Nhóm giải pháp thuộc chính sách thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, khuyến nghị giải pháp cho giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 73 - 74)

7. Hướng phát triển của đề tài

4.2.2.2 Nhóm giải pháp thuộc chính sách thu hút vốn đầu tư

Ban hành các ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thểthao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,….

Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; lựa chọn thẩm định kĩ càng các đối tác đầu tư cũng như tính khả thi của dựán đầu tư, không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất khu công nghiệp.

Hơn nữa cần thực hiện việc đối xử công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những chính sách cần thiết cơ bản nhất đểthu hút hơn nữa sự quan tâm, đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài khi họ xem xét tính khảthi khi đầu tư vào Việt Nam.

Thực hiện tốt cam kết về giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan theo lộ trình hội nhập và tiến trình tựdo hóa thương mại, qua đó tạo áp lực về cạnh tranh cho tất cả cá doanh nghiệp và giảm thiểu mức độ bảo hộ đối với một sốngành đang được ưu đãi nhằm làm giảm mức độ tập trung của FDI vào một số ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, thu hút nguồn vốn này vào tất cả các ngành, qua đó tạo cơ hội để có

được tác động lan tỏa cho các doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, khuyến nghị giải pháp cho giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)