5. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung Quốc
Tiêu chí xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc chỉ dựa vào số lao động mà không căn cứ vào vốn đăng ký hay bất kỳ một tiêu chí nào khác. Theo Luật Khuyến khích phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc ngày 29/6/2002 thì: Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có từ 50 - 100 lao động thường xuyên và doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có sử dụng từ 101 đến 500 lao động. Theo tiêu chí đó, tính tới năm 2003, Trung Quốc có khoảng 3,6 triệu Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng góp 55,6% GDP, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 70,6% lực lượng lao động toàn quốc.
Các chính sách phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc có những đặc điểm cơ bản sau:
Phát triển các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở lĩnh vực công nghiệp được dựa trên cơ sở tôn trọng các yêu cầu khách quan và các quy luật kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các chính sách phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung Quốc dựa trên bốn điểm chính là: phải căn cứ vào quy mô kinh tế hợp lý để tổ chức sản xuất; các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được đầu tư với kỹ thuật và kỹ năng quản trị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng quản lý; các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần linh hoạt để phù hợp với thị trường, tránh sự trùng lặp và tình trạng dư thừa và các Doanh nghiệp lớn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, sự phát triển của các Doanh nghiệp này sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hiện nay, trong lĩnh vực trọng điểm của phát triển các Doanh nghiệp nhỏ và vừaở Trung Quốc là mở rộng việc làm và tập trung vào khu vực dịch vụ.
Dịch vụ gần với quần chúng và trực tiếp phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Do vậy, Doanh nghiệp nhỏ và vừa có ưu thế hơn trong lĩnh vực dịch vụ. Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ ở các địa phương không giống nhau. Hai lĩnh vực chính phát triển dịch vụ là buôn bán nhỏ và ăn uống rất tương ứng với sức tăng tiêu dùng. Bên cạnh đó, quy mô và không gian phát triển dịch vụ của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn, ngoài ra còn những ngành khác như dịch vụ gia đình, bảo vệ môi trường, du lịch, in ấn, giải trí văn phòng. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng Trung Quốc, riêng lĩnh vực phục vụ gia đình và phục vụ công cộng nếu có chính sách điều tiết tốt sẽ có thể tạo được 11 triệu công ăn việc làm.
Vấn đề thành lập cơ cấu quản lý chuyên môn các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trung Quốc đang xúc tiến thành lập Ủy ban kinh tế mậu dịch quốc gia trực tiếp thuộc ủy ban Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây chính là đầu mối để giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp, có trách nhiệm tư vấn, giúp đỡ bồi dưỡng lao động cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh như đầu tư, kinh doanh sản xuất, tiêu thụ của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc. Đó là việc tận dụng các công nghệ hiện đại, vốn và trình độ quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp nước ngoài. Mở rộng các cơ hội trở thành các nhà thầu cho các doanh nghiệp lớn nước ngoài... Bên cạnh đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc còn gặp một số khó khăn khác do mới trở thành thành viên của WTO. Những cam kết của Chính phủ Trung Quốc là cắt giảm thuế quan, chuyển dần sang hàng rào phi thuế quan và mở cửa các khu dịch vụ tạo sự cạnh tranh quyết liệt của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc với các doanh nghiệp nước ngoài.
Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc có lợi thế so sánh trong những ngành tập trung nhiều lao động như: dệt, may mặc, văn phòng phẩm, thuộc da, lương thực thực phẩm, sản phẩm cơ khí, đồ gia dụng, thuộc da, vật liệu xây dựng và sản phẩm gia dụng. Trong đó, đặc biệt dệt và may mặc là hai ngành có thặng dư thương mại lớn nhất.Nhưng những ngành này lại là những ngành thiếu về vốn, công nghệ, thiết bị hiện đại và nhân công có năng lực. Vậy nên những sản phẩm hàng đầu và trung bình của những ngành này sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập khẩu từ các nước tiên tiến.