Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, khuyến nghị giải pháp cho giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 78 - 79)

7. Hướng phát triển của đề tài

4.2.2.9Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương và giữa trung ương với địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, các Bộ ngành cần tăng cường vai trò trong việc quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, quy định của ngành, trong đó chú trọng việc quản lý môi trường hiệu quả tài chính, nộp ngân sách.

Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ĐTNN; nâng cao năng lực thực thi và hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTNN của các cơ quan chức năng.

Tiến hành tổng kết, đánh giá việc phân cấp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN trong thời gian qua, nhanh chóng phát hiện những bất cập để kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án đầu tư mà có công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất trước khi thực hiện viện cấp phép, giao đất…. Để thực hiện những điểu này các Bộ, Ban, Ngành cần nâng cao chất lượng trong công tác thẩm

tra, có những biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn các dự án công nghệ lạc hậu được thực thi và có tác động xấu đến môi trường.

Các cơ quan quản lý ĐTNN ở từng địa phương thường xuyên tiến hành rà soát các dự án đã được cấp phép đầu tư trên địa bàn đểcó hướng xử lý đối với từng loại dự án, chú ý các dựa án có quy mô lớn, sử dụng nhiều đất, chậm triển khai so với tiến độ đã cam kết để nhanh chóng đôn đốc thực hiện theo đúng tiến độ đã cam kết trong kế hoạch.

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, khuyến nghị giải pháp cho giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 78 - 79)