013 và số liệu khảo sát của người viết với 300 vụ án hình sự được lựa chọn ngẫu nhiên cũng từ thời gian trên để làm sáng tỏ hơn tình hình tội phạm và tội phạm do đồng phạm gây ra trên cả nước. Cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết công tác xét xử án sơ thẩm của cả nƣớc qua các năm 2011 – 2013 Năm Số vụ án đƣợc giải quyết Số vụ án tăng so với năm trƣớc 2011 60925 2012 67369 6444 2013 68751 1382
*Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao 40
40
Tòa án nhân dân tối cao, Thống kê số lượng án, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/5901712, [Truy cập ngày 29/10/2014].
GVHD: Nguyễn Thu Hương 52 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Từ số liệu thống kê trên có thể thấy rằng số lượng các vụ án hình sự trong cả nước đang tăng đều qua các năm trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể là:
- Năm 2011 số lượng các vụ án hình sự được giải quyết sơ thẩm là 60925 vụ án. - Năm 2012 là 67369 vụ tăng 6444 vụ so với năm 2011.
- Đến năm 2013 số lượng này lại tiếp tục tăng từ 68751 vụ án lên 1382 vụ so với năm 2012.
Tuy nhiên, chỉ nhìn vào số liệu trên vẫn chưa thấy được tình hình diễn biến của tội phạm do đồng phạm trong giai đoạn này chính vì vậy người viết đã làm một cuộc khảo sát nhỏ với việc lựa chọn ngẫu nhiên 300 bản án hình sự nổi bật trên cả nước từ các năm 2011, 2012, 2013 để thống kê lấy số liệu thì thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2. Bảng tƣơng quan về tình hình tội phạm do đồng phạm gây ra so với tổng số tội phạm trên cả nƣớc giai đoạn 2011 -2013
Thông số Vụ án Số lƣợng án Tỷ lệ Các vụ án được chọn 300 100% Tội phạm có đồng phạm 103 34,3 % Tội phạm đơn lẻ 197 65,7%
*Nguồn: Internet (Báo Đời sống và pháp luật)41
41
GVHD: Nguyễn Thu Hương 53 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Từ bảng thống kê và biểu đồ trên cho chúng ta thấy rằng trong 3 năm 2011 đến 2013 tình hình tội phạm trên cả nước đang diễn ra rất phức tạp với nhiều vụ án được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù số liệu trên chỉ được lấy ngẫu nhiên từ 300 vụ án hình sự được đưa ra xét xử và đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng cũng phần nào phản ánh được diễn biến tình hình tội phạm do đồng phạm gây ra trong những năm gần đây cụ thể như sau:
- Tội phạm có sự tham gia của đồng phạm đang diễn ra với một số lượng không nhỏ chiếm 103 (34.5%) trên tổng số 300 vụ án được lựa chọn.
- Tội phạm không có sự tham gia của đồng phạm vẫn chiếm đa số nhưng không còn giữ số lượng cao như trước đây so với tội phạm do đồng phạm gây ra cụ thể chiếm 197 vụ (65.5%) trong tổng số 300 vụ án được chọn.
Qua quá trình khảo sát cho thấy các vụ án có sự tham gia của đồng phạm đang chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số các vụ án hình sự. Trên thực tế hành vi phạm tội là rất đa dạng và phong phú, tính chất nguy hiểm cho xã hội cũng rất khác nhau chính vì vậy đối với các vụ án có sự tham gia của đồng phạm thì lại càng nguy hiểm hơn tội phạm đơn lẻ rất nhiều. Bởi lẽ, việc tập trung sức lực, trí tuệ để phối hợp và tương trợ lẫn nhau giữa những người đồng phạm cho phép họ không chỉ thực hiện tội phạm một cách thuận lợi mà trong nhiều trường hợp việc tham gia phạm tội của nhiều người trong cùng một vụ án hình sự còn giúp cho họ bao che, giúp đỡ nhau tránh khỏi sự điều tra, phá án của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Đồng phạm gây ra nhiều tác động xấu cho xã hội, gây mất trật tự, an ninh; xâm