Nhóm giải pháp xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, khuyến nghị giải pháp cho giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 76 - 77)

7. Hướng phát triển của đề tài

4.2.2.7 Nhóm giải pháp xúc tiến đầu tư

Cần có chiến lược định hướng đầu tư và quy hoạch rõ ràng ngành, vùng, lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Thiết lập một chính sách đầu tư thống nhất, tránh đầu tư dàn trải và không hiệu quả, chú trọng vào các ngành cí hiệu ứng lan tỏa và giá trịtăng cao. Đặc biệt, thu hút FDI phải đi đôi với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại. Việt Nam cần thu hút và sử dụng có chọn lọc FDI hơn là chiều theo ý nhà đầu tư nước ngoài như thời gian qua, hay nói cách khác hơn là cần phải chú trọng chất lượng hơn sốlượng và cần phải biết cách từ chối FDI bất lợi.

Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản...Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng một danh mục cụ thể những dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài, thiết lập thông tin chi tiết của các dựán đầu tư để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án này.

Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một sốđịa bàn trọng điểm. Đồng thời cũng phải tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đứng trên góc độ của các doanh nghiệp, để có thể tìm được những đối tác tốt và sẵn sàng đầu tư thì vấn đềđặt ra là các doanh nghiệp phải tự thể hiện mình như là một đối tác trong nước đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, khuyến nghị giải pháp cho giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)