Chú trọng công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh trà vinh, phòng giao dịch càng long (Trang 67 - 70)

Việc nhận diện và hạn chế cho vay ngay từ đầu đối với các khách hàng kém năng lực vẫn tốt hơn là phát hiện khách hàng kém năng lực sau khi đã giải ngân cho vay. Vì vậy, rất cần xem trọng công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng DN trƣớc khi quyết định cho vay. Để công tác này đạt hiệu quả PGD cần hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng DN theo hƣớng bổ sung đầy đủ các chỉ tiêu tài chính với các thang điểm có khoảng cách ngắn phù hợp nhằm chấm điểm và xếp hạng DN đúng thực trạng, tránh cho ra kết quả xếp hạng trùng khớp giữa các đơn vị có tình hình tài chính khác nhau tƣơng đối.

Hơn nữa, cần thiết phải xây dựng chƣơng trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng mang tính chuyên nghiệp cao theo hƣớng tự động hóa, liên kết với hệ thống quản lý mạng của ngân hàng, tránh thực hiện và lƣu trữ thủ công nhƣ hiện nay, để công tác kiểm tra giám sát thực hiện đƣợc phát huy hiệu quả.

56

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Trong ba năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014, mặc dù nền kinh tế đang dần đƣợc ổn định nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn nhƣ thiên tai, dịch bệnh, giá cả các mặt hàng biến động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khác trên địa bàn huyện nhƣng NH TMCP Đông Á – PGD Càng Long đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một NH. Trong đó, kết quả cho vay tại PGD đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt về doanh số cho vay, danh số thu nợ, dƣ nợ có xu hƣớng tăng qua từng năm, không phát sinh nợ xấu trong giai đoạn này nhƣng nợ quá hạn lại có những biến động bất thƣờng nhƣngvẫn ở mức cho phép.

Đối với tín dụng DNNVV, nhìn trên phƣơng diện tổng thể kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá tín dụng có thể nhận thấy tín dụng DNNVV tại NH TMCP Đông Á – PGD Càng Long trong thời gian qua tƣơng đối ổn định và đƣợc thực hiện tốt nhƣ dƣ nợ DNNVV có xu hƣớng gia tăng và tỷ lệ nợ xấu DNNVV là 0% đƣợc duy trì trong suốt giai đoạn 2011-2013 đến 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, ngoại trừ năm 2012 tín dụng DNNVV có phần hạn chế do trong năm này một bộ phận các DN gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh làm cho nhóm nợ quá hạn tăng cao gây nguy cơ rủi ro cao nhƣng sau đó đã đƣợc xử lý kịp thời, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hƣớng giảm và dần phục hồi hoàn toàn.

Qua quá trình phân tích thực trạng cho vay DNNVV cũng nhƣ dựa trên cơ sở một số nguyên nhân ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng DNNVV, đề tài đã trình bày những giải pháp thiết thực để góp phần nâng cao chất lƣợng cho vay DNNVV nhằm hỗ trợ vốn kịp lúc, kịp thời cho DNNVV trong tình hình phát triển kinh tế của huyện, cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn, giữ vững thị phần kinh doanh mang lại hiệu quả ngày càng cao cho PGD.

6.2. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị với chính quyền địa phƣơng

- Các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh các chƣơng trình xúc tiến phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách hổ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các hình thức cung cấp thông tin giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

- Cần phải thƣờng xuyên mở lớp tập huấn tại địa phƣơng cho các doanh nghiệp và các cá nhân hộ gia đình để trang bị cho họ kiến thức về pháp luật, nắm bắt thị trƣờng, tránh những sự gian dối trong kinh doanh, có nhƣ thế mới giúp cho các thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả, hạn chế đƣợc các rủi ro xảy ra ngoài ý muốn.

- Hỗ trợ tối đa cho ngân hàng trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu, rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ để ngân hàng sớm thu hồi vốn để tiếp tục kinh doanh.

57

Đối với NH TMCP Đông Á:

- Tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề tín dụng để cho các cán bộ tín dụng của các chi nhánh, phòng giao dịch có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ của mình.

- Tiếp tục nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới vào quy trình tín dụng để nâng cao hiệu suất làm việc cho cán bộ.

- Triển khai kịp thời, hƣớng dẫn cụ thể các văn bản, quyết định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nƣớc để tổ chức có hiệu quả chƣơng trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lƣợng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

- Tăng cƣờng hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự.

58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Trịnh và cộng sự, 2013. Tài liệu hướng dẫn học tập phân tích hoạt động kinh doanh. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

2. Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung – chủ biên, 2011. Tiền tệ ngân hàng. Nhà xuất bản Phƣơng Đông.

3. Nguyễn Thị Thu Sƣơng, 2014. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành. Luận văn tốt nghiệp. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

5. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

6. Tổng kết Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội huyện Càng Long năm 2011, 2012, 2013.

7. Trần Ái Kết – chủ biên, 2008. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ. Nhà xuất bản giáo dục.

8. Võ Đức Toàn, 2012. Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NH thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trƣờng Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh trà vinh, phòng giao dịch càng long (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)