Nội dung của hoạt động phát triển Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 38 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Nội dung của hoạt động phát triển Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Cùng với cách hiểu như đã nêu trên thì nội dung đầu tư phát triển Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các hoạt động sau:

Một là, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xây lắp, mua sắm máy móc trong ngành công nghiệp. Đây là hoạt động nhằm tái tạo tài sản cố định của ngành công nghiệp. Đối với ngành công nghiệp, để hoạt động của các đơn vị có thể diễn ra bình thường đều cần phải xây dựng nhà xưởng, kho tàng, các công trình kiến trúc, mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết bị…Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp.

Hai là, đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.

Ba là, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và các doanh nghiệp, chỉ có nguồn nhân lực cao mới đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi một ngành thông thường chính là hoạt động đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ lao động, đầu tư cho nâng cao về mặt thể chất cho người lao động và đầu tư cho cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động. Trong ngành công nghiệp địa phương hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn có sự kết hợp giữa kính phí từ ngân sách địa phương và của chính bản thân các doanh nghiệp công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bốn là, đầu tư cho các hoạt động khác như đầu tư phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, đầu tư cho công tác khuyến công, đầu tư cho hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng cáo, xây dựng thương hiệu…

Đối với hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp của một địa phương thì hoạt động đầu tư phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp cũng có vai trò quan trọng vì nó sẽ giúp cho các địa phương duy trì và phát triển những ngành nghề truyền thống. Đó là các hoạt động hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên bố trí các dự án đầu tư ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống được vào các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp nhỏ và các điểm công nghiệp làng nghề.

Đầu tư cho hoạt động khuyến công và xúc tiến đầu tư là việc dành kinh phí để dành cho các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp và quảng bá tiềm năng thế mạnh để phát triển công nghiệp của địa phương.

1.4. Kinh nghiệm phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nƣớc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)