Nhân thân người phạm tội trong đồng phạm

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (Trang 40 - 42)

5. Bố cục đề bài

2.2.3.Nhân thân người phạm tội trong đồng phạm

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên cơ sở pháp lý về TNHS của những người đồng phạm chính là cấu thành tội phạm, kết hợp với nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm ta có thể thấy rằng việc xác định trách nhiệm hình sự cho tội phạm cũng phải dựa trên nhân thân của người đó. Nhân thân của người phạm tội mặc dù không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng trong

GVHD: Nguyễn Thu Hương 41 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi

quá trình đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần phải xem xét đến nhân thân của họ.32

Đối với trường hợp đồng phạm cũng vậy vấn đề nhân thân của từng người trong đồng phạm cũng chính là một trong những căn cứ quan trọng để xác định TNHS cho những người này.

Nhân thân của từng người trong đồng phạm là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS. Những đặc điểm riêng đó có thể là: Người phạm tội là phụ nữ có thai, người phạm tội là người già, người phạm tội là người có bệnh làm giảm khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, học tập, thi đua lao động, sản xuất công tác, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ ứng xử với mọi người, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình, đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án tiền sự của người phạm tội… quy định tại các điểm m, l, n, s Điều 46 Bộ luật hình sự.

Qua việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội chúng ta có thể đánh giá được khả năng, giáo dục, cải tạo của người phạm tội để từ đó đưa ra mức hình phạt phù hợp, đánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Trong pháp luật hình sự Việt Nam, nhân thân được coi là một trong những căn cứ để quyết định hình phạt. Điều 45 Bộ luật hình sự quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án cần căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội

của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm

nhẹ TNHS”. Như vậy, khi Tòa án quyết định hình phạt hay xác định TNHS cho những

người tham gia trong vụ án đồng phạm thì phải xác định sao cho phù hợp và tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, phù hợp với hậu quả cũng như tác hại của hành vi mà người phạm tội đã gây ra, chẳng hạn đối với người có nhân thân tốt, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, người phạm tội tự thú, người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năng, hối cải, người phạm tội tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra, người phạm tội đã lập công, chuộc tội,…(Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự) khi họ đã thực hiện một hành vi phạm tội nhưng sau đó họ có ý thức khắc phục làm giảm bớt hậu quả thiệt hại của tội phạm thì họ sẽ được xem xét để giảm nhẹ TNHS. Ngược lại đối với người có nhân thân xấu: phạm tội nhiều lần, có tính chất chuyên nghiệp cao, tái phạm, tái phạm nguy hiểm nhiều lần…được quy định tại các điểm b, g Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự thì cần

32

Sài Gòn minh luật, Dấu hiệu nhân thân trong cấu thành tội phạm,

http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2918:du-hiu-nhan- than-trong-cu-thanh-ti-phm&catid=334:hinh-s-to-tung-hinh-s&Itemid=519, [Truy cập ngày 30/9/2014].

GVHD: Nguyễn Thu Hương 42 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi

phải tăng nặng TNHS đối với họ. Có như vậy mới đảm bảo được sự nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo tính giáo dục, răn đe của pháp luật hình sự Việt Nam.

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (Trang 40 - 42)