PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CÔNG NỢ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty tnhh mtv tmdl mía đường cần thơ (Trang 90 - 97)

a) Khái quát tình hình công nợ

Qua bảng 4.5 bảng đánh giá công nợ phải thu so với phải trả cho thấy tỷ số nợ phải thu trên nợ phải trả có biến động. Năm 2012, tỷ số nợ phải thu trên nợ phải trả là 0,17 cho thấy doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn khách hàng tƣơng đối nhiều, khi doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của khách hàng 1 đồng thì bản thân doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn 0,17 đồng. Năm 2013, tỷ số nợ phải thu trên nợ phải trả là 0,46 cho thấy doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn khách hàng tƣơng đối, khi doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của khách hàng 1 đồng thì bản thân doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn 0,46 đồng. Doanh nghiệp cần theo dõi để đƣa ra các giải pháp để hệ số nợ phải thu trên nợ phải trả ở mức chấp nhận đƣợc.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, tỷ số nợ phải thu trên nợ phải trả 6 tháng đầu năm 2013 là 0,35 thể hiện doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn khách hàng tƣơng đối nhiều, khi doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của khách hàng 1 đồng thì bản thân doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn 0,35 đồng. 6 tháng đầu năm 2014, tỷ số nợ phải thu trên nợ phải trả là 0,47 thể hiện doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn khách hàng tƣơng đối, khi doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của khách hàng 1 đồng thì bản thân doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn 0,46 đồng. Tỷ số này tăng nguồn vốn

78

của doanh nghiêp dần bị khách hàng chiếm dụng. Vì thế, doanh nghiệp cần theo dõi và đƣa ra các giải pháp để tỷ số nợ phải thu trên nợ phải trả ở mức chấp nhận đƣợc.

b) Tỷ số thanh toán ngắn hạn

Tỷ số thanh toán ngắn hạn là một tỷ số tài chính dùng để đo lƣờng năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Qua các giai đoạn, tỷ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp cao hơn mức bình thƣờng và liên tục tăng, điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp đáng tin cậy. Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo 4,4 đồng vào năm 2012 và năm 2013 thì tỷ số này tăng thêm 0,42 đồng là 4,48 đồng tài sản đảm bảo cho 1 đồng nợ. Tuy nhiên, tỷ số thanh toán ngắn hạn cao cho thấy doanh nghiệp dễ bị ứ động vốn và có thể thiếu vốn khi thanh toán đồng thời các khoản nợ này. Tỷ số thanh toán ngắn hạn tăng chậm vào năm 2013 cho thấy doanh nghiệp nhận thấy hệ số này tăng cao cần kiểm soát để phù hợp với giải pháp vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa hạn chế khả năng bị chiếm dụng.

Tỷ số thanh toán ngắn hạn bắt đầu giảm, hệ số này < 2 vào 6 tháng đầu năm 2014 nhƣng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp 1 đồng doanh nghiệp nợ đƣợc đảm bảo 2,85 đồng tài sản trong 6 tháng đầu năm 2013 nhƣng đến 6 tháng đầu năm 2014 giảm gần 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2013. Mặc dù, tỷ số này giảm còn 1,48 vào 6 tháng đầu năm 2014 để thấy khả năng thanh toán không còn đƣợc đảm bảo nữa nhƣng do khoản khách hàng trả tiền trƣớc cao dẫn tới tỷ số này không lớn hơn 2.

c) Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số tài chính biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hơn mức bình thƣờng > 1 và liên tục tăng, điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp đáng tin cậy. Năm 2012, tỷ số này quá lý tƣởng là 4,35 cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đáng tin tƣởng, cứ 4,35 đồng sẽ đảm bảo cho 1 đồng nợ và vào năm 2013 tỷ số này không biến động lắm chỉ tăng thêm 0,25. Tỷ số này tăng nhanh nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến doanh nghiệp dễ bị ứ động vốn bằng tiền, vì thế doanh nghiệp cần có giải pháp để điều chỉnh tỷ số này ở mức chấp nhận đƣợc là xấp xỉ = 1.

