Bài học kinh nghiệm cho phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 48)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt

Việt Nam

1.4.4.1. Xây dựng môi trường thuận lợi cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Thứ nhất, Việt Nam cần phải nội luật hóa những hệ thống văn bản pháp luật quốc tế, như luật sở hữ trí tuệ. Cần phải “tiêu chuẩn hóa” và “quốc tế hóa” các văn bản pháp luật để đảm bảo môi trường kinh doanh trong nước phù hợp với môi trường kinh doanh chung của thế giới, đảm bảo một môi trường thực sự bình đẳng giữa các Doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Doanh nghiệp lớn.

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, chính vì vậy Chính phủ cần cải cách cơ chế, hệ thống chính sách và hệ thống quản lý hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính, nỗ lực đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình Doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có sự phân biệt đối xử giữa các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân với các Doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là trong việc hoàn thành các thủ tục hành chính hay vay vốn tín dụng. Điều này đã gây tâm lý không tốt đối với các khu vực Doanh nghiệp nhỏ và vừa và hạn chế việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Vì thế, cũng cần quan tâm đến việc giảm các thủ tục hành chính cồng kềnh cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các quy định về điều tiết kinh doanh của Chính phủ đảm bảo sự bình đẳng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa với các Doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế và phải đơn giản, bảo đảm tính dễ thực thi để nâng cao tính hiệu lực của các hệ thống văn bản pháp luật.

Thứ hai, có cơ chế và hệ thống hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa thống nhất và có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Các nước có Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển là những nước có hệ thống cơ chế quản lý và hỗ trợ thống nhất giữa các ngành và các địa phương. Một số nước có các cơ quan quản lý chuyên trách của Chính phủ đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các cơ quan này một mặt có nhiệm vụ ban hành các chính sách phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước và phù hợp với chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung, mặt khác các cơ quan này chính là người đại diện về mặt pháp lý bảo vệ quyền lợi của Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có cơ chế phối hợp với mạng lưới các tổ chức có liên quan để thực sự hỗ trợ cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách có hiệu quả.

Thứ ba, xây dựng chiến lược phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Kinh nghiệm phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước cho thấy chính sách phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thành công hay không tùy thuộc rất lớn vào sự phù hợp của nó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với chính sách phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Vì Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó không thể tách rời với các bộ phận khác. Sự phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tách rời với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Do đó, nếu các mục tiêu chiến lược nhằm phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa đi chệnh với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì sẽ làm cho các nguồn lực của nền kinh tế bị phân tán và không tạo ra tác động cộng hưởng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Là một nước đang trong giai đoạn chuyển đổi với nguồn lực bị giới hạn và chưa được khai thác tốt Việt Nam cần phải quán triệt quan điểm này, coi chiến lược phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa như là một bộ phận chiến lược của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, cần có chiến lược khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện của của đất nước. Để làm được điều này, ngoài việc phải dành một nguồn lực nhất định cho phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa Chính phủ cần có chính sách động viên khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn vào kinh doanh và phát huy các thế mạnh hiện có của khu vực kinh tế này.

Thứ tư, phát triển thầu phụ công nghiệp và các ngành công nghiệp phụ trợ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có mối quan hệ hợp tác gắn bó với các Doanh nghiệp lớn. Nhiều lĩnh vực, nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp lớn không thể hoạt động tốt nếu như không có sự hợp tác của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa như công nghiệp sản xuất ô tô, điện, điện tử hay các ngành dịch vụ. Khi đó, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có vai trò như các nhà thầu phụ cung ứng các chi tiết, các bộ phận cấu thành của sản phẩm mà các Doanh nghiệp lớn đặt hàng.

1.1.4.2. Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, hỗ trợ nâng cao năng lực nội tại của Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chính sách phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước không chỉ tập trung vào việc tạo ra các điều kiện và cơ hội thuận lợi cho Doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhỏ và vừa mà còn tập trung vào việc tăng cường năng lực đổi mới trong chính bản thân Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi nhằm hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, năng lực nội tại của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là rất yếu, đặc biệt là sự hiểu biết của các chủ Doanh nghiệp về nghiệp vụ và kinh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, trong môi trường quốc tế. Để phát huy vai trò của các Doanh nghiệp nhỏ và vừaViệt Nam trong nền kinh tế thị trường Chính phủ cần xác định rõ các năng lực nội tại còn yếu của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì và có các chính sách hỗ trợ phù hợp. Các bí quyết cơ bản và những quy tắc chung của nền kinh tế thị trường cần phải được khuyến khích giảng dạy trong hệ thống giáo dục chính quy và phi chính quy nhằm bồi dưỡng cho các doanh nhân những hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nghề nghiệp.

