Giai đoạn từ khi ban hành bộ luật hình sự 1985 đến nay

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (Trang 28 - 29)

5. Bố cục đề bài

1.4.3. Giai đoạn từ khi ban hành bộ luật hình sự 1985 đến nay

Pháp luật hình sự giai đoạn này đã có những bước tiến nhảy vọt với sự ra đời của Bộ luật hình sự 1985. Tại đây lần đầu tiên khái niệm đồng phạm đã đã được định nghĩa chính thức trong luật khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự nêu rõ: “Hai hoặc nhiều

người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm”.

Xuất phát từ thực tế đa dạng của trường hợp phạm tội do nhiều người thực hiện, đồng thời kế thừa những tinh hoa của lịch sử lập pháp Việt Nam. Bộ luật hình sự 1999 trên cơ sở định nghĩa của Bộ luật Hình sự năm 1985 đã nêu định nghĩa một cách khái quát và xác định rõ phạm vi chủ thể đồng phạm và nguyên tắc xử lý TNHS của những người đồng phạm. Khoản 1 Điều 20 Bộ luật này quy định: “Đồng phạm là trường hợp

GVHD: Nguyễn Thu Hương 29 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi

có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Bên cạnh đó tại Bộ luật hình

sự 1999 đã quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm tại Điều 53 như sau:

“Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuốc người đồng phạm nào, chỉ áp dụng đối với người đó”

Tuy nhiên, Điều 20 và Điều 53 cũng chỉ mới phần nào quy định về khái niệm cũng như việc xem xét hình phạt cho những người đồng phạm. Còn vấn đề xác định TNHS cho những người vẫn chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật 1999.

Đến lần sửa đổi, bổ sung năm 2009 Bộ luật hình sự 1999 mặc dù có những thay đổi cơ bản về quy định đối với một số quy định cụ thể ở cả phần chung lẫn phần riêng nhưng khái niệm về đồng phạm và những người đồng phạm vẫn đồng vẫn được giữ nguyên và áp dụng như bộ luật 1999.

Trong Bộ luật hình sự 1985 cũng như Bộ luật hình sự hiện hành đều quy định một cách khái quát khái niệm đồng phạm và chỉ rõ ra những loại người bị xem là đồng phạm. Đồng thời, luật cũng nêu cụ thể rõ vai trò cũng từng loại người trong đồng phạm. Tuy nhiên, vấn đề TNHS cho từng người trong đồng phạm vẫn chưa được quy định ở bất kì một điều luật cụ thể nào. Tất cả đều chỉ nằm ở dạng lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng.

Như vậy, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng đồng phạm cũng như TNHS của những người đồng phạm đã được hình thành và phát triển cùng với lịch sử phát triển của Luật hình sự Việt Nam.

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)