Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (Trang 35 - 40)

5. Bố cục đề bài

2.2.2.Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ để xác định TNHS cho những người phạm tội, phân chia tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm

28

GVHD: Nguyễn Thu Hương 36 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi

trọng. Hành vi của những người phạm tội tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm, không phải chịu TNHS và chịu hình phạt. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cùa hành vi tội phạm cũng là căn cứ để quy định TNHS, loại hình phạt, khung hình phạt. Do đó, TNHS của những người đồng phạm muốn xác định đúng được thì cần phải xem xét cụ thể tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vụ án đồng phạm và của từng người đồng phạm. Thông thường để cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tội phạm các cơ quan tố tụng cần phải xem xét những mặt sau:

Thứ nhất,Khách thể của vi phạm pháp luật bị xâm phạm

Tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành quy định khách thể được luật hình sự bảo vệ bao gồm: “….độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, tự do, nhân phẩm, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,

xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.” Khách thể của

những vi phạm pháp luật hình sự cũng chính là khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ nhưng lại bị tội phạm bằng những hành vi vi phạm pháp luật của mình xâm phạm. Chính vì vậy, trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật thì việc xác định được khách thể của hành vi vi phạm đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, khi xác định được khách thể nào bị xâm hại, mức độ xâm hại nhiều hay ít thì TNHS và mức độ nguy hiểm cũng được xác định với hành vi xâm hại tương ứng đó. Ví dụ:

có hai nhóm người đồng phạm cùng trộm cắp tài sản. Nhưng nhóm do A cầm đầu trộm được 5.000.000 đồng, còn nhóm do B cầm đầu lại trộm được 500.000.000 đồng thì rõ ràng khách thể từ hành vi của nhóm B bị xâm phạm nhiều hơn nhóm A. Đồng nghĩa với việc TNHS cho nhóm B cũng nặng hơn rất nhiều so với nhóm A.

Khách thể của hành vi vi phạm pháp luật hình sự được xác định qua đối tượng mà tội phạm đó muốn tác động tới. Tuy nhiên không phải đối tượng tác động giống nhau thì khách thể là một, điều này còn tùy thuộc vào việc xác định đối tượng ấy nằm trong quan hệ nào và mục đích của chủ thể khi tác động tới đối tượng. Việc xác định khách thể của tội phạm nếu không căn cứ vào hai cơ sở trên thì sẽ dẫn đến hành vi quy kết về mặt khách quan, loại bỏ những yếu tố còn lại của quy phạm pháp luật. Từ đó dẫn đến việc xác định mức độ nguy hiểm cũng như TNHS cho tội phạm nói chung và cho những người đồng phạm nói riêng bị sai lệch, không chính xác.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 37 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi

Thứ hai, lỗi, mục đích, động cơ của những người đồng phạm; điều kiện hoàn

cảnh, công cụ và phương tiện phạm tội 29

Không thể truy cứu TNHS bất kì tội phạm nào dưới hình thức đồng phạm được nếu lỗi do họ gây ra không phải là lỗi cố ý. Từ đó lỗi được xem là thước đo, thang đánh giá cho hành vi cũng như mức độ nguy hiểm cho hành vi phạm tội. Trong hoạt động xác định mức độ nguy hiểm của tội pham để truy cứu TNHS thì việc xác định lỗi là một vấn đề vô cùng phức tạp và then chốt trong việc xác định một vụ án xem có đồng phạm hay không, là đồng phạm thông thường hay phạm tội có tổ chức. Dấu hiệu lỗi không cần xác định trực tiếp mà chỉ cần xác định người thực hiện hành vi có điều kiện nhận thức được hành vi và kiểm soát được hành vi đó ở thời điểm thực hiện hành vi, vì thực tế khi con người đã đủ điều kiện nhận thức mà vẫn thể hiện hành vi trái pháp luật thì vẫn được xem là có lỗi. Có thể nói đây là một yếu tố quan trọng trong việc xác định TNHS cho tội phạm nói chung và tội phạm do đồng phạm nói riêng thực hiện.

Động cơ vi phạm pháp luật là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Trên thực tế, có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật không nhất thiết phải có động cơ. Theo nguyên tắc cá thể hóa TNHS thì tính chất , mức độ tham gia của những người đồng phạm được thể hiện ở việc xác định vai trò của họ trong vụ đồng phạm. Họ tham gia với vai trò, xúi giục, tổ chức hay giúp sức. Thông thường trong các vụ đồng phạm vai trò của người tổ chức là nguy hiểm nhất vai trò của người giúp sức là ít nguy hiểm nhất. Còn mức độ tham gia tội phạm của những người đồng phạm được xác định chủ yếu bởi ảnh hưởng thực tế của người đó đối với những người đồng phạm khác trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện tội phạm cũng như đóng góp thực tế của người đó trong việc gây ra tội phạm. Ngoài ra, không phải bao giờ những người đồng phạm cũng thực hiện đúng với sự phân công của những người khác mà họ lại thực hiện theo ý chí chủ quan của riêng mình. Có trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm, cũng không ít trường hợp người thực hành thực hiện hành vi vượt quá yêu cầu của những người đồng phạm khác đặt ra. Trong khoa học luật hình sự gọi là hành vi thái quá30 của người thực hành trong vụ án đồng phạm. Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã khẳng định, hành vi thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm và hậu quả do hành vi thái quá đó gây ra chỉ người

29

Tòa án nhân dân tối cao, Sổ tay thẩm phán: “căn nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội”, http://www.toaan.gov.vn/ portal/page/portal/ebb/1787571?p_id=1787571&p_ lang=vn&m_action =2&p_itemid=627, [Truy cập ngày 30/9/2014].

