7. Hướng phát triển của đề tài
4.2.2.8 Nhóm giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ là một thuật ngữ mới và hiện đang rất "nóng" ở Việt Nam. Nó được xem như công việc giúp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng thông qua cung cấp các bộ phận chi tiết, linh kiện sản phẩm hàng hoá trung gian khác.
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phải là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam. Ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chính yếu phát triển và ngược lại ngành công nghiệp chính yếu phát triển, sẽ khích thích ngành công nghiệp hỗ trợtăng tốc theo. Các chuyên gia kinh tế nói rằng, ngành công nghiệp hỗ trợđóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia vì ngoài yếu tố thị trường, ngành công nghiệp hỗ trợ cũng quyết định việc thu hút đầu tư trong và ngoàinước. Thếnhưng, thời gian qua và nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp phụ trợ của nước ta dường như vẫn loay hoay tìm đường hội nhập...
Cần xây dựng mục tiêu chuyển dịch sản xuất từ hợp đồng phụ sang nhập khẩu để sản xuất bán thành phẩm. Trọng tâm của mục tiêu này là nhắm vào sản phẩm có giá trị cao. Cải thiện năng lực sản xuất linh kiện và phụ tùng, đồng thời khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp hỗ trợ.
Cần phải hình thành các cụm khu công nghiệp hỗ trợ, phải có chính sách khuyến khích cần thiết cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ chẳng hạn như tài chính, thuế, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý….
Theo đó cần thiết lập định chế tài chính và hệ thống hỗ trợ tín dụng để cung cấp tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng cho DN vốn Việt Nam, đối tượng thường hay bị ngân hàng từ chối cho vay vì không có tài sản thế chấp. Thuế cũng cần được hoạch định sao cho công nghiệp hỗ trợ thu hút được nhiều DN tham gia. Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, thu nhập DN, hoặc nhập khẩu cũng là điều kiện tốt cho công nghiệp phụ trợ. Ngoài công cụ tài chính, chuyên gia JICA còn cho rằng, các hỗ trợ kỹ thuậtnhư cung cấp thông tin, chuyên môn...và quản lý rất cần thiết cho DN vốn Việt Nam khi tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải chú ý đến việc quản lý chất lượng sản phẩm.