Tỷ số thanh toán nhanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 có xu hƣớng giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2013, cứ 1 đồng nợ đƣợc đảm bảo 2,78 đồng tài sản ngắn hạn. Và 1,4 đồng tài sản ngắn hạn sẽ đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn, cho thấy doanh nghiệp không bị ứ động vốn bằng tiền và

79

đã cải thiện đƣợc khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp cần có giải pháp để đảm bảo cho hệ số thanh toán nhanh ở mức phù hợp là xấp xỉ =1.

d) Tỷ số thanh toán bằng tiền

Qua bảng 4.5, tỷ số thanh toán bằng tiền có biến động. Năm 2012, tỷ số thanh toán bằng tiền là 1,07, vƣợt mức chấp nhận đƣợc là 0,5, cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định, khả năng thanh toán tốt và doanh nghiệp sử dụng tiền mặt nhiều trong giao dịch, cứ 1 đồng nợ thì doanh nghiệp có tới 1,07 đồng vốn bằng tiền chi trả. Dƣờng nhƣ doanh nghiệp thấy hệ số thanh toán bằng tiền ở năm 2012 vƣợt mức chấp nhận đƣợc nên đã đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế tỷ số này tăng và kết quả tỷ số thanh toán bằng tiền năm 2013 giảm còn 0,22 dƣới mức chấp nhận đƣợc và có xu hƣớng giảm. Tỷ số thanh toán bằng tiền có sự thay đổi vào 6 tháng đầu năm 2014, tỷ số thanh toán bằng tiền dần tăng và vƣợt qua mức chấp nhận đƣợc là 0,76. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì 1 đồng nợ đã đƣợc doanh nghiệp đảm bảo 0,17 đồng vốn bằng tiền. Tình hình tài chính thay đổi khi trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình thanh toán của doanh nghiệp đƣợc tin tƣởng hơn cho 1 đồng nợ đƣợc doanh nghiệp đảm bảo tới 0,76 đồng vốn bằng tiền. Cho nên, doanh nghiệp cần theo dõi chỉ số tài chính này để đƣa ra các giải pháp đảm bảo khả năng thanh toán, tránh tình trạng thiếu tiền mặt thanh toán.

80

Bảng 4.5: Bảng phân tích tình hình công nợ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 20111 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014

Nợ phải thu ngắn hạn triệu đồng 787.669 47.203 107.798 157.525 401.939

Nợ phải trả ngắn hạn triệu đồng 867.892 273.117 236.605 445.571 871.784 Tài sản ngắn hạn triệu đồng 1.940.958 1.200.403 1.139.750 1.271.291 1.292.738

Hàng tồn kho triệu đồng 39.317 11.220 50.365 31.735 73.683

Vốn bằng tiền triệu đồng 5.954 291.892 51.929 76.166 659.897

Tổng doanh thu bán chịu triệu đồng 5.525.320 7.035.485 3.251.085 1.352.208 4.435.992 Số dƣ nợ phải thu bình quân trong kỳ triệu đồng 787.669 417.436 77.501 102.364 254.869 Tổng trị giá mua chịu trong kỳ triệu đồng 4.722.880 5.937.927 2.711.240 4.722.880 4.321.333 Số dƣ nợ phải trả bình quân trong kỳ triệu đồng 867.892 570.505 254.861 359.344 554.195

Nợ phải thu/ nợ phải trả - 0,17 0,46 0,35 0,46

Tỷ số thanh toán ngắn hạn - 4,40 4,82 2,85 1,48

Tỷ số thanh toán nhanh - 4,35 4,60 2,78 1,40

Tỷ số thanh toán bằng tiền - 1,07 0,22 0,17 0,76

Số vòng quay nợ phải thu vòng - 16,85 41,95 13,21 17,40

Số ngày của một vòng quay nợ

phải thu ngày - 21 9 27 21

Số vòng quay nợ phải trả vòng - 10,41 10,64 13,14 7,80

Số ngày của một vòng quay nợ

phải trả ngày - 35 34 27 46

(Nguồn: Tính toán từ các chỉ tiêu giai đoạn 2011 –2014)

