5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Nhóm nhân tố vi mô
Một là, thị trường:
Đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của mỗi doanh nghiệp điều kiện để tồn tại và phát triển là nhân tó thị trường. Thị trường là nhân tố quan trọng mang tính tổng hợp nhất, là nhân tố hàng đầu tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Trong đó, điều kiện về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường đầu ra là quan trọng nhất quyết định sự tồn tại, sự thành bại, phát triển thịnh vượng hay thua lỗ, phá sản của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khó khăn lớn nhất của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta hiện nay chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có thể là thị trường tiêu thụ trong nước hoặc cũng cũng có thể là thị trường nước ngoài.
Với đặc điểm và ưu thế của mình, định hướng chiến lược ngắn hạn, trước mắt của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là tập trung và các thị trường "ngách" nhỏ, lẻ, địa phương và đặt trọng tâm vào những sản phẩm hàng hoá có giá bán thấp. Những định hướng chiến lược dài hạn cần phải chú ý tới thị trường của địa phương khác và tới thị trường quốc tế, hướng vào những sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao và có giá trị kinh tế cao.
Theo nghĩa đầy đủ, thị trường bao hàm cả thị trường các yếu tố đầu vào. Đó là thị trường cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động và thậm chí còn bao hàm cả thị trường bất động sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hiện nay, tuy không phải là khó khăn quan trọng nhất, nhưng các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta đang gặp khó khăn đối với các yếu tố đầu vào, cản trở không ít đối với quá trình phát triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khắc phục những khó khăn này cũng là đòi hỏi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh, mạnh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.
Hai là, vốn:
Mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh đều cần có vốn, qua sự vận động luân chuyển của vốn có thể "bắt mạch" được trạng thái hoạt động của các doanh nghiệp. Quy mô vốn tự có của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ sức để tài trợ cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh có chất lượng cao và hiệu quả, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng, phát triển quy mô và đổi mới nâng cấp chất lượng thiết bị công nghệ, sản phẩm. Chính vì vậy, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có nguồn vốn vay và tiếp cận được các nguồn vốn trên thị trường tín dụng. Tuy nhiên ở một số nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vấn đề này còn nhiều hạn chế và khó khăn như: Không đủ tài sản thế chấp; mức lãi suất cho vay còn qúa cao so với lợi nhuận thu được; hình thức và thể chế tín dụng, nhất là khu vực nông thôn còn nghèo nàn, đơn điệu và hiệu lực pháp lý không cao. Những khó khăn đó cần được tháo gỡ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ba là, trình độ trang thiết bị - công nghệ của doanh nghiệp:
Sự phát triển của khoa học và công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin đã mở ra khả năng rộng lớn hơn cho sự phát triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nó tạo điều kiện và khả năng cho các Doanh nghiệp có thể trang bị kỹ thuật hiện đại hơn, năng động, linh hoạt hơn trong việc lựa chọn đưa vào ứng dụng và khai thác công nghệ mới. Sự phát triển của công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng đã ảnh hưởng lớn đến xu hướng phát triển của Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bộ ba thị trường - vốn - công nghệ luôn là vấn đề cốt lõi của mọi doanh nghiệp, trong đó có các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều kiện thiết bị công nghệ sẽ quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừadù có thị trường các yếu tố nguyên vật liệu, lao động tốt, đã tìm được thị trường đầu ra đảm bảo tiêu thụ sản phẩm của mình nhưng nếu trình độ trang thiết bị lạc hậu thì khó lòng có thể đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Trong những năm đổi mới vừa qua, do sức ép của thị trường và những tác động của cơ chế quản lý kinh tế, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta đã có sự đổi mới công nghệ ở mức độ nhất định. Đó là việc dùng điện vào sản xuất và gắn liền nó là thực hiện nửa cơ khí, cơ khí từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Song nhìn chung, thiết bị công nghệ của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện vẫn còn lạc hậu và ở trình độ thấp, hiệu quả chưa cao, đang gặp nhiều khó khăn đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hơn nữa điều kiện vốn tài chính và các diều kiện khác không cho phép các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tự tài trợ để đổi mới, áp dụng một cách mạnh mẽ các loại thiết bị tiên tiến, hiện đại. Vì vậy bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân các Doanh nghiệp nhỏ và vừacòn cần tới sự hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền nhà nước các cấp để nhanh chóng và thường xuyên cải thiện thiết bị công nghệ cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bốn là, nhân tố nhà xưởng, mặt bằng sản xuất kinh doanh và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác của doanh nghiệp nhỏ và :
Nhà xưởng, mặt bằng sản xuất kinh doanh và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác cũng là một yếu tố quan trọng để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Nếu điều kiện cho mặt bằng sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa chật hẹp sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh. Hệ thống điện nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cung cấp cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được đảm bảo. Bên cạnh đó cũng cần phải trang bị hệ thống xử lí nước thải và rác thải của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu không hoạt động của các doanh nghiệp sẽ có thể gây tác hại rất lớn đến môi trường.
