Doanh số cho vay DNNVV theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh trà vinh, phòng giao dịch càng long (Trang 48 - 51)

Doanh số cho vay của ngân hàng không chỉ phụ thuộc thời hạn cho vay mà còn bị ảnh hƣởng theo ngành nghề kinh tế.

Căn cứ vào hình 4.3, có thể thấy rằng doanh số cho vay DNNVV theo lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản tại NH TMCP Đông Á – PGD Càng Long chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay DNNVV do tại địa bàn huyện Càng Long ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề nông và nuôi trồng. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện đối với các ngành công nghiệp – xây dựng, thƣơng mai - dịch vụ cũng đang trong đà phát triển, do đó PGD còn tập trung cho vay đối với các lĩnh vực này.

Hình 4.3: Doanh số cho vay DNNVV theo ngành kinh tế tại NH TMCP Đông Á - PGD Càng Long giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

37

Bảng 4.5: Doanh số cho vay DNNVV theo ngành kinh tế tại NH TMCP Đông Á - PGD Càng Long

Đvt: Triệu đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 2012/2011 2013/2012 6 tháng 2013/6 tháng 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp – thủy sản 5.809 3.661 3.797 1.758 2.151 -2.148 -36,98 137 3,74 393 22,35 Công nghiệp – xây dựng 1.025 1.220 1.415 619 662 195 19,04 195 15,94 43 7 Thƣơng mại – dịch vụ 1.708 1.898 2.234 879 1.324 190 11,11 336 17,68 445 50,59 Tổng DSCV 8.542 6.779 7.446 3.256 4.137 -1.763 -20,64 667 9,84 881 27,06

38

Qua các năm doanh số cho vay đối với các ngành nghề luôn biến động do ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế, xã hội, đặc biệt thiên tai dịch bệnh diễn biến bất thƣờng có ảnh hƣởng lớn nhất đối với ngành nông nghiệp - thủy sản, dẫn đến nhu cầu vay vốn của đối tƣợng này cũng bị ảnh hƣởng.

Nhìn vào bảng số liệu 4.5 có thể thấy rằng DSCV theo nhóm ngành nông nghiệp – thủy sản tại PGD chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 nhóm ngành, tuy nhiên tỷ trọng của ngành nông nghiệp – thủy sản lại có xu hƣớng giảm, trong khi tỷ trọng của 2 nhóm ngành còn lại là công nghiệp – xây dựng và thƣơng mại – dịch vụ lại có xu hƣớng tăng.

Nhóm ngành nông nghiệp – thủy sản: Năm 2011 DSCV đạt mức 5.809 triệu đồng, đến năm 2012 DSCV giảm mạnh, chỉ còn 3.661 triệu đồng, tức là giảm khoảng 2.148 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 36,98%; Năm 2012 là năm khó khăn đối với ngành nông nghiệp – thủy sản do thời tiết biến đổi thất thƣờng, giá cả các mặt hàng nông sản - thủy sản giảm nên các doanh nghiệp không dám mạnh dạn đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh. Đến năm 2013 ngành này đã có sự tăng trƣởng trở lại, gia tăng nhu cầu sử dụng vốn của nông nghiệp – thủy sản trong năm. DSCV tăng nhẹ và đạt mức 3.797 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 137 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 3,74% so với năm 2012. Đến nữa đầu năm 2014 doanh số này tiếp tục tăng 22,35% tƣơng ứng tăng 393 triệu đồng.

Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng: Năm 2011 DSCV trong lĩnh vực này là 1.025 triệu đồng, doanh số này liên tục tăng qua các năm và đến năm 2013 DSCV đạt mức 1.415 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 38,05% so với năm 2011. Và đến đầu năm 2014 thì DSCV đã đạt mức 662 triệu đồng tăng 7% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân DSCV ngành công nghiệp – xây dựng trên địa bàn huyện liên tục tăng qua các năm là do cùng với xu hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp nên nhu cầu thành lập mới doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp tăng cao và kinh tế ổn định đời sống ngƣời dân ngày càng nâng cao nhu cầu xây dựng nhà ở tăng, do đó doanh số cho vay DNNVV theo nhóm ngành cong nghiệp – xây dựng tăng liên tục trong thời gian vừa qua. Nhóm ngành này cùng với nhóm ngành thƣơng mại – dịch vụ là 2 nhóm ngành thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và là ngành mang lại lợi nhuận nhiều trong các năm qua.

Nhóm ngành thƣơng mại – dịch vụ: Năm 2011 DSCV ngành này là 1.708 triệu đồng, tƣơng tự nhóm ngành công nghiệp – xây dựng, DSCV cũng tăng mạnh qua 2 năm 2012 và 2013 và đạt mức vào năm 2013 là 2.234 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 thì DSCV của nhóm ngành này là 1.324 triệu đồng, tăng 445 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 50,59% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy nhóm ngành thƣơng mại - dịch vụ của huyện Càng Long ngày càng khởi sắc, phát triển tạo điều kiện cho nhiều DNNVV tham gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhƣ buôn bán, giao thông vận tải, kho bãi,…Nhu cầu về vốn để kinh doanh phát triển đối với DNNVV trong lĩnh vực này cũng gia tăng theo hàng năm.

39

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh trà vinh, phòng giao dịch càng long (Trang 48 - 51)