Kết luận chƣơng 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thông số đặc trưng đánh giá chất lượng khai thác mặt đường BTXM đường ô tô bằng phương pháp không phá hủy ở Việt Nam (LA tiến sĩ) (Trang 93 - 96)

Từ nội dung nghiên cứu của chương 3 có một số kết luận chính sau.

- Nghiên cứu sinh đã thiết kế chế tạo thành công bộ thiết bị đo (TOTC-01) có khả năng xác định chiều dày tấm bê tông mặt đường, xác định khuyết tật trong tấm với

phần mềm thu thập số liệu, xử lý số liệu có tính mở. Phần cứng được lựa chọn ghép nối các mô đun của hãng PCB Piezotronics và hãng National Instruments (Ni) phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam, không vi phạm bản quyền của của các hãng sản xuất thiết bị đo chuyên dùng.

+ Thông qua thử nghiệm và phân tích lý thuyết nghiên cứu sinh đã đưa ra những lưu ý khi đo đạc: Phải lựa chọn bộ thu thập số liệu với tốc độ cao thu thập số liệu tối thiểu 1MzH; vị trí tác động của viên bi cách vị trí đặt cảm biến 40-50mm; có đường kính viên bi tạo va chạm 4-:-5mm; phương tác dụng vuông góc với mặt đường BTXM.

+ Phương pháp này có khả năng ứng dụng như phương pháp siêu âm như: xác định vận tốc truyền sóng, đánh giá khuyết tật, Mô đun đàn hồi động của mặt BTXM. Ngoài ra có khả năng ứng dụng đo đạc mặt đường tốt hơn phương pháp siêu âm do có thể thực hiện được với một mặt tiếp xúc. Có thể đo đạc đối với các đối tượng kết cấu bê tông khác chỉ có một mặt tiếp xúc như: Vỏ hầm, mố cầu…

+ So sánh với thiết bị đo chuyên dùng của hãng Olson cho thấy kết quả đo tương đương có thể thay đổi bổ sung các tính năng tuy nhiên sử dụng thực tế thiết bị chuyên dùng của hãng gọn nhẹ và thao tác đơn giản hơn do hãng sử dụng máy tính công nghiệp chuyên dùng.

+ Qua việc tự nghiên cứu chế tạo thiết bị giúp cho việc sử dụng và khai thác thiết bị chuyên dùng của các hãng thuận lợi và chủ động hơn.

- Nghiên cứu sinh chế tạo thiết bị TOTC-02 đo độ cập kênh của tấm có sử dụng cảm biến đo chuyển vị độ nhạy cao (<10-4mm) kết nối với máy tính thông qua phần mềm thu thập và xử lý số liệu. Giúp cho việc đo đạc theo dõi phát hiện sớm những nguy cơ gây hư hỏng tấm bê tông xi măng mặt đường, đây là giải pháp hữu ích đối với các đơn vị không huy động được thiết bị FWD.

- Nghiên cứu sinh chế tạo thiết bị TOTC-03 trong đó có cảm biến đo biến dạng có thể đặt được trong hỗn hợp BTXM khi thi công được kết nối với bộ đọc dữ liệu, mô đun truyền số liệu qua sóng điện thoại. Tại Phòng thí nghiệm với máy tính có mô đun nhận số liệu có thể lấy dữ liệu đo đạc biến dạng từ xa. Thiết bị TOTC-03 đã được đăng

ký giải pháp hữu ích tại Cục Sở hữu trí tuệ và đã được đăng trên công báo số 339 tập A (06.2016).

+ Thiết bị sử dụng cho việc nghiên cứu phản ứng biến dạng của đáy tấm bê tông xi măng mặt đường khi chịu tác động của tải trọng. Từ biến dạng đo được có thể đánh giá FWD có thể áp dụng được với chiều dày tấm bê tông bao nhiêu.

+ Số liệu từ cảm biến giúp cho việc kiểm tra thời gian tác động tải trọng của thiết bị FWD, giúp cho việc kiểm tra thiết bị FWD vì hệ lo xo cao su bị thay đổi theo thời gian hơn nữa ở Việt Nam hiện nay chưa có đơn vị kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị.

CHƢƠNG 4: THỰC NGHIỆM HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC THAM SỐ CHẤT LƢỢNG KHAI THÁC MẶT ĐƢỜNG BTXM

Qua việc nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu cở sở lý thuyết, thiết kế chế tạo bổ sung các thiết bị đo đạc. Nghiên cứu sinh thiết kế chương trình thử nghiệm với các nội dung như sơ đồ Hình 4.. Trong đó chương trình thử nghiệm (1) và (2) được tiến hành trong phòng thí nghiệm, chương trình thử nghiệm (3) và (4) được tiến hành trong phòng kết hợp với đoạn thi công thử nghiệm, qua 4 chương trình nêu trên tổng kết rút kinh nghiệm và tiến hành chương trình thử nghiệm (5) đo đạc thực tế tuyến quốc lộ đang khai thác. Từ các chương trình thử nghiệm này đề xuất hướng dẫn phương pháp đo đạc đánh giá mặt đường BTXM.

Hình 4.1. Sơ đồ nội dung thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thông số đặc trưng đánh giá chất lượng khai thác mặt đường BTXM đường ô tô bằng phương pháp không phá hủy ở Việt Nam (LA tiến sĩ) (Trang 93 - 96)