7. Hướng phát triển của đề tài
4.2.1 Những hạn chế trong thu hút nguồn vốn ĐTNN của Việt Nam trong
năm vừa qua
Trải qua 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút nguồn vốn ĐTNN từ việc ban hành Luật ĐTNN lần đầu tiên vào năm 1987 và Luật sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và 2005, cùng với các văn bản dưới luật, NghịĐịnh, Việt Nam đã dần xây dựng được một khung pháp lý khá đồng bộ, thông thoáng, ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tếđồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động ĐTNN.
Biểu hiện của những điều này là khu vực kinh tế có vốn ĐTNN càng ngày càng phát triển năng động, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, chẳng hạn như:
- ĐTNN là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Trong những năm 2001-2005, ĐTNN đã đóng góp 16% tổng vốn đầu tư xã hội và tỷ trọng này tăng lên 24.8% trong thời kỳ 2006- 2011.
- ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp do đó cơ cấu kinh tế cũng có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực. Tỷ trong ngành nông nghiệp từ chiếm 80% (1988), đến năm 2011 chỉ còn 22%, công nghiệp – dịch vụ chiếm 78%. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực có vốn ĐTNN luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước. Năm 1996, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực ĐTNN là 21,7% trong khi tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước là 14,2%. Năm 2000 tốc độ này
tương ứng là 21,8% và 17,5%. Năm 2005 là 21,2% và 17,1%, năm 2010 là 17,2% và 14,7%.
- ĐTNN đóng góp đáng kể vào thu ngân sách và các cân đối vĩ mô. Trong 5 năm 2006 - 2010, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt hơn 10,5 tỷ USD, tăng bình quân trên 20%/năm. Trong năm 2011, thu nộp ngân sách của khu vực ĐTNN (không kể thu từ dầu thô) đạt 3,5 tỉ USD.
- ĐTNN đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Khu vực ĐTNN chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như năm 1995, khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) chỉ chiếm 27% tổng xuất khẩu cả nước, thì đến năm 2011 đã chiếm 59%.
- ĐTNN đóng vai trò nổi bật trong đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. ĐTNN đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- ĐTNN góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực. Tính đến nay, khu vực có vốn ĐTNN đã tạo việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động gián tiếp khác.
- ĐTNN đã đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ đối ngoại. Cùng với các nhân tố khác, ĐTNN đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bên cạnh những yếu tố có thể lượng hóa được nêu trên, vai trò của ĐTNN còn thể hiện thông qua những yếu tố không lượng hóa được. Đó là, ĐTNN đã mang đến một phương thức đầu tư kinh doanh mới, từ đó có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước. Thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang các doanh nghiệp trong nước.
Mặc dù đã đạt được những thành quả cơ bản quan trọng như đã nêu ở trên, song bên cạnh đó việc thu hút, sử dụng và quản lý ĐTNN trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là:
Khả năng hấp thụ nguồn vốn còn khá khiêm tốn, đồng nghĩa với việc chưa tận dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn này trong khi nước ta đang có nhu cầu lớn về vốn: Dường như mô hình hoạt động của nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN chỉ là nhập khẩu - lắp ráp - xuất khẩu. Tư duy kinh doanh ngắn hạn, nhất thời, thường thấy ở những mô hình kinh doanh nhỏ, gọn, linh hoạt, có thể điều chỉnh nhanh chóng. Các doanh nghiệp phần lớn không quan tâm đến bảo vệ sở hữu trí tuệ nguyên nhân có lẽ là do họ thường sản xuất những mặt hàng có hàm lượng chất xám thấp (giày dép, quần áo) và cung ứng cho thị trường bên ngoài. Như vậy, lợi ích của FDI sẽ chỉ là ngắn hạn khi Việt Nam thiếu vốn, thừa lao động.
Chất lượng của nguồn vốn chưa cao: Trên thực tế nhiều năm qua cho thấy, chính sách thu hút FDI của các địa phương Việt Nam chưa chú trọng đến chất lượng mà chủ yếu nhằm đến số lượng nhằm nhanh chóng khai thác nguồn nhân lực dồi dào và tài nguyên thiên nhiên sẵn có. GS Đặng Hùng Võ cũng đã từng nêu thực trạng: “Tỉnh nào cũng muốn phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế để đưa tỷ lệ công nghiệp hoá tỉnh mình lên cao nhất. Các tỉnh cạnh tranh nhau bằng giải pháp ưu đãi đầu tư, tạo lợi ích kinh tế cao nhất cho các nhà đầu tư. Đôi khi còn bỏ qua mọi vấn đề để níu kéo nhà đầu tư”.