30Hành vi thái qua được hiểu là việc người thực hành hoặc người nào khác trong đồng phạm tự ý thực hiện hành vi tội phạm (hoặc một hành vi nào đó)mà những người đồng phạm khác không ý thức được” – Phạm Văn Beo, giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia, Tr.271.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 38 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi

thực hành phải chịu TNHS còn những người đồng phạm khác không phải chịu về sự “thái quá” đó. Khi người thực hành thực hiện hành vi thái quá thì họ phải chịu TNHS riêng biệt về hành vi đó của mình. Như vây, khi nghiên cứu tình trạng loại trừ TNHS của những người đồng phạm khác đối với hành vi thái quá của người thực hành chúng ta chỉ có thể nghiên cứu nội dung của sự “thái quá” mà người thực hành đã gây ra, từ đó xác định TNHS của người thực hành về hành vi thái quá đó mà loại trừ TNHS đối với những người đồng phạm khác.

Trường hợp xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì động cơ vi phạm lại là một trong những yếu tố quan trọng để xác định TNHS cũng như hình phạt cho những người phạm tội. Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự quy định các tình tiết tăng nặng TNHS quy định: “Phạm tội vì động cơ

đê hèn” là một trong các căn cứ xác định TNHS cho tội phạm. Nguyên nhân của việc

quy định động cơ đê hèn là vì khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội những người phạm tội có thể có những nhận thức khác nhau về việc mình làm có người thực hiện hành vi vì mục đích đê hèn nhưng cũng có người thực hiện hành vi đó vì mục đích tốt đẹp theo ý chí của riêng họ. Vì vậy hậu quả do các kiểu động cơ này gây ra là khác nhau. Nếu những người trong đồng phạm cùng thực hiện hành vi phạm tội của mình với động cơ “đê hèn”31 thì động cơ đó sẽ thúc đẩy chủ thể tiến hành thực hiện hành vi một cách nhanh chóng hơn và hậu quả từ những hành vi này là vô cùng nguy hiểm và nặng nề hơn. Ví dụ: A,B mượn tiền của C để đánh bạc, sau khi thua hết không còn tiền để trả thì A bàn với B tìm cách giết C để giật nợ. Khi đến nhà C, thấy A đang quét sân hai người này liền dùng cây đánh mạnh vào đầu C làm C chết ngay tại chỗ vì vỡ sọ. Hành vi của A, B được xem là đê hèn bởi vì trái với luân thường, đạo lý và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đây cũng là một trong các tình tiết tăng nặng TNHS cho A, B trước tòa. Bên cạnh động cơ xấu cũng có những động cơ tốt nhưng do không nhận thức được mức độ nguy hiểm của hành vi nên người thực hiện phải chịu TNHS. Ví dụ: Trên đường đi chơi về Nam, Tuấn và Quốc nhìn thấy một

thanh niên lạ mặt đang tìm cách mở khóa vào nhà của ông Kha để trộm tài sản. Ba

người liền hô la bắt trộm sau đó Tuấn và Quốc chạy đuổi theo bắt được tên trộm, nhưng tên trộm kháng cự dữ dội. Tuấn và Quốc liền kêu Nam dùng cây đánh chết tên trộm đi. Nam đã dùng cây đánh vào đầu và người tên trộm kết quả tên trộm bị thương

nặng giám định thương tật 65% não bị chấn thương nặng. Hành vi của Nam, Tuấn và

Quốc mặc dù vi phạm pháp luật hình sự nhưng động cơ của họ là tốt đẹp chỉ nhằm

31Động cơ đê hèn: Phạm tội vì động cơ đê hèn là trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ xấu xa, thấp hè , đáng khinh bỉ, không kể gì đến danh dự, nhân phẩm, tư cách của một con người.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 39 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi

mục đích bắt trộm đây cũng là một trong những tình tiết để xem xét giảm nhẹ TNHS cho họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những động cơ khác nhau của người phạm tội thể hiện hành vi của họ cũng xuất phát từ những mục đích khác nhau. Mục đích vi phạm là kết quả trong ý thức mà tội phạm đã đặt ra và mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Mục đích vi phạm sẽ thúc đầy hành vi tội phạm của những người đồng phạm. Vì vậy với những mục đích khác nhau thì có những hành vi phạm tội khác nhau và mức độ nguy hiểm giữa các hành vi này cũng khác nhau. Ví dụ: trong một vụ đồng phạm mà mục đích của những người đồng phạm chỉ nhằm cướp giật tài sản thì rõ

ràng có tính nguy hiểm ít hơn rất nhiều so với hành vi giết người cướp tài sản.

