Mô hình trọng lực (the Gravity model)

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, khuyến nghị giải pháp cho giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 36 - 38)

7. Hướng phát triển của đề tài

3.1.2Mô hình trọng lực (the Gravity model)

Các phân tích thực nghiệm được tiến hành dựa trên mô hình Gravity. Các mô hình Gravity thường được sử dụng để nghiên cứu dòng chảy thương mại từ nguồn (S) đến mục tiêu (T) trong nền kinh tếnhưng có cũng thích hợp trong nghiên cứu FDIs. Mô hình này được lấy cảm hứng từ định luật luật hấp dẫn của Newton theo đó lực hấp dẫn giữa hai vật riêng biệt phụ thuộc vào khối lượng và khoảng cách của chúng. Mô hình Gravity có tính chất áp dụng thực tế, nó đặc biệt thành công trong việc dự báo và nghiên cứu thực nghiệm (Bos và Van de Laar, 2004).

Cơ sở lý thuyết của mô hình Gravity dựa theo Anderson (1979), Bergstrand (1985), Egger (1999) và Harris (1998). Một số lượng lớn các tác giả đã mở rộng việc sử dụng mô hình Gravity trong nghiên cứu FDI (Bevan và Estrin, 2004; Bos và Van de Laar, 2004; Gopinath và Echeverria, 2004; Egger và Pfafermayr, 2004; Guerin và Manzocchi, 2006; Eaton và Tamura, 1994; Frankel và Wei, 1997; Blonigen và Davis, 2000; Stein và Daude, 2001; Yeyati, Panizza và Stein, 2001; Janicki và đồng sự, 2005; Guerin, 2006; Borrmann và đồng sự, 2005; Habib và Zurawicky, 2002)

Các thành phần chính của mô hình là quy mô thị trường của hai nền kinh tế và khoảng cách địa lý giữa các trung tâm kinh tế chính của họ. Ngay cả trong thời đại toàn cầu hóa khoảng cách vẫn được công nhận là nhân tố quan trọng tác động đến đầu tư quốc tế (Ghewamat, 2001). Thông qua những biến trọng lực,có thể ước lượng được vốn đầu tư tiềm năng giữu hai quốc gia. Một số biến được thêm vào để tránh các sai lệch thiếu biến. Mô hình có dạng:

FDISTit = β0 + β1 GDPSit + β2 GDPTit + β3 DISTANCEST + β4 GOVTit + β5 CONTROLTit + εit

Trong đó:

FDIStit là vốn FDI song phương từ quốc gia nguồn đến quốc gia mục tiêu tính bằng USD

GDPSit và GDPTit là GDP của quốc gia nguồn và quốc gia mục tiêu, tính bằng USD

DISTANCEST là khoảng cách địa lý giữa quốc gia nguồn và quốc gia mục tiêu, nó đại diện cho chi phí vận tải và chi phí thông tin. Guerin (2006) cho rằng chi phí của việc thu thập thông tin có khả năng sẽtăng lên cùng với khoảng, như sự nhận biết rõ cơ hội đầu tư, về văn hóa và thủ tục hải quan ở quốc gia mục tiêu.Ví dụ chi phí vận tải và thông tin liên lạc, chi phí kinh doanh với các khác biệt văn hóa và ngôn ngữ, chi phí của việc gửi nhân viên ra nước ngoài, và các chi phí thông tin của các yếu tố thể chế và pháp lý, địa phương ví dụ như quyền sở hữu, quy định và hệ thống thuế, tất cả đều được giả định tăng theo khoảng cách. (Nguồn: Centre d’ Etudes Prospectives et d’ Informations Internationales (CEPII) database).

GOVTit là các biến về chính phủ: "Chất lượng bộ máy chính quyền" biểu hiện cho sức mạnh, tính chuyên môn và quyền tự chủ của một bộ máy chính quyền có thể thực hiện mà không cần những thay đổi lớn trong chính sách hoặc gián đoạn các hoát động của chính phủ.

CONTROLTit là các biến kiểm soát được thêm vào để làm giảm nguy cơ sai lệch do việc loại trừ một số biến. Các biến này bị loại trừ do tương quan cao với các biến chính phủ (biến GOVTit), do hạn chế dữ liệu và do không có ý nghĩa về mặt thống kê. Bao gồm các biến: TRADE, EU LINKS, LANDLOCK và COLONIAL LINK.

ε it là nhiễu trắng, i chỉ quốc gia và t chỉ trễ thời gian.

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, khuyến nghị giải pháp cho giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 36 - 38)