Việc thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao còn hạn chế; chuyển giao công nghệ còn chậm: theo một cuộc khảo sát của VCCI và USAID/VNCI gần đây đã cho hiện rõ bức tranh thu hút FDI rất đáng lo ngại. Hiện nay, 67% doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoạt động ở Việt Nam là thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp. Tính trung bình trên cả nước, chỉ khoảng 5% nhà đầu tư tham gia vào sản xuất công nghệ hiện đại như công nghệ thông tin và truyền thông, khoảng 5% khác tham gia các dịch vụ khoa học, kỹ thuật, 3,5% tham gia ngành bảo hiểm, tài chính có kỹ năng quản lý hiện đại, lao động trình độ cao.
Về thu hút FDI trong lĩnh vực môi trường, theo báo cáo mới đây nhất ngày 20/2/2012 của Cục Đầu tư nước ngoài, lĩnh vực cấp nước và xử lý chất thải tính từ
năm 1988 tới nay mới chỉ có 28 dự án trong tổng số 13.530 dự án FDI đầu tư vào nước ta hiện đang còn hiệu lực, chỉ chiếm 0,2%. Tổng vốn đầu tư đăng ký của 28 dự án này là 710.084.540 USD trong tổng số 199.703.267.764 USD tổng vốn đầu tư của tất cả các dự án tại Việt Nam, chiếm 0,36%.
Năm 2009, chúng ta có 5 doanh nghiệp có vốn ĐTNN đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này với tổng vốn đăng ký là 8.700.000 USD; năm 2011 có 3 doanh nghiệp có vốn ĐTNN đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 323.210.000 USD. Và hai tháng đầu năm 2012 có một doanh nghiệp có vốn ĐTNN đầu tư với số vốn đăng ký là 200.000 USD.
Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hơn nữa cũng có thể dẫn đến nguy cơ Việt Nam trở thành “công xưởng của thế giới”: Vì ham thành tích, nhiều địa địa phương đã bỏ qua mong muốn có được những FDI công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Hơn thế, còn có biểu hiện say mê với những dự án lớn, chiếm đất, gây ô nhiễm. Các địa phương đã thu hút các dự án một cách ít chọn lọc, nhất là giai đoạn đầu nên đã không tránh khỏi những doanh nghiệp có vốn ĐTNN không có công nghệ tốt, tiêu tốn nguyên liệu, sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao.
Thực tế thời gian qua, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã cho nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc "dưới chuẩn", cũ kỹ, lạc hậu vào Việt Nam. Ông Bùi Quách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cảnh báo: "Xu hướng xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng và Việt Nam có nguy cơ trở thành một trong những nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao”.
Việc sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản chưa thực sự hiệu quả: nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN hướng đến việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên giá rẻ của Việt Nam: đất, nước, khoáng sản… Chưa kể, có không ít doanh nghiệp có vốn ĐTNN gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên, mà bài học về Vedan là một ví dụ điển hình.
Mối liên kết ngang và dọc giữa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và doanh nghiệp trong nước chưa cao: Như đã biết một lợi ích thường được nhắc đến trong việc thu
hút đầu tư nước ngoài là sự lan toả về công nghệ và kinh nghiệm quản lý thông qua các mối quan hệ thương mại và lao động giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với doanh nghiệp và lao động trong nước. Vậy nhưng, khảo sát chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI cho thấy hiệu ứng lan toả của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam là không lớn.
Theo ông Jim Winkler- Giám đốc dự án Sáng kiến Cạnh tranh Việt Nam của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAD/VNCI) cho biết: “Những nhận định về thiếu tính liên kết với khu doanh nghiệp trong nước đã được đề cập trong báo cáo PCI năm 2010 tiếp tục được khẳng định khi kết quả khảo sát PCI 2011 cho thấy doanh nghiệp có vốn ĐTNN nhập khẩu tới 57,5% hàng hoá, dịch vụ trung gian. Chỉ khoảng 40% hàng hoá, dịch vụ trung gian được mua trong nước và chỉ 2% trong số này do các doanh nghiệp tư nhân trong nước cung cấp”. Sự thiếu liên kết với khu vực kinh tế tư nhân trong nước rất đáng lo ngại do hạn chế cơ hội doanh nghiệp trong nước tận dụng lợi thế về công nghệ và cải thiện năng suất.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là gì? Những tồn tại, hạn chế nêu trên của khu vực đầu tư bằng vốn đầu tư TTNN có nguyên nhân từ sự yếu kém nội tại của nền kinh tế cũng như những hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về đầu tư nước ngoài. Những nguyên nhân chủ yếu đó là:
(i) Hệ thống, pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu nhất quán.
