Sự trỗi dậy của Trung Quốc và những thách thức đối với Mỹ

Một phần của tài liệu Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 140 - 143)

Có thể nói sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, trong thập niên đầu của thế kỉ XXI đã đưa nước này trở thành một cường quốc tầm cỡ thế giới. Tuy chưa thể cạnh tranh vị trí số 1 thế giới với Mỹ, nhưng Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng trở thành một siêu cường toàn diện và vượt trội ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Á nói riêng.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Lưu Minh Phúc tin chắc trong thế kỷ XXI, Trung Quốc sẽ là siêu cường dẫn dắt thế giới. Một trong những cơ sở được dẫn ra để minh chứng là luận thuyết “chu kỳ trăm năm” của nhà chính trị học Mỹ George Modelski, cho rằng cứ 100 năm lại xuất hiện một quốc gia lãnh đạo thế giới: Bồ Đào Nha thế kỷ 16, Hà Lan thế kỷ 17, Anh thế kỷ 18-19, Mỹ thế kỷ 20. Ông Lưu khẳng định thế kỷ 21 thuộc về Trung Quốc [13].

Với những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự… Trung Quốc đã nhanh chóng vươn lên vị thế cường quốc trong khu vực và trên thế giới hiện nay.

Về kinh tế, sau hơn ba thập niên cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu vô cùng ấn tượng. Ở thời điểm năm 1978, GDP của Trung Quốc chỉ là gần 21 tỷ USD, tức chiếm khoảng 1% của thế giới, thì đến năm 2007 đã tăng lên con số là 3280 tỷ USD, chiếm 5% của thế giới. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, GDP của Trung Quốc đã tăng nhanh một cách kỷ lục với con số từ 1500 tỷ USD năm 2004 lên 4399 tỷ USD vào năm 2008, chiếm tới 5,8% GDP của thế giới, vượt Đức, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 thới giới sau Mỹ và Nhật Bản. Đến năm 2009, GDP của Trung

Quốc đã chiếm khoảng 9% của thế giới và đến năm 2010 đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ.

Về chính trị - ngoại giao, sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách như một trung tâm kinh tế - chính trị của khu vực châu Á được biểu hiện rõ nét qua sự chủ động tham gia vào các tổ chức đa phương của khu vực và thế giới. Trung Quốc là thành viên sáng lập của “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải” (SCO); “Diễn đàn Bát Ngao” (Boao Forum for Asia); là thành viên trung gian quan trọng của “Đàm phán 6 bên” về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS); Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS; Hội nghị Cấp cao Đông Bắc Á giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; Hội nghị BRIC (gồm Brazin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc)…vv.

Về quân sự, với sự phát triển mạnh về kinh tế, việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc cũng đang được đẩy mạnh một cách nhanh chóng, đưa nước này trở thành một cường quốc quân sự trong khu vực. Năm 1992, ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc chỉ là 12 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 3% so với Mỹ (12/380). Nhưng đến năm 2012, con số này đã tăng lên mức 106,4 tỷ USD [137]. Với sự đầu tư mạnh mẽ này, Trung Quốc đang tiến hành đổi mới công nghệ quân sự, mua sắm vũ khí hiện đại, đầu tư cho nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí…vv. Hiện nay Trung Quốc đã làm chủ được chế tạo các loại vũ khí, khí tài hiện đại như Su27, 30 và 34, hệ thống tên lửa phòng không S300 và đang đóng tàu sân bay. Những bước tiến dài về công nghệ quốc phòng và vũ trụ của Trung Quốc trong những năm gần đây như: phóng thành công tàu Thần Châu 6, đưa người vào vũ trụ lần thứ 2 vào năm 2006, thử nghiệm tên lửa bắn hạ vệ tinh và phóng phi thuyền không gian “Hằng Nga” lên mặt trăng năm 2007, phóng thành công tàu “Thần Châu 7”…

Với những thế mạnh đó, không thể phủ nhận một sự thật rằng, Trung Quốc đang và sẽ là một cường quốc trong khu vực. Việc Trung Quốc đang

vươn mình mạnh mẽ và sẽ trở thành một nhân tố chủ đạo của cục diện chính trị Đông Á trong thời gian tới, hội tụ đủ cả ba yếu tố theo cách suy luận truyền thống của họ, đó là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Về thiên thời, sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ và Nhật Bản là một thời cơ vô cũng thuận lợi để Trung Quốc vươn lên thay thế Nhật Bản để làm đầu tàu về kinh tế ở Đông Á và có thể gạt Mỹ ra để giữ vai trò chủ đạo trong cục diện chính trị Đông Á. Đây chính là thời cơ thuận lợi hiếm có để Trung Quốc có thể từng bước “đánh bại” Nhật Bản và Mỹ để leo lên vị trí siêu cường, trước hết là ở khu vực Đông Á và sau đó là trên phạm vi toàn cầu.

Về địa lợi, xét trong phạm vi khu vực, Trung Quốc là nước có diện tích rộng lớn nhất, có thể nói là nằm ở trung tâm của khu vực Đông Á, có đường biên giới chung với rất nhiều các nước láng giềng Đông Á. Yếu tố này đã tạo ra lợi thế về địa chính trị rất to lớn cho Trung Quốc, tạo thuận lợi cho phát triển các mối quan hệ kinh tế, chính trị và giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực.

Về nhân hòa, với những thế mạnh đang lên về kinh tế, chính trị, ngoại giao,Trung Quốc đã không ngừng quảng bá “hình ảnh”, “sự thành công” và “mô hình Trung Quốc” ra khắp thế giới, sử dụng sức mạnh mềm để nâng cao uy tín cũng như tăng sức hấp dẫn của mình trên trường quốc tế và đã thu được nhiều thành công to lớn, đặc biệt là trong việc phát triển quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á: xây dựng Đối tác chiến lược với ASEAN, CAFTA, GMS, các hành lang kinh tế, “một trục hai cánh”…vv.

Lịch sử loài người đã chứng kiến một cuộc cách mạng công nghiệp có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất, đưa con người bước vào thời kỳ Công nghiệp rồi hậu Công nghiệp với những tiến bộ mạnh mẽ. Ở thời kỳ phát triển đỉnh cao của nó, vương quốc Anh – nước khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp – đã được coi là “công xưởng của thế giới”. Nhưng giờ đây, Trung

thế giới. Ông Eswar Prasad, một thành viên cao cấp tại Viện Brookings và từng đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Trung Quốc nhận định: Trung Quốc

vươn lên như một đầu tầu của kinh tế châu Á “là một dấu hiệu của vai trò ngày

càng thống trị của mình trong nền kinh tế toàn cầu”. Thậm chí, The Goldman Sachs Group còn dự đoán rằng, nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng và quy mô nền kinh tế như hiện nay thì Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2027. Jeffrey Sachs, nhà kinh tế xuất sắc nhất thế giới hiện nay, Giám đốc Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia và là cố vấn của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-

moon, đã nói về Trung Quốc như sau: “Trung Quốc chính là câu chuyện phát

triển thành công nhất trong lịch sử thế giới.” [46; tr.120].

Một phần của tài liệu Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 140 - 143)