7. Hướng phát triển của đề tài
4.1.1 Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về thu hút ĐTNN
Những quan điểm cũng như những tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề thu hút ĐTNN đã được thể chế hóa trong Luật đầu tư năm 2005 hay thế Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật ĐTNN năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Qua lần sửa đổi này, Luật đầu tư trở nên rõ ràng hơn, phù hợp hơn với thông lệ cũng như những cam kết quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đồng thời cũng phản ánh được tính
khuyến khích, tạo điều kiện thu hút, hấp dẫn các nhà ĐTNN đầu tư vốn vào nước ta. Có thểsơ lược qua một sốquan điểm sau:
- Doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quốc dân
Quan điểm này xác nhận sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền lợi của đất nước Việt Nam với quyền lợi của các nhà ĐTNN. Bởi vì, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đều được tổ chức, hoạt động như một pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, trên đất nước Việt Nam. ĐTNN là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia. Hợp tác đầu tư với nước ngoài phải là thỏa thuận bình đẳng và cùng có lợi giữa các bên về lợi ích. Các nhà ĐTNN đầu tư có hiệu quả thì cũng góp phần nâng cao hiệu quả, mang lại thu nhập cho nền kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, hơn nữa cũng mang lại sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Cũng xét đến trường hợp nếu như các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thua lỗ, thất bại, phá sản thì cũng sẽ mang lại những hệ lụy cho nền kinh tế của nước ta. Chính vì những lý do này, Chính phủ ta luôn khẳng định là sẽ tiếp tục cải thiện, hoàn chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam
Đảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh khu vực có vốn ĐTNN là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển bình đẳng với các nền kinh tế khác. Cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh, kết cấu hạ tầng, tăng cường đào tạo nhân lực…thì Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chủ trương như khuyến khích đầu tư, chuyển giao công nghệ, giảm giá tiền thuê đất… Cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Chính phủ đã ban hành một loạt những văn bản pháp luật như Nghị định 27/2003/NĐ-CP và Nghị định 38/2003/NĐ-CP) cũng như những đổi mới trong Luật Đầu tư 2005 đã mở rộng các lĩnh vực cho nhà ĐTNN, phù hợp hơn với lộ trình quốc tế, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký cấp phép kinh doanh…
- Quan điểm về bảo vệ lợi ích quốc gia trong chính sách thu hút vốn ĐTNN
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập như hiện nay, sau khi nước ta gia nhập WTO thì quá trình hội nhập càng đượđẩy mạnh hơn nữa, việc mở cửa thu hút nguồn vốn
ĐTNN có tác dụng khơi gợi những tiềm năng trong nước, kích thích các doanh nghiệp trong nước phát triển hơn nữa nhưng song song với những lợi ích đó thì vẫn tồn tại những bất cập như nguy cơ cạnh tranh khốc liệt giữa doanh nghiệp trong nước và những doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Vì vậy, bên cạnh việc mở cửa, ưu đãi thu hút nguồn vốn ĐTNN cũng cần có những chính sách bảo hộ hợp lý cho các hoạt động sản xuất trong nước. Đồng thời cũng rất cần phải có những biện pháp cần thiết để giữ vững an ninh chính trị, kinh tế xã hội tránh các thế lực thù địch âm mưu phá hoại.
- Quan điểm đa dạng hóa về hình thức đầu tư, hợp tác đa phương với nước ngoài
Vấn đề lựa chọn hình thức hợp tác đầu tư với nước ngoài liên quan đến việc lựa chọn cơ cấu vốn và cách sử dụng những nguồn vốn trong nước và nước ngoài nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho nền kinh tế và xã hội. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà cân nhắc lựa chọn hình thức thích hợp theo phương châm đa dạng hóa linh hoạt, không cứng nhắc. Hơn nữa cũng tránh tình trạng quá lệ thuộc vào một số quốc gia cần xây dựng cho mình một nền kinh tế độc lập, tự cường, tự thân vận động, phát triển thực sự bền vững.