Như phân tích ở mục 1.8 chương 1 và chương 2 cho thấy việc xác định được chiều dày (h) lớp BTXM mặt đường bằng phương pháp không phá hủy là cần thiết. Hiện nay ở Việt Nam để đo đạc kiểm tra chiều dày phải sử dụng phương pháp khoan lỗ nhược điểm của phương pháp phá hủy này làm tổn hại đến kết cấu, thời gian thí nghiệm kéo dài, chi phí thí nghiệm cao, chỉ kiểm tra mang tính cục bộ. Phương pháp không phá hủy được ưu tiên nghiên cứu đòi hỏi phải đáp ứng được các mục tiêu như sau:
- Xây dựng được thiết bị đo với các môđun hiện có, lập phần mềm thu thập và xử lý số liệu phù hợp với tiêu chuẩn [36].
- Đo và vẽ được biểu đồ thu thập được từ cảm biến đo dao động, xử lý kết quả đo tính toán được vận tốc truyền sóng trong bê tông. Phân tích phổ tần số, áp dụng công thức vật lý tính toán chiều dày tấm bê tông mô hình.
- Hoàn thiện hệ thiết bị cùng phần mềm xử lý phù hợp để có thể ứng dụng kiểm tra khảo sát tấm bê tông mặt đường đang khai thác.
Các bước thực hiện để đạt được mục tiêu:
- Nghiên cứu khảo sát các dạng hư hỏng, khuyết tật thực tế gặp phải: bê tông bị xốp, bị rỗng, bị nứt, bị hỏng phía dưới từ đó chế tạo mô hình mô tả dạng hư hỏng đó trong phòng thí nghiệm.
- Đúc mẫu mô hình thử nghiệm, tạo ra khuyết tật trong mô hình.
- Xác định khuyết tật đã biết trước trên mô hình mẫu thử. Nâng cao kỹ năng xử lý và đánh giá khuyết tật.
- Lựa chọn thiết bị đo phù hợp: tốc độ lấy mẫu, độ nhạy của cảm biến
- Thông qua thử nghiệm xác định cách thức tác động tải trọng, vị trí tác động, lực tác động phù hợp đảm bảo độ chính xác (khuyết tật đã biết trước).
mẫu thử.
- Từng bước hoàn thiện thiết bị theo hướng tiện dụng cho người sử dụng (mang tính thương mại, người khác có thể sử dụng được không phụ thuộc vào nghiên cứu sinh).
- So sánh với thiết bị chuyên dùng của hãng có uy tín để hoàn thiện thiết bị và xây dựng phương pháp đo phù hợp