Nhóm nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 31 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Nhóm nhân tố vĩ mô

Thứ nhất, hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước:

Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều môi trường khác nhau: Môi trường kinh tế, chính trị, chính sách và luật pháp... Chúng hoặc là tạo điều kiện thuận lợi hoặc là gây khó khăn cản trở đối với sự ra đời hoạt động và phát triển của Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hệ thống chính sách và luật pháp đồng bộ, hợp lý sẽ tạo môi trường hoạt động hiệu quả cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển đi lên. Ở nước ta trong những năm đổi mới hệ thống chính sách và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

pháp luật liên quan đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (trong đó các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là chủ yếu) đã được hình thành và đổi mới từng bước với những kết quả tích cực. Các chính sách này đã tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy sự hình thành và phát triển khá mạnh mẽ đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là đối với khu vực kinh tế tư nhân. Ngược lại một hệ thống chính sách và pháp luật thiếu đồng bộ nhất quán, kém hiệu quả và xa rời thực tế sẽ không tạo được môi trường hoạt động thông thoáng và bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, không khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật; giảm và tiến tới xoá bỏ hiện tượng đối phó, lẩn trốn, tiêu cực, xa lạ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh văn minh. Vì vậy để tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển của Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có sự đôỉ mới hoàn thiện hơn nữa chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của Nhà nước và các thiết chế cộng đồng xã hội:

Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những nước có đặc điểm như nước ta. Hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của nhà nước từ Trung ương đến các tỉnh, huỵên, xã với nhiều ban ngành nếu có sự phối hợp chặt chẽ phân công trách nhiệm rõ ràng sẽ làm tăng hiêụ lực quản lý của bộ máy. Các hoạt động của các đội kiểm tra liên ngành, quản lý thị trường, công an, thuế vụ...nếu không có sự thống nhất sẽ chồng chéo, dẫm đạp lên nhau, nhiều khi còn đổ lỗi và có những hành động triệt tiêu hiệu quả công tác quản lý lẫn nhau. Như vậy sẽ gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết phải có sự kiện toàn, sắp xếp, đổi mới hệ thống và phương pháp quản lí, kiểm soát trên tinh thần hỗ trợ cho Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa phát triển là chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sự hình thành và phát triển các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn còn chịu tác động của những quan hệ, thiết chế xã hội nông thôn với những thông số cơ bản là gia đình, dòng họ và làng, thôn. ở Việt Nam, gia đình thực sự là đơn vị sản xuất kinh doanh rất cơ bản trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Kết cấu dòng họ đã và đang góp phần ổn định trật tự xã hội, thực hiện tín chấp, tương trợ giúp nhau để làm ăn kinh tế, mở doanh nghiệp và xoá đói giảm nghèo. Làng Việt truyền thống là tổ chức cộng đồng tự quản, tự điều chỉnh bằng hương ước, bằng luật tục, bằng dư luận, bằng quản lí và đạo đức, có tác dụng tới sự hình thành và phát triển các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn cũng là kênh thông tin, chuyển giao công nghệ, không gian tìm việc làm và tạo dựng doanh nghiệp.

Tuy nhiên bản chất truyền thống của những thiết chế xã hội nông thôn đó cũng có những nhược điểm làm cản trở rất lớn đối với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và công cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Đó là tính chất hẹp hòi, đố kỵ, bản vị khép kín ngay trong từng gia đình, dòng họ và làng, thôn. Chính nó là những tác nhân chủ yếu làm giam hãm xã hội nông thôn Việt Nam trong lịch sử và cho đến nay chưa vượt qua được vòng cương toả của sự đói nghèo và lạc hậu. Mặc dù hiện nay mức độ và phạm vi của những tính chất tiêu cực đó không còn sâu nặng như trước và đã được giải toả rất nhiều, song sự hình thành và phát triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện hiện đại đòi hỏi phải khắc phục và giải toả hoàn toàn những tính chất tiêu cực nói trên.

