7. Hướng phát triển của đề tài
3.2.2 Các lý thuyết chứng minh sự cần thiết của các biến trong mô hình
Empirical
Các biến được thảo luận trong phần cơ sở của mô hình Empirical sẽ được thể hiện trong một mô hình thực nghiệm. Trước khi xây dựng mô hình này, chú ý là ngoài các tài liệu thực nghiệm đã sử dụng rộng rãi, những nền tảng lý thuyết của mô hình
cũng bao gồm sự mô tả các yếu tố quyết định FDI từ bên trong. Các biến được lựa chọn hoàn toàn phù hợp với khung lý thuyết FDI và cung cấp một bằng chứng để kiểm tra xem liệu những lý thuyết được giới thiệu từtrước có thểcó đủ khảnăng để giải thích trong bối cảnh các nước đang trong quá trình quá độ hay không.
Lý thuyết thương mại và đầu tư quốc tế chỉ ra sản xuất, phối hợp với chi phí như là một yếu tố cơ bản của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, cơ sở hạ tầng của nước sở tại, chính sách thương mại và sự mở cửa thể hiện các thông số phối hợp, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có thể giảm lao động và chi phí cơ hội.
Lý thuyết vòng đời sản phẩm làm nổi bật lên những điều kiện làm xuất hiện dòng vốn FDI, đó chính là chi phí sản xuất, tiêu chuẩn hóa sản xuất (ngụ ý nhau cầu lao động có tay nghề thấp), trong khi vẫn dễdàng để thâm nhập vào thịtrường quốc tế. Trong khuôn khổ này, lao động sẵn có, trình độ học vấn nguồn nhân lực, cơ sở hạ tằng giao thông vận tải và thông tin liên lạc, các quy định tài chính (là những biện pháp có thể cho phép các công ty trong nước tiếp cận với nguồn vốn), trong khi chính sách thương mại quốc tế và sự mở cửa thể hiện các khía cạnh chính của lý thuyết vòng đời sản phẩm.
Lý thuyết yếu tố môi trường chi phối khả năng sáng tạo tạo ra từ sự đổi mới (Appropriability) cho thấy rằng sự cần thiết của việc bảo vệ những bí quyết thành công của tập đoàn đa quốc gia khỏi bị rò rỉ ra những đối thủ cạnh tranh mà có thể hướng họ đến với dòng vốn đầu tư nước ngoài. Sự động quyền, sự tồn tại của lực lượng lao động có tay nghề cao trong khi thịtrường chỉ cần sản phẩm tinh xảo là yếu tố quyết định chính đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lý thuyết này. Trong bối cảnh đó, tư nhân, trình độ học vấn của lực lượng công nhân và mức sống (thể hiện qua tuổi thọ) có thể chỉra quan điểm chính trong lý thuyết này.
Lý thuyết sự tiếp thu hóa giới thiệu các khiếm khuyết thị trường là yếu tố quyết định chính đối với dòng vốn FDI. Sự tồn tại của các rào cản thương mại, trong khi vẫn còn thiếu các quy định cạnh tranh, sự tồn tại của cấu trúc độc quyền và sự can thiệp của chính phủ là yếu tố chính quyết định đến FDI trong lý thuyết sự tiếp thu hóa khi kết hợp các yếu tố quyết định khác như sự tồn tại của tài nguyên thiên
nhiên, chi phí sản xuất thấp hay tiềm năng lớn của thị trường. Ngoài việc này, những biến như sự tồn tại của những nguồn tài nguyên thiên nhiên chiến lược cũng có thểđược phân loại như một yếu tố liên quan đến tiếp thu hóa, bởi vì thị trường của nó là đặc biệt không hoàn hảo với các rào cản gia nhập khắt khe và các yếu tố độc quyền bán. Khuôn khổ lý thuyết này sẽ đưa ra những biến như sự mở cửa và chính sách cản trởthương mại, công ty tư nhân với quy mô lớn với vị trí thống lĩnh thị trường, chi tiêu của chính phủ (phần trăm trên GDP) như là một dấu hiệu cho thấy mức độ can thiệp của chính phủ, mà còn là sự tồn tại của nguồn tài nguyên thiên nhiên chiến lược.
Lý thuyết chiết trung của Dunning chủ yếu kết hợp những phần của những lý thuyết khác bằng cách đặt chúng trong cùng một ngữ cảnh mà bao gồm cả các lợi thế của các tập đoàn đa quốc gia và nước chủ nhà và những yếu tố của thị trường (chủ yếu là sự không hoàn hảo dẫn đến các quyết định mang tính tiếp thu). Phạm vi của các biến thực sự rất rộng. Tiềm năng của thị trường thể hiện thông qua sựtăng trưởng GDP, cơ sở hạ tầng, điều kiện địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên, trình độ của nguồn nhân lực, mực sống và sự can thiệp của chính phủ. Cuối cùng, Học thuyết Đầu tư phát triển của Dunning (Dunning’s Investment Development Path) mà chủ yếu dựa trên học thuyết chiết trung, tập trung đặc biệt lên trình độ phát triển của nước sở tại mà có khả năng cho phép nước đó đối phó hiệu quảhơn đối với những dòng vốn đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia phức tạp hơn và có lợi hơn. Trong bối cảnh đó, cơ sở hạ tầng trong các hình thức khác nhau (ví dụnhư mạng viễn thông, hệ thống nước, đường ray, đường xá, …) trong khi chỉ số mức sống cùng với trình độ học vấn đặc biệt quan trọng đối với những yếu tố quyết định dòng vốn FDI.