81 e) Số vòng quay nợ phải thu

Số vòng quay nợ phải thu năm 2012 là 16,85 vòng; năm 2013 là 41,95 vòng tăng 25,1 vòng so với năm 2012 và tăng gần 2,5 lần so với năm 2012. Số vòng quay nợ phải thu tăng và lớn qua các năm thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh, hạn chế bị khách hàng chiếm dụng vốn và góp phần tích cực trong thanh toán nợ của doanh nghiệp. Số ngày của một vòng quay nợ phải thu qua các năm giảm dần, năm 2012 là 21 ngày, đến năm 2013 là 9 ngày giảm 12 ngày so với năm 2012. Số ngày của một vòng quay nợ phải thu giảm chứng tỏ thời gian thu hồi nợ nhanh, vốn ít bị chiếm dụng.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 thì số vòng quay nợ phải thu có xu hƣớng tăng, số ngày của một vòng quay nợ phải thu giảm. 6 tháng đầu năm 2013 là 13,21 vòng, số ngày của một vòng quay là 27 ngày đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên thành 17,4 vòng tăng 4,2 vòng, số ngày của một vòng quay là 21 ngày giảm 6 ngày so với 6 tháng đầu năm 2013 điều này cho thấy tốc độ luân chuyển nợ tăng, thời gian thu hồi nhanh, giảm bớt vốn bị chiếm dụng, công tác quản lý thu hồi nợ của doanh nghiệp tốt cần tiếp tục theo dõi và phát huy.

f) Số vòng quay nợ phải trả

Số vòng quay nợ phải trả tăng, số ngày của một vòng quay nợ phải trả giảm. Năm 2012 là 10,41 vòng và năm 2013 là 10,64 vòng tăng 0,23 vòng so với năm 2012 và tăng gần 1.02 lần so với năm 2012 điều này cho thấy doanh nghiệp ngày càng đi chiếm dụng vốn của khách hàng, tận dụng nguồn vốn này để phục vụ cho hoạt động kinh doanh mà không cần đi vay các tổ chức tín dụng vì khi đi vay thì bản thân doanh nghiệp phải chi trả thêm phần lãi suất đi vay dẫn đến tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Số ngày của một vòng quay nợ phải trả năm 2012 là 35 ngày, năm 2013 là 34 ngày giảm 1 ngày. Điều này cho thấy số ngày doanh nghệp đi chiếm dụng ngắn, thời gian trả nợ nhanh, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo.

Số vòng quay nợ phải trả giảm trong 6 tháng đầu năm 2014, số ngày của một vòng quay nợ phải trả tăng. 6 tháng đầu năm 2013, số vòng quay nợ phải trả là 13,14 vòng, số ngày của một vòng quay nợ phải trả là 27 ngày đến 6 tháng đầu năm 2014 giảm 2 lần chỉ còn 7,8 vòng, số ngày của một vòng quay là 46 ngày giảm gần 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2013. Doanh nghiệp dần bắt bắt đầu chiếm dụng vốn nhiều mặc dù số ngày chiếm dụng vốn tƣơng đối. Nhìn chung, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn ít hơn là bị khách hàng chiếm

82

dụng vốn và số ngày đi chiếm dụng vốn cao hơn số ngày bị khách hàng chiếm dụng vốn. Nhƣng doanh nghiệp cần theo dõi, quản lý công nợ phải trả để tránh nợ tồn động kéo dài, số vòng luân chuyển nợ phải trả quá cáo sẽ không tốt vì có thể ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp do phải huy động vốn để trả các khoản phải trả.