Trong 25 năm qua, hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng không ngừng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động ĐTNN chưa thực sự đồng bộ, rõ ràng, các văn bản pháp luật còn chồng chéo, tạo ra các cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng ở các cấp. Thời gian ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật thì còn kéo dài gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện, xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình khai dự án.
Tuy các chính sách ưu đãi của ta thường xuyên được rà soát sửa đổi, bổ sung nhưng còn dàn trải, chưa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tư. Ví dụ: chính sách ưu đãi đối với đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ chưa có sự khác biệt, đủ sức hấp dẫn so với các ngành khác; chính sách ưu đãi vào những địa bàn cần thu hút đầu tư còn dàn trải giữa các địa bàn khác trong cả nước hoặc có khác thì cũng chưa nổi trội, chưa có tính đột phá. Bởi lẽ, trong 63 tỉnh/thành phố thì hầu hết tỉnh/thành phố nào cũng có địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó chính sách đầu tư cũng chưa đảm bảo cạnh tranh cao để thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực, “đánh đồng” mức thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp sản xuất với dự án thương mại dịch vụ và bất động sản.
(iii) Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn ĐTNN phát huy hiệu quả.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam, mặc dù đã được đầu tư nhiều trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển, hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp.
(iv) Hạn chế về nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, phần đông là lao động nữ, nguồn nhân lực có trình độ cao còn thiếu, chỉ được đào tạo trong ngắn hạn, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp ĐTNN. Đây là hạn chế đã tồn tại từ nhiều năm trước, nhưng trong thời gian gần đây càng trở nên bức xúc hơn khi thu hút ĐTNN các dự án sử dụng công nghệ cao, hiện đại. Trong một nghiên cứu mới đây do Cục Đầu tư nước ngoài phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tiến hành, thì 32% các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng thiếu công nhân lành nghề là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho họ không sử dụng hết công suất. Vì vậy, lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp của Việt Nam đang giảm dần.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp ĐTNN. Do đó, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn các linh phụ kiện đầu vào, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu về việc hình thành chuỗi giá trị.
(vi) Chưa thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý ĐTNN.
Việc phân cấp cho UBND các địa phương và Ban quản lý KCN – KCX trong quản lý ĐTNN là chủ trương đúng đắn, tạo thế chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phương trong công tác quản lý hoạt động ĐTNN. Tuy nhiên, việc phân cấp phải đi kèm với luật pháp chính sách rõ ràng, hệ thống quy hoạch đồng bộ; năng lực của các cơ quan được phân cấp phải được nâng cao; công tác báo cáo, cung cấp thông tin của địa phương lên trung ương phải kịp thời; công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm phải được thực hiện triệt để; tăng cường sự phối hợp hàng ngang và hàng dọc giữa các cơ quan quản lý chung và cơ quan quản lý chuyên ngành, giữa cơ quan quản lý ở Trung ương với cơ quan quản lý ở địa phương.
Nhưng, trên thực tế, những công tác này chưa được thực hiện tốt trong thời gian qua, đồng thời có hiện tượng một số địa phương trong quá trình xử lý còn thiên về lợi ích trước mắt mà chưa tính đến lợi ích lâu dài, vì lợi ích địa phương mà bỏ qua lợi ích tổng thể quốc gia. Điều này, đã có những ảnh hưởng không tốt đến các cân đối tổng thể của nền kinh tế, ví dụ, có địa phương cấp phép nhiều dự án thép, xi măng làm mất cân đối nguồn cung cấp điện và gây ô nhiễm môi trường.
Nhận thức về thu hút và quản lý các nguồn vốn FDI tại các địa phương chưa đồng bộ, có khi nóng vội, thiên về lợi ích trước mắt mà chưa tính đến vấn đề chiến lược, thu hút đầu tư một số nơi còn chạy theo số lượng mà thiếu quan tâm đến chất