Kết luận chƣơng 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thông số đặc trưng đánh giá chất lượng khai thác mặt đường BTXM đường ô tô bằng phương pháp không phá hủy ở Việt Nam (LA tiến sĩ) (Trang 38 - 40)

Ứng dụng công nghệ đo đạc hiện đại (tự động, không phá hủy, phần mềm phân tích xử lý, tính toán trên máy tính) đánh giá chất lượng mặt đường BTXM được các nước phát triển tập trung nghiên cứu. Từ những nghiên cứu của các nhà khoa học, các hãng sản xuất thiết bị đã chế tạo và thương mại nhiều thiết bị đo đạc hiện đại phục vụ công tác đánh giá có thể kể đến như: FWD, HWD, RDD, IMPact-Echo, Road Rater,

Dyaflect…

Đồng bộ với các thiết bị đo đạc là hệ thống phần mềm từ phần mềm thu thập số liệu đến phần mềm tính toán chuyên dùng được lập trình bởi tập thể những người chuyên nghiệp, lập trình theo mô đun. Những sản phầm này được tạo ra bởi những đơn vị có tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa cao, có khả năng thương mại, mang tính phổ biến dễ được thừa nhận. Xu hướng khai thác ứng dụng sẽ thay thế cho việc tự lập trình phần mềm của các nhà khoa học nghiên cứu đơn lẻ.

Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy chất lượng mặt đường BTXM thực tế thi công tại Việt Nam chưa tương xứng với khả năng thực sự đáng có của nó. Nguyên nhân có rất nhiều nhưng phải kể đến nguyên nhân đánh giá, kiểm soát chất lượng thi công chưa tốt. Việc đánh giá, kiểm soát chất lượng chưa tốt xuất phát từ việc đầu tư nghiên cứu chưa được chú trọng, công nghệ kiểm tra hiện đại khó tiếp cận công nghệ gốc, phần mềm cũng như phần cứng được thiết kế kiểu hộp đen khó thay đổi cho phù hợp với điều kiện, đối tượng đo.

Tác giả tiếp cận vấn đề khoa học theo hướng: Nghiên cứu hiểu rõ đối tượng đo (mặt đường BTXM), lựa chọn phương tiện đo (công nghệ, thiết bị) phù hợp đo đạc chính xác tham số quan trọng từ đó góp phần kiểm soát tốt, nâng cao chất lượng.

Luận án sẽ tập trung giải quyết những nội dung chủ yếu sau đây:

-Nghiên cứu nguyên lý, lý thuyết truyền sóng ứng suất từ đó thiết kế chế tạo thiết bị đo kiểm tra khuyết tật, chiều dày, vận tốc truyền sóng trong tấm bê tông nhằm bổ sung thêm năng lực đánh giá chất lượng lớp BTXM mà các phương pháp hiện hành tại Việt Nam chưa đáp ứng.

- Xây dựng tương quan giữa mô đun đàn hồi và cường độ chịu kéo khi uốn của BTXM sử dụng làm mặt đường. Đo đạc xác định được E đàn hồi của lớp BTXM từ đó tính toán được cường độ chịu kéo khi uốn, kiểm toán trạng thái giới hạn của mặt đường BTXM.

- Nghiên cứu xây dựng thiết bị đo kiểm tra khả năng truyền tải trọng, độ cập kênh của tấm khi chịu tác dụng của tải trọng động.

- Nghiên cứu mô hình tính toán lý thuyết, thiết kế xây dựng đoạn đường thử nghiệm có gắn các thiết bị quan trắc, lựa chọn phương pháp đo đạc, tham số cần thiết, sử dụng thiết bị gia tải động đo đạc thử nghiệm đánh giá mặt đường.

CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI MẶT ĐƢỜNG BTXM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thông số đặc trưng đánh giá chất lượng khai thác mặt đường BTXM đường ô tô bằng phương pháp không phá hủy ở Việt Nam (LA tiến sĩ) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)