g) Tỷ số nợ trên tài sản

Bảng 4.6: Bảng phân tích năng lực sử dụng và quản lý nợ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013-2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014 Tổng nợ triệu đồng 874.444 273.117 283.117 445.571 871.784 Tổng tài sản triệu đồng 1.963.906 2.386.059 1.712.864 2.337.044 1.783.588 Giá trị VCSH triệu đồng 1.089.461 2.112.942 1.476.259 1.891.472 911.804 Tỷ số nợ trên tài sản % - 11,45 16,53 19,07 48,88 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu % - 12,93 19,18 23,56 95,61

(Nguồn: tính toán từ các chỉ tiêu giai đoạn 2011 – 2014)

Qua bảng 4.6 cho thấy tỷ số nợ trên tài sản biến động. Năm 2012, tỷ số nợ trên tài sản là 11,45%, cho thấy trong 1 đồng tài sản có 11,45% là tài sản nợ, tƣơng ứng có 0,11 đồng tài sản nợ, tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao và thực tế doanh nghiệp không có vay tín dụng ngân hàng hoặc vay các tổ chức tín dụng khác. Năm 2013, thì tỷ số nợ trên tài sản là 16,53% cho thấy trong 1 đồng tài sản thì có 0,17 đồng là tài sản nợ. Qua các năm, tỷ số nợ trên tài sản đều nhỏ hơn 50% cho thấy doanh nghiệp tự chủ về tài chính nhƣng doanh nghiệp chƣa biết khai thác đòn bẫy tài chính, tức chƣa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay.

Trong 6 tháng đầu năm, tỷ số nợ trên tài sản là 19,07% cho biết trong 1 đồng tài sản có 19,07% tài sản nợ, tƣơng ứng có 0,19 đồng tài sản nợ trong 6 tháng đầu năm 2013. 6 tháng đầu năm 2014, tỷ số này tăng 25,81% (tăng 2,35 lần) thành 48,88% so với 6 tháng đầu năm 2013, điều này cho biết có 0,49 đồng tài sản nợ trong 1 đồng tài sản. Qua 6 tháng đầu năm, cho thấy tỷ số này tăng lên xấp xỉ 50%, doanh nghiệp dần bắt đầu đi chiếm dụng vốn nhƣng xem kĩ lại thì do khoản ngƣời mua trả trƣớc tiền tăng lên chứ không phải doanh nghiệp đi vay tín dụng.

83 h) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Qua bảng 4.6 bảng phân tích năng lực sử dụng và quản lý nợ giai đoạn 2011 – 2014, năm 2012, tỷ số này là 12,93%, tỷ số này cho biết trong 1 đồng vốn chủ sở hữu có 0,13 đồng tài sản nợ, điều này nói lên doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài mà chủ yếu là vốn góp của doanh nghiệp. Năm 2013, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 19,18% tăng 6,25% so với năm 2012, điều đó nói lên rằng trong 1 đồng vốn chủ sở hữu có 0,19 đồng tài sản nợ, tỷ lệ nợ này tăng lên nhƣng chƣa chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã biết tận dụng nguồn vốn vay từ bên ngoài để kinh doanh. Và trên thực tế, doanh nghiệp không có hình thức huy động vốn vay nợ nào và đƣơng nhiên doanh nghiệp không chịu rủi ro về nguồn vốn vay. Doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính, tỷ số nợ vẫn trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, chỉ tăng nhẹ và ở mức thấp nhỏ hơn 20%.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 23,56% cho biết trong 1 đồng vốn chủ sở hữu có 0,24 đồng là tài sản nợ. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ số này tăng 72,05% (tăng gấp 4 lần) thành 95,61% so với 6 tháng đầu năm 2013, điều này nói lên có 0,96 đồng tài sản nợ trong 1 đồng vốn chủ sở hữu, mặc dù tài sản nợ xấp xỉ gần bằng vốn chủ sở hữu nhƣng ở đây là do khoản khách hàng trả tiền trƣớc cao và thêm vào là tình hình kinh doanh thua lỗ chứ không phải do doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài.

84

CHƢƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty tnhh mtv tmdl mía đường cần thơ (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)