Vấn đề xác định sự khác nhau về trách nhiệm hình sự của từng loại ngườ

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (Trang 56 - 57)

5. Bố cục đề bài

3.2.4.Vấn đề xác định sự khác nhau về trách nhiệm hình sự của từng loại ngườ

tham gia trong vụ án đồng phạm

Thực tiễn giải quyết các vụ án đồng phạm có sự tham gia của nhiều người, nhiều loại người đồng phạm, có người tham gia đồng phạm với một giai đọan ngắn, có người tham gia toàn bộ vụ án,…đồng thời hành vi của họ thỏa mãn các quy định của cấu thành tội phạm vật chất thì khi xác định TNHS và định khung hình phạt cho những người này Tòa án thường căn cứ vào số lượng của vật phạm pháp. Nếu vật phạm pháp thuộc Khoản X của điều luật thì tất cả các đồng phạm đều bị truy cứu ở Khoản X. Chính vì vậy, việc xác định TNHS trong nhiều trường hợp không thể hiện được nguyên tắc công bằng của Bộ luật hình sự. Chẳng hạn vụ án sau: Nguyễn Hữu D là Đội trưởng của đội thi công công trình có nhiệm vụ nhận thuốc nổ của đơn vị về phá đá, làm đường. Sau khi hoàn thành công việc được giao, thấy trong kho còn nhiều thuốc nổ Nguyễn Hữu D đã bàn bạc với thủ kho là Nguyễn Thế H cùng nhau lấy vài bao thuốc nổ mang ra chợ Lào Cai bán lấy tiền tiêu. Nguyễn Thế H đồng ý. Trong thời gian từ ngày 05/3 đến ngày 02/5 Nguyễn Hữu D và Nguyễn Thế H đã 3 lần vận chuyển thuốc nổ trong kho ra đường quốc lộ. Sau đó Nguyễn Hữu D thuê xe của Trịnh Đức K mang lên Lào Cai bán cho Trần Văn M với tổng trọng lượng thuốc nổ là 650 kg. Ngày 2 tháng 5 năm 2010, do Trịnh Đức K bận việc đột xuất nên Nguyễn Hữu D đã ra bến xe tìm thuê Lê Văn Q là người lái xe tải nhẹ chuyên vận chuyển hàng thuê, hỏi thuê

GVHD: Nguyễn Thu Hương 57 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi

chở hàng cho đơn vị. Lê Văn Q đồng ý và lái xe cùng Nguyễn Hữu D đến nơi để hàng. Nguyễn Thế H và Nguyễn Hữu Duy bốc 4 bao thuốc nổ lên xe, Lê Văn Q biết rõ là thuốc nổ trái phép nhưng vẫn chở. Khi xe chạy được khoảng 10 km thì bị Công an bắt giữ, thu được 125 kg thuốc nổ. Qua quá trình điều tra công an, cơ quan điều tra đã thu giữ ở Trần Văn M 600 kg thuốc nổ. Với số lượng thuốc nổ phạm pháp trên tại Bản án số 05/HSST ngày 3 tháng 12 năm 2011 của Tòa án quân sự trung ương đã căn cứ vào Thông tư liên tịch số 01/TTLN ngày 07/01/1995 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ và Thông tư liên tịch số 01/2003/ TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BCA – BTP – BQP ngày 11/8/2003, áp dụng Khoản 4 Điều 232 BLHS có khung hình phạt từ 15 năm đến 20 năm, tù chung thân để xét xử và tuyên án. Các bị cáo Nguyễn Hữu Duy và Nguyễn Thế H có nhiều tình tiết giảm nhẹ, hậu quả của vụ án được hạn chế (thu hồi gần đủ số thuốc nổ bị mất) nên Tòa án áp dụng khoản 4 Điều 232, Điểm p, s khoản 1 Điều 46, Điều 47 BLHS tuyên án Nguyễn Hữu D 10 năm tù và Nguyễn Thế H 9 năm tù. Đối với Lê Văn Q, do không có các tình tiết

giảm nhẹ nên Tòa đã tuyên Lê Văn Q mức án 15 năm tù.42 Việc quyết định hình phạt

trong vụ án trên rõ ràng là không công bằng vì Lê Văn Q chỉ tham gia vụ án ở một giai đoạn ngắn và chỉ một lần, lại tham gia với vai trò là người giúp sức nhưng mức án đối với Q lại là nặng nhất. Tuy nhiên, việc quyết định hình phạt đối với Q trong hợp này là hoàn toàn đúng pháp luật và không thể nói là Tòa án xét xử sai vì theo quy định thì dù Q chỉ tham gia tội phạm có một lần với vai trò là người giúp sức nhưng số lượng thuốc nổ trên xe Q vận chuyển là 125 kg thì việc Tòa án áp dụng Khoản 4 Điều 232 BLHS là hoàn toàn đúng. Bên cạnh đó, Q lại không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 nên không thể xử phạt với mức hình phạt thấp hơn. Nguyên nhân của vấn đề trên là do chưa có bất kì một văn bản hướng dẫn cũng như quy định của pháp luật nào về vấn đề xác định trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt cho những người đồng phạm, ví dụ trên là một dẫn chứng cụ thể và rõ ràng về những khó khăn của các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án hình sự loại này.

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (Trang 56 - 57)