PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty tnhh mtv tmdl mía đường cần thơ (Trang 36)

2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Đề tài thực hiện thông qua thu thập số liệu từ phòng kế toán của công ty TNHH MTV TMDL Mía Đƣờng Cần Thơ

2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 2.3.2.1 Phƣơng pháp hạch toán kế toán 2.3.2.1 Phƣơng pháp hạch toán kế toán

Phƣơng pháp định khoản kế toán: là phƣơng pháp nhằm xác lập mối quan hệ đối ứng Nợ - Có giữa các tài khoản để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, sao cho tổng số phát sinh Nợ các tài khoản có liên quan bằng (=) tổng số phát sinh Có các tài khoản có liên quan.

Phƣơng pháp chứng từ kế toán: là phƣơng pháp kế toán phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh vào các chứng từ kế toán. Để phản ánh và có thể kiểm chứng đƣợc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán điều phải lập các chứng từ chứa đựng thông tin, làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh các nghiệp vụ kinh tế. Phƣơng pháp này nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối tƣợng kế toán đƣợc sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các chứng từ kế toán. Hệ thống chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tƣợng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động SXKD.

Phƣơng pháp tài khoản kế toán: là phƣơng pháp kế toán đƣợc sử dụng để phân loại đối tƣợng kế toán một cách cụ thể, ghi chép, phản ánh một cách thƣờng xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tƣợng kế toán cụ thể.

Phƣơng pháp đối ứng tài khoản: là phƣơng pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng đƣợc phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Phƣơng pháp tổng hợp và cân đối: là phƣơng pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp hạch toán qua từng thời kỳ bằng cách lập các báo cáo tổng hợp, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và bản thuyết

24

minh BCTC. Để phản ánh chính xác các thông tin về từng hoạt động kinh tế của doanh nghiệp thì cần có các chứng từ hợp lệ phản ánh chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở đầy đủ pháp lý để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Bên cạnh đó, thì cần phải sử dụng phƣơng pháp kiểm kê để kiểm tra giữa hiện vật thực tế và chứng từ sổ sách có khớp đúng không. Nếu không khớp đúng thì lập biên bản và căn cứ vào biên bản xử lý (chứng từ) mà điều chỉnh lại sổ sách kế toán cho khớp đúng.

Phƣơng pháp ghi sổ kép: là phƣơng pháp đƣợc dùng để phản ánh số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào tài khoản kế toán trên sổ kế toán theo quan hệ đối ứng Nợ - Có của các tài khoản tham gia trong định khoản kế toán. Trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hàng theo Quyết đinh 15 của BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 thì các tài khoản từ nhóm 1 đến nhóm 9 là các tài khoản đƣợc sử dụng ghi sổ kép.

2.3.2.2 Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối là hiệu số giữa chỉ tiêu năm phân tích với chỉ tiêu năm đƣợc chọn làm gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh số liệu năm phân tích với số liệu năm đƣợc chọn làm gốc (năm trƣớc) của các chỉ tiêu xem sự biến động và nhận ra nguyên nhân để tìm các giải pháp giải quyết.

Công thức tính:

ΔY = Y1 – Y0 (2.9)

Trong đó:

ΔY : chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu Y1 : chỉ tiêu năm phân tích

Y0 : chỉ tiêu năm gốc

2.3.2.3 Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối

Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối là phép chia giữa chỉ tiêu năm phân tích và chỉ tiêu năm đƣợc chọn làm gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh tốc độ biến động của các chỉ tiêu để từ đó tìm ra nguyên nhân, đƣa ra những giải pháp giải quyết.

Công thức tính:

ΔY = Y1 x 100 % Y0

Trong đó:

ΔY : chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu Y1 : chỉ tiêu năm phân tích

Y0 : chỉ tiêu năm gốc

25

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV TMDL MÍA ĐƢỜNG CẦN THƠ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thƣơng mại du lịch mía đƣờng Cần Thơ (TNHH MTV TMDL Mía Đƣờng Cần Thơ) ra đời và hoạt động trên lĩnh vực du lịch là chủ yếu. Lúc đầu công ty là một bộ phận của công ty cổ phần mía đƣờng Cần Thơ, chủ yếu tổ chức tour cho cán bộ, công nhân viên trong công ty Cổ phần mía đƣờng Cần Thơ nhƣng ban lãnh đạo nhìn thấy tiềm năng du lịch này có thể phát triển và có thể đem lại lợi nhuận nên ban lãnh đạo quyết định tách riêng bộ phận này để thành lập công ty riêng.