Thứ hai, các hình thức hỗ trợ trực tiếp qua vườn ươm doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa của nhiều nước tập trung vào việc mở rộng cơ hội cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng các hình thức hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật. Một trong các hình thức hỗ trợ đem lại nhiều thành công ở một số quốc gia là hình thức sử dụng các vườn ươm doanh nghiệp. Danh từ “vườn ươm” doanh nghiệp mới xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây nhưng nó đã gây được sự chú ý và quan tâm của những người có tâm huyết với việc phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng loại hình vườn ươm Doanh nghiệp vào Việt Nam mới ở giai đoạn thử nghiệm bước đầu, và cũng mới chỉ có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn hình thức vườn ươm như thế nào cho phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế văn hóa của đất nước, của từng vùng. Sẽ là không có hiệu quả nếu áp dụng y nguyên một mẫu vườn ươm doanh nghiệp của bất kỳ nước nào vào Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ ba, hỗ trợ về tài chính. Ngoài các hình thức hỗ trợ trực tiếp trên, các nước còn có các hình thức hỗ trợ tài chính như Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quý khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống. Hiện nay ở nhiều nơi của Việt Nam đang thực hiện hình thức là quỹ khuyến công, quỹ hỗ trợ tư vấn... Các hình thức này đều có thể áp dụng vào việc hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tuy nhiên do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, các quỹ hỗ trợ này cần phải có một cơ chế hoạt động đảm bảo tính công bằng, khách quan, tránh tình trạng hình thành nên các quỹ này để tăng quyền lực của các cơ quan công quyền ở các bộ ngành hoặc các cấp địa phương.

Ngoài quỹ hỗ trợ tài chính, một số nước thành công trong việc hỗ trợ tài chính thông qua các hình thức thuê mua tài chính. Đây là một hình thức giải quyết vốn dài hạn và trung hạn cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải nắm được nhu cầu của Doanh nghiệp để có thể mua tài sản phù hợp với nhu cầu Doanh nghiệp cần vay vốn. Doanh nghiệp sẽ nhận tài sản từ ngân hàng thay cho việc nhận vốn. Hình thức này phù hợp với các Doanh nghiệp không có tài sản thế châp nhưng lại có kế hoạch kinh doanh có hiệu quả. Đây cũng là hình thức giúp đỡ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh mà nhiều ngân hàng thế giới đã làm rất thành công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

1- Thực trạng hoạt động của các Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Tuyên Quang những năm qua?

2- Những khó khăn, thuận lợi gì cho việc phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nói chung của tỉnh nói chung và của thành phố Tuyên Quang nói riêng?

3- Giải pháp nào thúc đẩy cho sự phát triển của các Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Tuyên Quang phát triển hơn nữa?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu, tỉnh Tuyên Quang có 6 huyện, 1 thành phố. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, vài năm gần đây dịch vụ có phát triển nhưng chưa đáng kể, công nghiệp còn kém phát triển. Đặc biệt là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong ngành công nghiêp rất ít, chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố Tuyên Quang nên để nghiên cứu thực trạng phát triển của Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh tôi đã chọn thành phố Tuyên Quang để tiến hành nghiên cứu.

- Thành phố Tuyên Quang: Thành phố Tuyên Quang là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Tuyên Quang, là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 165 km. Tổng diện tích tự nhiên 11.918 ha, với 13.9 vạn dân cư trú. Phía Bắc, phía Tây, phía Đông giáp huyện Yên Sơn phía Nam giáp huyện Sơn Dương. Thành phố Tuyên Quang có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi, có khu Công nghiệp Long Bình An là khu công nghiệp trung tâm công nghiệp của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về hiệu qủa kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa và các thông tin được công bố từ các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.

Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu là các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tượng được điều tra là cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp; người dân xung quanh các doanh nghiệp; Các cơ quan quản lý nhà nước, Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

* Mục tiêu của hoạt động điều tra

Mục tiêu của hoạt động điều tra thực hiện nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ, vốn, lao động, chính sách của tỉnh tới sự phát triển của Doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách và

thủ tục hành chính để thu hút các Doanh nghiệ ố

Tuyên Quang.... Từ đó kết hợp với những quan sát thực tế, cán bộ công nhân viên người lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các

doanh nghiệp nhỏ ố để đánh giá được thực trạng phát

triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ ố Tuyên Quang và

đề xuất một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ ạt động trong lĩnh vực công nghiệp của thành phố Tuyên Quang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Phương pháp phỏng vấn cấu trúc:

Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số doanh nghiệp về tình hình chính sách thu hút đầu tư. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử 30 doanh nghiệp theo bộ mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước.

* Phương pháp quan sát trực tiếp

Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế. Tác giả có thêm các thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra phỏng vấn các doanh nghiệp thông qua ghi chép lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu, phân tổ thống kê…Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2003 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.1.4.1. Phương pháp đồ thị

dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin ....

2.1.4.2. Phương pháp so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.

Được áp dụng để so sánh hiệu quả, tác dụng của công nghiệp với Kinh tế xã hội; so sánh giữa các năm để đưa ra những giải pháp cho phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đánh giá những đóng góp của các Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế của thành phố.

2.1.4.3. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh thực trạng hoạt động của Doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung.

Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:

Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)

* Điểm mạnh: Yếu tố lợi thế của các Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố có thể huy động và phát huy.

* Điểm yếu: Những yếu kém về năng lực quản lý, về vốn, về công nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 48)