Hệ thống các giải pháp liên quan đến các nhân tố bên ngoài tác động

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 108 - 117)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2.Hệ thống các giải pháp liên quan đến các nhân tố bên ngoài tác động

đến sự phát triển của các doanh nghiệp

Sự phát triển của các doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố bên trong mà còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài liên quan đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong đó tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất là hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước. Cụ thể ở đây, sự phát triển của các Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang chịu tác động rất lớn của hệ thống chính sách kinh tế cũng như mức độ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Tuyên Quang và của Trung ương. Cơ chế chính sách của các cấp này có tác động quan trọng tới việc xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, các cấp nói trên cần phối hợp để hoạch định một chính sách hỗ trợ cụ thể và phù hợp. Với thực trạng phát triển của các doanh nghiệp này hiện nay, chính sách hỗ trợ cần tập trung vào các vấn đề sau:

4.2.2.1. Đẩy mạnh cải cách hành chính

Thứ nhất, ban hành bổ sung và sửa đổi các chính sách, quy định hiện hành liên quan đến Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là giải pháp nhằm để loại bỏ sự mâu thuẫn trong hệ thống văn bản, quy định pháp luật gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Hệ thống chính sách này định kỳ cần được xem xét nghiên cứu và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện tại. Đồng thời cần thay đổi quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật. Hiện nay các văn bản pháp luật, pháp lệnh được ban hành trước sau đó các cơ quan chức năng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy trên thực tế thời điểm thực hiện các văn bản thường bị chậm so với thời hiệu quy định tại văn bản. Bên cạnh đó việc áp dụng các văn bản cũng không thống nhất về thời gian và không gian, gây nên tình trạng bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy trong quá trình xây dựng luật cần tiến hành xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để sau khi văn bản có hiệu lực thì lập tức được áp dụng mà không cần phải đợi các văn bản hướng

dẫn thi hành. Các văn bản phải đảm bảo tính ổn định lâu dài và tính đồng bộ thống nhất để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản suất kinh doanh. tính ổn định lâu dài trước hết thể hiện ở quan điểm nhất quán của Nhà Nước đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừathuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt đối sử trong văn bản cũngnhư tổ chức thực hiện. Khi ban hành sửa đổi các văn bản không chỉ tính đến đòi hỏi hiện tại mà phải tính đến cả những đòi hỏi cho sự phát triển trong tương lai.

Thứ hai, ban hành các luật riêng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa như Luật cơ bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật về các hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật về bảo lãnh tín dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba, kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện nay việc quản lý các doanh nghiệp này có khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước quy mô nhỏ và vừa do các bộ, các ngành các địa phương quản lý. Trong khi đó các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh chưa có cơ quan quản lý nào đích thực mà mới chỉ thực hiện cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh và thực hiện các chức năng hạn chế như thu thuế, kiểm tra về ô nhiễm môi trường... Tuy nhiên trên thực tế các Doanh nghiệp nhỏ và vừalại có quá nhiều đầu mối quản lý : các cơ quan chính quyền các tổ chức xã hội thậm chí các tổ chức đoàn thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó đã đến lúc cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý Nhà Nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lĩnh vực. Cơ quan này cần được thành lập ít nhất 2 lĩnh vực công nghiệp và thương mại chẳng hạn cục quản lý Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ công nghiệp và Bộ thương mại.

4.2.2.2. Tiến hành quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kinh tế là điều kiện cơ bản, là tiền đề rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư. Ở Tỉnh Tuyên Quang hiện nay, cơ sở hạ tầng như giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống xử

lý rác thải và chất thải...còn kém phát triển, đặc biệt là ở xã nằm xa khu trung tâm. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần đầu tư xây mới và nâng cao các cơ sở hạ tầng đã có. Tuy nhiên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất tốn kém, trong khi đó ngân sách của tỉnh còn hạn chế, do đó trước mắt cần đầu tư theo trọng điểm tập trung vào những công trình có tính cấp thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể là:

Một là, Ủy ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng sản xuất phù hợp chỉ đạo dành quỹ đất và thực hiện các chính sách khuyến khích để xây dựng các khu công nghiệp cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất hoặc di dời nội thành nội thị ra đảm bảo cảnh quan môi trường. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

Hai là, tiến hành nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông trong tỉnh, đặc biệt là các tuyến đường nối giữa các huyện và các xã vùng cao trong tỉnh. các tuyến đường đi các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Phú thọ… nhằm tăng khă năng vận chuyển có hiệu quả hơn.