Năm 2007, công ty mang tên Công ty TNHH du lịch Đồng Bằng, lĩnh vực hoạt động là du lịch lữ hành trong nƣớc và quốc tế, dẫn tour cho nhân viên trong công ty cổ phần mía đƣờng Cần Thơ là chính. Dần công ty mở rộng quy mô hoạt động trong lĩnh vực du lịch sinh thái, vận tải hành khách, cho thuê xe ôtô, làm đại lý vé máy bay, tàu hỏa …

Năm 2011, công ty đổi tên thành Công ty TNHH MTV TMDL Mía Đƣờng Cần Thơ, đƣợc sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ TP.Cần Thơ cấp giấy phép kinh doanh số 1801191252, ngày 14 tháng 04 năm 2011. Là thành viên của công ty Cổ phần Mía Đƣờng Cần Thơ.

Công ty nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ với hệ thống giao thông đƣờng bộ cũng nhƣ đƣờng không khá thuận lợi góp phần cho công ty phát triển. Bên cạnh đó, cũng có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phƣơng để phát triển du lịch sinh thái.

Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH MTV TMDL MÍA ĐƢỜNG CẦN THƠ Tên giao dịch: CASUCO TRADING AND TOURISM LIMIT COMPANY

Trụ sở: số 104, đƣờng 30/4, phƣờng An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Mã số thuế: 1801191252

Vốn chủ sở hữu: 1.000.000.000

26 Tổng số nhân viên: 46 nhân viên. Điện thoại: 07103.817.787

Fax: 07103.819.282

Email: casucotour@gmail.com Website: www.casucotour.com.vn

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thƣơng mại du lịch mía đƣờng Cần Thơ là công ty làm đại lý du lịch, kinh doanh dịch vụ lƣu trú ngắn ngày, vận tải hành khách đƣờng thủy nội địa, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lƣu động, cho thuê xe có động cơ, điều hành Tour du lịch, vận tải hành khách đƣờng bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt), bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (mua bán quà lƣu niệm), đại lý vé máy bay, tàu hỏa.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty 3.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy công ty TNHH MTV TMDL mía đƣờng Cần Thơ

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Hội đồng thành viên: là bộ phận có quyền hạn cao nhất, quy định các vấn đề trong công ty.

Kiểm soát viên: kiểm tra, rà soát các nhân viên có thực hiện đúng quy định của pháp luật không.

Giám đốc công ty: là ngƣời đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về các HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

KIỂM SOÁT VIÊN GIÁM ĐỐC CTY CÁC PHÓ GĐ CTY TRƢỞNG PHÕNG NHÂN SỰ CÔNG TY KẾ TOÁN TRƢỞNG CÔNG TY GIÁM ĐỐC TRẠM DỪNG CHÂN CHỢ NỔI CÁI RĂNG GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN KINH DOANH LỮ HÀNH GIÁM ĐỐC VƢỜN SINH THÁI CÁI NAI

27 hoạt động kinh doanh của công ty.

Các phó giám đốc công ty: giúp việc giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc.

Giám đốc trạm dừng chân Chợ nổi Cái Răng: điều hành và giám sát các hoạt động kinh doanh ở Chợ nổi.

Giám đốc bộ phận kinh doanh lữ hành: điều hành và giám sát các hoạt độngkinh doanh lữ hành.

Giám đốc vƣờn sinh thái Cái Nai: điều hành và giám sát các hoạt động kinh doanh ở vƣờn sinh thái Cái Nai.

Trƣởng phòng nhân sự: tổ chức, quản lý, điều hành và tuyển dụng nhân viên cho công ty.

Kế toán trƣởng công ty: là ngƣời đứng đầu bộ máy kế toán doanh nghiệp, giúp đỡ Giám đốc tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán, kiểm tra, giám sát tài chính, phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm tài chính, bảo vệ tài sản doanh nghiệp. Phân tích thông tin, số liệu kế toán tham mƣu, đề xuất giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định và lập báo cáo tài cáo tài chính.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức 3.4.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty TNHH mía đƣờng Cần Thơ Kế toán tổng hợp: tập hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính toán, ghi chép đối chiếu các tài khoản có liên quan, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Kế toán chi tiết: thực hiện các nghiệp vụ kế toán chi tiết cho từng tài khoản phát sinh, ghi sổ kế toán chi tiết.