Ngoài ra các điều kiện về kho bãi, đường xá trong và ngoài doanh nghiệp, hệ thống giao thông công cộng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, giao lưu hàng hoá của các doanh nghiệp cũng cần phải thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, Doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Năm là, kiến thức, trình độ quản lý kinh doanh của các chủ doanh nghiệp, tri thức và trình độ tay nghề của lực lượng lao động:
Hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường với sự cạnh tranh khốc liệt đầy cam go, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có trình độ kiến thức cao, năng lực quản lý giỏi, mới có thể thành đạt trong kinh doanh đưa doanh nghiệp của việc cho mình một cách hợp lý, có hiệu quả. Ngoài ra chủ doanh nghiệp còn phải mình ngày một phát triển. Mỗi một chủ doanh nghiệp phải biết thu thập, tổng hợp, phân tích đánh giá các loại thông tin kinh tế kĩ thuật, biết đề ra những chiến lược đúng đắn và đưa ra những quyết định sáng suốt kịp thời. Đồng thời chủ doanh nghiệp phải biết quản lý, giám sát, điều khiển công việc của những người lao động làm biết đánh giá, động viên, khuyến khích, thưởng phạt và trả công xác đáng tương xứng với những đóng góp của người lao động và kết quả chung của doanh nghiệp.
Trình độ tri thức và tay nghề của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp cũng rất quan trọng đối vơí sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Những người có tri thức, tay nghề cao, kĩ năng thành thạo, lao động lành nghề sẽ sử dụng tốt các loại thiết bị công nghệ phức tạp, tiếp thu áp dụng tốt các loại thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, làm ra những sản phẩm đẹp, có chất lượng với năng suất và hiệu quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sáu là, khả năng tiếp cận thông tin và hệ thống thông tin:
Hệ thống thông tin và khả năng tiếp cận thông tin, nhất là những thông tin về thị trường, giá cả, công nghệ, sản phẩm là hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ thống thông tin ở nước ta hiện nay mặc dù so với trước đã được phổ biến khá rộng rãi, các phương tiện thông tin tương đối phong phú, hiện đại, phương pháp thu thập và cung cấp thông tin có nhiều tiến bộ... song nhìn chung tính chất nhanh nhạy, kịp thời, chính xác và đầy đủ, hoàn thiện của hệ thống thông tin chưa đáp ứng những yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong điều kiện của thị trường và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Một trong những nhân tố tác động dẫn tới sự kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là: Ở các doanh nghiệp này không có bộ phận chuyên trách thu thập và xử lý thông tin. Nguồn vốn tài chính có hạn, không đủ kinh phí để mua sắm thiết bị phục vụ công tác thông tin nhanh chóng kịp thời nói riêng và chi phí cho các hoạt động tiếp cận, thu thập xử lý thông tin nói chung. Trình độ tri thức và năng lực thu thập xử lý thông tin của các chủ Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất hạn chế. Chính vì vậy các Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự hỗ trợ đắc lực của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước để cải thiện tình hình.