Thứ ba, hệ thống các biện pháp và tổ chức hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp công nghiệp:

Hệ thống các biện pháp và tổ chức hỗ trợ của Nhà nước cũng như của các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm khắc phục những khó khăn và thế bất lợi của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa để chúng nhanh chóng có đủ khả năng cạnh tranh một cách bình đẳng được với các doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khác trên thị trường. Ở hầu hết các nước trên thế giới, việc tiến hành các biện pháp hỗ trợ cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thông qua các chính sách ưu đãi về miễn giảm các loại thuế, các khoản vay với lãi suất ưu đãi từ các nguồn vốn tín dụng của nhà nước, thiết lập các tổ chức tư vấn và cung cấp thông tin, các trung tâm đào tạo kiến thức quản lí và kỹ năng lao động miễn giảm phí và thành lập các quỹ tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng riêng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ tư, các loại tài nguyên thiên nhiên như: Khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản và các điều kiện tự nhiên (đất đai, sông hồ, khí hậu, thời tiết…) hoặc trở thành đối tượng lao động để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến, hoặc trở thành điều kiện tiền đề để xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp. Vì vậy, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép đầu tư phát triển công nghiệp đạt được hiệu quả cao và là nền tảng để phát triển.

Nhìn chung, tài nguyên thiên nhiên của một địa phương, của một quốc gia có ảnh hưởng đến số lượng và cơ cấu đầu tư công nghiệp. Thông thường các địa phương nên xác định lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên để có định hướng về đầu tư phát triển những ngành khai thác và chế biến những loại tài nguyên nhất định, tạo ra những sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Thứ năm, dân số và lao động:

Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung, Doanh nghiệp công nghiệp nói riêng. Bởi vì, quy mô và cơ cấu dân cư tạo thành thị trường tiêu thụ tại chỗ to lớn mà ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cần được phát triển mạnh mẽ để đáp ứng. Hơn nữa, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghệp sử dụng kỹ thuật cao. Với những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đặc trưng của mình, ngành công nghiệp đòi hỏi cao về tính kỷ luật, sự nhanh nhay và trình độ ngày càng cao. Ngoài ra, lợi thế về nguồn nhân lực còn được thể hiện ở các ngành nghề thủ công của mỗi vùng. Việc đầu tư phát triển các ngành nghề này vừa thể hiện việc thực hiện phân công lao động tại chỗ ở nông thôn, vừa tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc phục vụ xuất khẩu.

Ở Việt Nam các chương trình tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo, một số dự án với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các cơ quan của chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai trong vòng một số năm gần đây đã có tác dụng nhất định tới sự hình thành và phát triển các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một chủ chương chính sách hoặc các chương trình của Nhà nước thống nhất hỗ trợ dành riêng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời Nhà nước chưa hướng dẫn và khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ và quản lí giám sát hoạt động của chúng. Cho nên các chương trình, dự án hoạt động rời rạc, các tổ chức hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừacòn ít, hoạt động kém hiệu quả và tác dụng của chúng đối với việc hỗ trợ thúc đẩy sự hình thành và phát triển các Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất hạn chế, cần có sự chấn chỉnh và hoàn thiện.

Tuỳ từng đặc điểm kinh tế chính trị xã hội của mỗi nước mà có những quan điểm khác nhau. Song vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội là không thể phủ nhận được. Trong phần trên chúng ta đã xem xét những vấn đề chung nhất về loại hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Các quan điểm khác nhau về Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu thức xác định…..và đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là cơ sở cho sự phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việt Nam

1.3.1. Khái niệm phát triển doanh ngh

Phát triển công nghiệp là một trong những hoạt động đầu tư phát triển khi xét trên quan điểm phân công lao động xã hội chính là đầu tư theo ngành. Vì thế phát triển công nghiệp mang đầy đủ nội dung và tính chất của hoạt động đầu tư phát triển. Thực chất của phát triển công nghiệp trong Doanh nghiệp nhỏ và vừa là khoản đầu tư phát triển để tái sản xuất mở rộng ngành công nghiệp trong các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp phần tăng cường cơ sở vật chất và phát triển công nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 31 - 36)