5. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản
Hình thức tổ chức Doanh nghiệp của Nhật Bản ra đời cách đây hơn 100 năm với hai loại hình chủ thể: (1) Hình thức tổ chức kiểu “cái ô” trong đó công ty mẹ có một hệ thống các công ty con có quan hệ với công ty mẹ theo hình cái ô, mỗi công ty con chịu trách nhiệm sản xuất một số bộ phận phụ tùng chuyển về công ty mẹ lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. (2) Hình thức tổ chức “mắt xích” tập đoàn sản xuất bao gồm nhiều công ty được liên kết với nhau theo kiểu “mắt xích”, tập đoàn sản xuất bao gồm nhiều công ty được liên kết vơi nhau theo kiểu mắt xích. Cả hai hình thức tổ chức Doanh nghiệp nêu trên đều phù hợp với loại hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khình Doanh nghiệp này ở Nhật Bản đã phát triển rất sớm. Trong lịch sử phát triển hơn 50 năm, khu vực Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khẳng định vai trò của mình trong đời sống kinh tế - xã hội Nhật Bản, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước này.
Tiêu chí xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản: Luật cơ bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được sửa đổi với nhiều nội dung thay đổi chủ yếu là tăng giới hạn vốn tối đa cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng lĩnh vực. Mục đích của sự thay đổi này là làm tăng số lượng Doanh nghiệp có đủ điều kiện được hưởng các biện pháp trợ giúp Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo luật mới, các tiêu chí xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản Lĩnh vực Số lao động bình quân Số vốn đầu tƣ
Ngành sản xuất 1-300 300 triệu Yên Nhật
Ngành thương mại 1-100 100 triệu Yên Nhật
Ngành Dịch vụ 1-100 50 triệu Yên Nhật
(Nguồn: 1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, APEC, 1998; 2) Định nghĩa Doanh nghiệp nhỏ và vừa, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về Doanh nghiệp nhỏ và vừa, OECD, 2000).
Một số chính sách phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản: Xét một cách tổng quát, các chính sách phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản tập trung vào mục tiêu thúc đẩy sự tằng trường và phát triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà Doanh nghiệp và người lao động tại Doanh nghiệp nhỏ và vừa; khắc phục những bất lợi mà các Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải; và hỗ trợ tính tự lực của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dưới đây là một số nội dung chủ yếu của các chính sách:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chính sách cải cách pháp lý: Trong những năm qua, hàng loạt luật thuế về Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được ban hành nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của khu vực Doanh nghiệp này. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc cải cách môi trường pháp lý được coi là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản.
Luật Cơ bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành năm 1999 nhằm trợ giúp cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của Doanh nghiệp nhỏ và vừa với những thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu Doanh nghiệp. Các Luật tạo thuận lợi cho thành lập Doanh nghiệp mới và Luật trợ giúp Doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới trong kinh doanh khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp mới, tăng cường nguồn cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ và đổi mới. Luật xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở Doanh nghiệp nhỏ và vừa trợ giúp cho việc tăng cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu vực bán hàng. Một hệ thống chính sách hỗ trợ cũng đã được thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của Doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Trợ giúp về vốn: Các biện pháp trợ giúp vốn được thực hiện từ ba định chế tài chính thuộc Chính phủ là Công ty đầu tư kinh doanh nhỏ, ngân hàng hợp tác Trung ương về thương mại và công nghiệp, Công ty đầu tư mạo hiểm quốc gia. Trợ giúp có thể thực hiện dưới dạng các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách.
i, Theo hệ thống trợ giúp tăng cường cơ sở quản lý các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở từng khu vực, các khoản vay được thực hiện tùy theo điều kiện của khu vực thông qua một quỹ chung được góp bởi chính quyền Trung ương và các chính quyền địa phương, được ký quỹ ở một thể chế tài chính tư nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii, Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của các Doanh nghiệp nhỏ (kê hoạch cho vay Marukei) được áp dụng đối với các Doanh nghiệp nhỏ, không đòi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.
iii, Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các thể chế tài chính tư nhân. Còn Hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt, đã hoạt động từ năm 1998, có chức năng như một mạng lưới an toàn, nhằm giảm nhự những rối loạn về tín dụng và góp phần giảm các vụ phá sản của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trợ giúp về công nghệ: Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được hưởng các chính sách trợ giúp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mới dựa trên công nghệ. Các khoản trợ cấp, bảo lãnh vốn vay và được đầu tư trực tiếp cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiến hành theo các quy định của Luật xúc tiến các hoạt động sáng tạo của Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần hoặc trái phiếu công ty được trợ giúp bởi các quỹ rủi ro thuộc các địa phương. Còn hệ thống nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ Nhật Bản cung cấp tài chính cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có hoạt động kinh doanh mang tính đổi mới trong các giai đoạn đầu thiết kế sản phẩm hoặc các quy trình sản xuất mới. Để tăng sức cạnh tranh của Doanh nghiệp thông qua áp dụng công nghệ thông tin, các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và ứng dụng các phần mềm tin học được chính quyền các địa phương trợ giúp bao gồm các dịch vụ tư vấn và “dịch vụ phát triển Doanh nghiệp kiểu mẫu”.
Trợ giúp về quản lý: Hoạt động tư vấn quản lý kinh doanh được thực hiện thông qua hệ thống đánh giá Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mỗi quận, huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và chính quyền của 12 thành phố lớn đánh giá các điều kiện quản lý của Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa ra những khuyến nghị cụ thể và cung cấp các hướng dẫn.
Việc Quản lý kinh doanh nhỏ và Công nghệ thực hiện các chương trình đào tạo cho các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật của Doanh nghiệp nhỏ và vừa và đội ngũ nhân sự của các quận, huyện. Việc tăng cường tiếp cận thông tin của Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một ưu tiên của Chính phủ. Sách trắng về Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xuất bản hàng năm chưa đựng nhiều thông tin về khu vực doanh nghiệp này dựa trên các cuộc điều tra về thực trạng lĩnh vực thương mại và công nghiệp.
Xúc tiến xuất khẩu: Chính phủ Nhật Bản cung cấp dịch vụ hướng dẫn và thông tin cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Chương trình môi giới và tư vấn kinh doanh tạo cơ hội cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản cũng như của nước ngoài có thể đăng ký trực tiếp và cơ sở dữ liệu trên mạng internet.