Ba là, tiến hành xây dựng các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vào nề nếp, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, lâu dài của các doanh nghiệp đồng thời thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiếp tục hiện đại hoá khu công nghiệp Long Bình An như xây dựng hệ thống điện nước riêng cho khu công nghiệp này, xây dựng các khu nhà ở cho công nhân, đồng thời phát triển hệ thống bệnh viện, trường học dịch vụ và khu giải trí ngay tại khu vực này.

Bốn là, nên tập trung một số nhà máy lớn có liên hệ hỗ trợ cho nhau như nhà máy phụi thộp, nhà mỏy xi măng, nhà máy may, nhà máy đường

…ngoại ô thành phố vừa thuận lợi cho giao thông vừa tăng khả năng hỗ trợ cho nhau lại bảo đảm tránh ô nhiếm môi trường

Đối với các cơ sở có quy mô sản xuất nhỏ không có khả năng tham gia vào các khu công nghiệp tập trung thì tỉnh cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ có trọng điểm, tiến tới hình thành các làng nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn của tỉnh và thành phố.

4.2.2.3. Tích cực hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Chính sách vốn có tác động mạnh tới việc cải thiện tình hình vốn cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn an toàn thuận lợi và khó hiệu quả cần thiết phải đổi mới theo hướng :

Thứ nhất, đổi mới chính sách tài chính tiền tệ: có chính sách chống độc quyền kinh doanh ngân hàng giảm mức dự trữ bắt buộc, Nhà Nước chỉ nên điều tiết lãi suất bằng phương pháp thị trường mở và dự trữ bắt buộc, điều chỉnh lãi suất trần một cách linh hoạt sát với cung cầu về vốn trên thị trường. Việc khống chế mức lãi suất trần cứng nhắc như hiện nay sẽ làm hoạt động cho vay của các ngân hàng bị hạn chế đáng kể.

Thứ hai, mở rộng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng, giải pháp này nhằm thiết lập lãi suất thị trường thực sự, ổn định lãi suất giảm bớt phiền hà cho các doanh nghiệp vay vốn.

Thứ ba, giảm bớt thủ tục vay vốn mở rộng mạng lưới cho vay và các hình thức huy động khuyến khích cạnh tranh hợp pháp.

Thứ tư, phát triển quỹ tín dụng nhân dân.

Thứ năm, phát triển các định chế tài chính cung cấp vốn trung và dài hạn như thị trường chứng khoán, thị trường vốn trung và dài hạn

Thứ sáu, khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành cố phiếu trái phiếu.

Trên cơ sở hướng hỗ trợ vốn đối với Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa thì các giải pháp về vốn đối với các doanh nghiệp này cụ thể như sau:

Một là, cần có chính sách hỗ trợ vật chất cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ như:

Hai là, thực hiện chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng đối với những tư nhân vay vốn cho mục đích đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ.

Ba là, thực hiện ưu tiên miễn giảm thuế cho các sản phẩm có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao, các sản phẩm mới do các Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa sản xuất ra.

Bốn là, miễn thuế và giảm tiền thuê đất cho các Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập, tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp này phát triển.

Năm là, thành lập trung tâm thẩm định tài sản thế chấp tại tỉnh để thực hiện công việc thẩm định tài sản thế chấp của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh hơn hiệu quả hơn tránh tình trạng thẩm định ở nhiều cấp dẫn đến chậm chễ trong vay vốn làm mất đi các cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp.

Sáu là, ưu đãi lãi suất: Lãi suất vay hiện nay là khá cao đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, do số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế khá lớn mà nguồn tài chính để hỗ trợ thì có hạn, nên khó có thể ưu đãi được tất cả các doanh nghiệp này. Do vậy, trong chính sách ưu đãi vốn cần chọn đúng đối tượng với nguồn lực ít thì mới có thể hỗ trợ hiệu quả. Chỉ nên ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ chiến lược và hộ trợ cho các hoạt động đầu tư vào công nghệ mới, sản xuất thử, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ mới, đào tạo nghề, các hoạt động dịch vụ tư vấn...tuy nhiên để hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp trong điều kiện tài chính có hạn cần có những giải pháp đặc biệt, một trong những giải pháp đó là trợ cấp lãi suất cho đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tượng được hỗ trợ, tức là bù chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất ưu đãi cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay.