Cùng với các yếu tố hành vi, động cơ, mục đích của người phạm tội thì các yếu tố bên ngoài như: điều kiện, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện cũng là một trong những nội dung của các yếu tố khách quan trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Ngoài các tác động từ phía bản thân người phạm tội thì sự trợ giúp hay hạn chế sức tác động của hoàn cảnh có thể làm tăng lên hoặc giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của hành vi. Trước hết, hành vi trái pháp luật hình sự được thực hiện trong những hoàn cảnh khác nhau thì mang lại mức độ và hậu quả nguy hiểm khác nhau. Chẳng hạn, cùng là hành vi dùng thuốc nổ trái phép, nhưng nếu dùng để khai thác mỏ thì mức độ

nguy hiểm thấp hơn rất nhiều so với việc dùng thuốc nổ để nổ nhà dân. Nếu hành vi

trái pháp luật hình sự được thực hiện trong những điều kiện thuận lợi thì chủ thể vi phạm có thể nhận thức được nó, chủ động tạo ra hay lợi dụng cơ hội để hành động thì tội phạm do hành vi này gây ra rõ ràng nguy hiểm hơn và thường thì gây thiệt hại cao hơn. Đặc biệc khi có hành vi che dấu tội phạm thì ở trường hợp này cũng thấy rõ hơn.

Ví dụ: một nhóm người thực hiện hành vi cướp ngân hàng trong điều kiện ngân hàng không có lực lượng an ninh bảo vệ thì hành vi phạm tội của nhóm người này sẽ được

thực hiện nhanh chóng và mức độ thiệt hại của ngân hàng sẽ nặng nề hơn. Mặt khác,

khi hành vi phạm tội được thực hiện với những phương tiện, công cụ khác nhau thì mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Ví dụ: hành vi giết người, nếu dùng súng thì sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với dùng dao, hay dùng tay.

Thứ ba, hành vi trái pháp luật, hậu quả của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của hành vi.

Về nguyên tắc, hành vi trái pháp luật là dấu hiệu bắt buộc của mọi vi phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật được xác định dựa vào tính chất biến đổi của quan hệ xã hội bị tác động. Hành vi trái pháp luật hình sự càng có kết cấu, cơ chế phức tạp thì khả năng gây nguy hiểm cho xã hội của nó càng cao. Ví dụ: Một nhóm người lập kế hoạch

GVHD: Nguyễn Thu Hương 40 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi

đánh người vì muốn trả thù thì có mức độ cố ý và tính chất nguy hiểm cao hơn rất nhiều so với trường hợp gây gổ, xô xát trong bàn nhậu mà đánh nhau.

Hậu quả là một trong những căn cứ quan trọng để xác định tính nguy hiểm của hành vi, vì hậu quả là trạng thái thực tế mà tội phạm đã tác động vào các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Nếu hậu quả càng lớn thì mức độ trái pháp luật của hành vi phạm tội ngày càng cao và ngược lại nếu hậu quả thấp thì mức độ tác động cũng thấp. Thông thường khi xác định mức độ gây nguy hiểm cho xã hội do tội phạm gây ra thường xét theo khía cạnh và xem xét trạng thái biến đổi của khách thể do hành vi tội phạm xâm phạm. Mức độ gây thiệt hại của hành vi phạm tội càng cao thì TNHS cho những người thực hiện tội phạm càng lớn và mức độ nguy hiểm cho xã hội càng cao.

Giữa hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm do những người đồng phạm phạm gây ra cũng giống như tội phạm thông thường có mối quan hệ nhân quả với nhau. Dựa vào mối quan hệ nhân quả này mà chúng ta có thể xác định được hậu quả này là do hành vi nào gây ra. Từ đó xác định tính chất, mức độ cũng như TNHS cho từng người trong đồng phạm. Chẳng hạn, một người tham gia đồng phạm với vai trò là người giúp sức thì hành vi của họ sẽ ít nguy hiểm hơn là người tổ chức hay là người thực hành và TNHS dành cho họ cũng thấp hơn những người khác.

Thứ tƣ, tính chất của vụ án do đồng phạm thông thường hay phạm tội có tổ chức gây ra

Khi xem xét các vụ án có đồng phạm tham gia thì chúng ta cần phải xem xét tính chất của đồng phạm là đồng phạm thông thường hay là phạm tội có tổ chức, số lượng người tham gia đồng phạm nhiều hay ít; xem xét, cân nhắc vị trí, vai trò của từng người trong đồng phạm để xác định TNHS cho từng người. Trong trường hợp đồng phạm do phạm tội có tổ chức gây ra thì cần xem xét thêm tính chất của tổ chức đó có

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (Trang 35 - 40)