5. Bố cục đề bài
2.3.1. Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong giai đoạn chuẩn bị
phạm tội và phạm tội chưa đạt
Đã xảy ra việc chuẩn bị phạm tội và bàn tính thực hiện tội phạm giữa những người đồng phạm để tiến hành thực hiện tội phạm, nhưng chưa diễn biến đến việc người thực hành thực hiện được hành vi phạm tội vì một số nguyên nhân nhất định thì trong trường hợp này những người đồng phạm vẫn phải chịu TNHS về tội phạm mà họ cố tổ chức, xúi giục, giúp sức người thực hành thực hiện hành vi phạm tội.
Khi xác định TNHS cho những người đồng phạm trong giai đoạn này Tòa án dựa vào các quy định tại Điều 17 Chuẩn bị phạm tội, Điều 18 Phạm tội chưa đạt và Điều 52 Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt của tội phạm đơn lẻ để áp dụng pháp luật tương tự truy cứu TNHS cho những người đồng phạm. Khoản 2 và 3 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định:
36
Tòa án nhân dân tối cao, Đinh Văn Quế,Một số vấn đề về đồng phạm quy định tại Điều 20 Bộ luật, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/ tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_ cateid=175190 9&article_details=1&item_id=10931636, [Truy cập ngày 25/8/2014].
GVHD: Nguyễn Thu Hương 46 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
“ 2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất là không quá hai mươi năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không được vượt qua một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Nếu là tù có thời hạn thì mức phạt không được vượt quá ba phần tư mức phạt mà điều luật đó quy định.”
Nghĩa là, không phải ở trường hợp nào thì những người đồng phạm cũng đều phải chịu TNHS mà họ chỉ chịu trong trường hợp hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của họ là tội phạm ở tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời, những người thực hiện đồng phạm ở giai đoạn này cũng phải chịu TNHS nếu vi phạm một số tội được quy định cụ thể ở một số điều luật thuộc phần các tội phạm cụ thể dù cho trường hợp hành vi thực hiện với lỗi vô ý chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà mới chỉ có khả năng sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm trong tương lai. Ví dụ: trong các tội phạm quy định tại khoản 4 điều 186, khoản 3 các điều 190, 192,194 Bộ luật hình sự hiện hành.
Việc xác định tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc chưa đạt là cơ sở để xác định TNHS của những người đồng phạm đựơc chính xác. Bên cạnh vai trò trung tâm của người thực hành phải kể đến vai trò của những người đồng phạm khác bởi vì có một số trường hợp, mặc dù hành vi của những người thực hành chưa thỏa mãn hết dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể nào đó. Tuy nhiên, trong trường hợp hành vi của những người đồng phạm khác như người tổ chức, giúp sức, xúi giục đã hoàn thành và hành vi phạm tội của từng người dừng lại ở những giai đoạn khác nhau thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau. Chẳng hạn, trong trường hợp người bị xúi giục không nghe theo, sự xúi giục không có kết quả thì chỉ riêng người xúi giục phải chịu TNHS về tội đã xúi giục. Trên thực tế, hành vi xúi giục chưa thành có thể được biểu hiện bởi các dạng thực tế: hành vi xúi giục không thành (sự xúi giục không mang lại kết quả), người xúi giục không nghe theo lời xúi giục phạm tội và không đi đến quyết định thực hiện tội phạm hoặc thực hiện một tội phạm khác so với sự xúi giục; chưa thực hiện được trọn vẹn hành vi tác động (theo ý tưởng của người xúi giục) như đang thực hiện hành vi tác động thì bị dừng lại; hành vi tác động đã được thực hiện nhưng sự tác động chưa đến với người tác động. Ví dụ: gửi thư với nội dung thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm nhưng vì một lý do nào đó bức thư chưa đến được tay người cần tác động.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 47 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Nếu sự tác động không có kết quả thì cần cân nhắc rõ ràng vì ở đây chưa có sự tác động ý chí giữa người xúi giục và người bị xúi giục, người xúi giục chưa đạt được mục đích của mình. Vì vậy, TNHS phải xem xét giảm nhẹ so với trường hợp người xúi giục đã thúc đẩy người thực hành thực hiện tội phạm. Ví dụ: A và B cùng vào nhà D để trộm tiền. Khi vào nhà, thấy vợ D đang nằm ngủ một mình trong nhà, A đã bảo B giật dây chuyền trên cổ của vợ D nhưng khi B chuẩn bị giật thì ngay úc đó D từ ngoài sân mửa cửa vào nhà. Nghe tiếng D, A và B liền bỏ chạy nên không đạt được mục đích đây cũng là một căn cứ để Tòa án xem xét giảm nhẹ TNHS.