Bảy là, thành lập các quỹ hỗ trợ: Cần huy động các nguồn vốn để thành lập quỹ hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với các địa phương như Tỉnh Tuyên Quang thì các nguồn vốn có thể là: Từ ngân sách Tỉnh từ các doanh nghiệp lớn, từ các tổ chức trong và ngoài nước. Quỹ này có thể do nhà nước quản lý và cũng có thể thuê một trung tâm chuyên trách quản lý. Quỹ này hỗ trợ cho các hoạt động như đào tạo chủ doanh nghiệp, đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ cho các trung tâm tư vấn cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hoạt động về cung cấp thông tin kinh tế, khoa học công nghệ...cần thiết cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tám là, thành lập trung tâm bảo lãnh: Đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa một trong những khó khăn nhất là không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Do đó rất cần các tổ chức trung gian làm cầu nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn. Một trong các hình thức đó là quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, vừa là hình thức ràng buộc chặt chẽ giữa người vay vốn (doanh nghiệp), người cho vay (ngân hàng), tổ chức trung gian (các công ty bảo lãnh) là Nhà nước, nhờ đó mà giảm bớt được mức độ rủi ro khi vay vốn.

4.2.2.4. Hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo đội ngũ lao động

Hiện nay trình độ đội ngũ lao động làm việc trong các Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và của thành phố nói riêng khá thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng trên, thành phố Tuyên Quang cần phải có những giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Thứ nhất, sớm đào tạo dành riêng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đầy mạnh hoạt động của các trung tâm hiện có. Thông qua các tổ chức đào tạo dành riêng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh có thể thực hiện sự tài trợ về tài chính cho việc đào tạo, tài trợ đội ngũ cán bộ giảng dạy và các chương trình giảng dạy.

Thứ hai, thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức quản trị, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ các chủ doanh nghiệp. Tiến hành đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị đã có, cung cấp cho họ những thông tin, những kiến thức mới, những phương thức quản trị tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, thực hiện các khuyến khích về vật chất trong lao động sản xuất, chẳng hạn áp dụng mức thưởng bằng 1/2 tháng lương cho các công nhân có sáng kiến trong công việc làm tăng năng suất lao động .

Thứ tư, thành lập trung tâm tư vấn về quản trị kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhằm tư vấn cho các doanh nghiệp những chính sách của Nhà nước trong tương lai và xu hướng phát triển của nền kinh tế

Thứ năm, kết hợp với các trường cao đẳng trên địa bàn như trường trung cấp kinh tê, trường dạy nghố để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chủ doanh nghiệp, tiến đến chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở có chủ doanh nghiệp đã được đào tạo.

Thứ sáu, hiện nay việc đào tạo cho các chủ doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao do việc tiếp thu của các chủ doanh nghiệp còn hạn chế và họ tham gia chỉ nhằm mục đích lấy chứng chỉ do vậy trong thời gian tới việc đào tạo phải theo hướng coi trọng vào chất lượng đào tạo . Để thực hiện được điều này thì trong khoá học phải cung cấp đầy đủ tài liệu và số lượng đào tạo mỗi lần nên ít đi để có hiệu quả hơn .

Thứ bảy, đối với các nghệ nhân, lao động có kỹ thuật cao trong các nghề truyền thống như: Đúc gang, thép, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến

lâm sản cần có chính sách để họ đóng góp phát triển các ngành nghề, mặt khác dạy nghề và truyền nghề cho lớp công nhân trẻ.

Thứ tám, thành lập các trung tâm tư vấn về quản trị kinh doanh với đối tượng chủ yếu và các Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ chín, xem xét lại các chương trình đào tạo hiện có, đồng thời tăng cường các mối liên hệ, hợp tác trao đổi giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo để nâng cao chất lượng của công tác đào tạo và phục vụ có hiệu quả hơn, trực tiếp hơn cho các doanh nghiệp.

Thứ mười, tỉnh tiếp tục dành một nguồn ngân sách cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao trình độ lao động. Hiện nay tỉnh Tuyên Quang đó cú nhiều chính sách đào tạo đối với người lao động như hỗ trợ kinh phí

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 108 - 117)