Thủ quỹ: thu tiền, chi tiền khi có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lý, hợp lệ. Hàng tháng, báo cáo tình hình thu, chi, tồn của vốn bằng tiền cho kế toán trƣởng. KẾ TOÁN TRƢỞNG CÔNG TY KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN CHI TIẾT THỦ QUỸ KIÊM HÀNH CHÁNH

28

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán 3.4.2.1 Chế độ kế toán 3.4.2.1 Chế độ kế toán

Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam đƣợc ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và các Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài chính.

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ đƣợc sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND)

3.4.2.2 Hình thức kế toán

Hình thức kế toán công ty áp dụng là chứng từ ghi sổ.  Đặc trƣng cơ bản

Tách rời việc ghi sổ theo trình tự thời gian với phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là Sổ Đăng Ký Chứng Từ Ghi Sổ và Sổ Cái.

Căn cứ để ghi vào các sổ kế toán tổng hợp là Chứng Từ Ghi Sổ, còn căn cứ để ghi vào các sổ chi tiết là chứng từ gốc đính kèm theo các Chứng Từ Ghi Sổ đã lập; cho nên việc ghi chép kế toán tổng hợp và ghi chép kế toán chi tiết tách rời nhau.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ đƣợc đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải đƣợc kế toán trƣởng duyệt trƣớc khi ghi sổ kế toán.

Mỗi tài khoản kế toán cấp 1 đƣợc ghi ở một tờ sổ riêng (Sổ Cái) nên cuối tháng phải lập Bảng đối chiếu số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) để kiểm tra tính chính xác của việc ghi Sổ Cái.

 Các loại sổ kế toán chủ yếu

+ Sổ tổng hợp: Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, Sổ Cái; + Sổ chi tiết: Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

 Trình tự ghi sổ kế toán

(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, kế

29

toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ đƣợc dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dƣ của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (Đƣợc lập từ sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng lập BCTC.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và số dƣ của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dƣ của từng tài khoản tƣơng ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

30

3.4.3 Phƣơng pháp kế toán

Hàng tồn kho đƣợc xác định trên cơ sở giá gốc.

Giá gốc hàng tồn kho đƣợc tính theo phƣơng pháp bình quân gia quyền và đƣợc hạch toán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trịthuần có thể thực hiện đƣợc.

Các khoản phải thu thƣơng mại và các khoản phải thu khác đƣợc ghi nhận theo hóa đơn, chứng từ.

Dự phòng phải thu khó đòi đƣợc lập cho từng khoản nợ phải thu khó đòi căn cứ vào tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra, cụ thể nhƣ sau:

 Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu (NPT) quá hạn từ trên 06 tháng đến dƣới 01 năm

+ 50% giá trị đối với khoản NPT quá hạn từ 01 năm đến dƣới 02 năm. + 70% giá trị đối với khoản NPT quá hạn từ 02 năm đến dƣới 03 năm. + 100% giá trị đối với khoản NPT quá hạn từ 03 năm trở lên.

 Đối với nợ phải thu chƣa quá hạn thanh toán nhƣng khó có khả năng thu hồi: căn cứ vào dự kiến mức tổn thất để lập dự phòng.

Tài sản cố định đƣợc khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ƣớc tính.

Nguồn vốn kinh doanh của Công ty chỉ bao gồm vốn đầu tƣ của chủ sở hữu và đƣợc ghi nhận theo số thực tế đã đầu tƣ.

Các quỹ đƣợc trích lập và sử dụng theo Điều lệ Công ty.

3.5 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Thông qua bảng 3.1, ta có một số nhận xét về hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua nhƣ sau:

Qua các năm thì doanh thu của công ty có sự biến động. Năm 20111 công ty thay đổi tên và số liệu trên báo cáo tài chính năm 2011 chỉ có 8 tháng bắt đầu từ ngày 22 tháng 04 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 nên số liệu không đủ để so sánh với nhũng năm khác. DTBH và CCDV năm 2013 là

31

3.251 triệu đồng giảm 53,79% so với năm 2012. Năm 2012, DTBH và CCDV cao hơn năm 2013 vì năm 2012 doanh nghiệp đang dần khẳng định vị trí của

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty tnhh mtv tmdl mía đường cần thơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)