Trung Quốc trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ

Một phần của tài liệu Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 115 - 120)

Trung Quốc, sau năm 1978, bước vào một thời kỳ cải cách và phát triển nhanh đến chóng mặt. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Trung Quốc có một vị thế rất quan trọng trọng ở khu vực châu Á. Vị thế của Trung Quốc được khẳng định bởi sức mạnh quân sự và ảnh hưởng kinh tế đối với các nước xã hội chủ nghĩa ở khu vực. Hợp tác Xô – Trung trong giai đoạn Chiến tranh lạnh là cực đối trọng lại liên minh Mỹ - Nhật ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng đồng thời, Trung Quốc từ đầu những năm 1970 lại xác định cho mình vị trí khôn ngoan khi quan hệ với cả Liên Xô và Mỹ. Bằng việc cải thiện quan hệ với Mỹ, Trung Quốc đang dần trở thành một cường quốc thách thức trật tự hai cực.

Bước sang thập kỷ 1990, Trung Quốc vẫn đặt trọng tâm vào việc duy trì sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, ngoại giao cũng nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, câu nói kinh điển của Đặng

Tiểu Bình - “Mèo đen hay trắng không quan trọng, miễn là bắt được chuột”

đang định hình cho chiến lược ngoại giao thực dụng của Bắc Kinh. Năm 1997, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 13, tiếp tục tư tưởng của Đặng

Tiểu Bình, Trung Quốc nhắc lại ưu tiên cho “hoà bình và phát triển”, vai trò

và vị thế của Trung Quốc trong cục diện chính trị khu vực và thế giới được thể

hiện qua quan điểm “giấu mình chờ thời, quyết không đi đầu”.

Với vị trí địa chiến lược của mình, Đông Nam Á được Trung Quốc rất coi trọng, bởi đây sẽ là bàn đạp để Trung Quốc vươn ra thế giới. Cho dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã giúp Trung Quốc tăng cường vị thế trên trường quốc tế, nhưng bản thân nội tại Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề khiến cho Trung

Quốc bị cộng đồng quốc tế và khu vực e ngại như vấn đề bất bình đẳng xã hội, vấn đề nhân quyền… Sự kiện Thiên An Môn đối với Trung Quốc phần nào đã tác động đến cách nhìn nhận của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc và ảnh hưởng đến vị thế của nước này tại khu vực.

Trong quan hệ với các nước láng giềng, Trung Quốc chủ trương xây dựng tinh thần đối thoại, giảm thiểu tối đa những căng thẳng đối đầu không cần thiết. Việc bình thường hoá quan hệ với Nga, với Nhật Bản có ý nghĩa lớn, tác động tích cực tới ổn định và an ninh khu vực.

Tuy nhiên, với sức mạnh quân sự và các mối quan hệ truyền thống, Trung Quốc vẫn giữ một vai trò an ninh đáng kể ở khu vực. Trung Quốc với mong muốn phát triển trở thành một cường quốc thay thế vị thế của Mỹ, trở thành một chủ thể quyền lực quốc tế quan trọng trong khu vực và chính điều này đã làm nảy sinh những căng thẳng đối với trục quyền lực Mỹ - Nhật ở khu vực. Các vấn đề căng thẳng như tranh chấp chủ quyền các quần đảo trên biển Hoa Đông, vấn đề hai bờ Đại lục và Đài Loan, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông… cho thấy Trung Quốc vẫn là một chủ thể quyền lực chính trị quan trọng nhất ở Đông Á.

Nhìn nhận lại, Trung Quốc vẫn thể hiện được vai trò khu vực của mình sau Chiến tranh lạnh, cùng với Mỹ và Nhật Bản hình thành một cục diện “Tam giác chiến lược” [3; tr.29] ở khu vực, nhưng sự chệnh lệch về sức mạnh quân sự cũng như kinh tế khiến cho trục tam giác có trọng tâm hướng về liên minh Mỹ - Nhật nhiều hơn.

Nếu như trong giai đoạn 1991-2001, Trung Quốc còn tỏ ra yếu thế hơn trong tam giác chiến lược khu vực “Trung – Mỹ - Nhật thì tới giai đoạn 2001- 2011, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc, mạnh mẽ ở khu vực cũng như trên thế giới. Đông Á đang chứng kiến sự trỗi dậy của cực quyền lực quan trọng bậc nhất trong thế giới đương đại là Trung Quốc. Có thế thấy rằng

Trung Quốc chính là một yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự cạnh tranh giữa các chủ thể tại Đông Á.

Napoleon đã từng nói: “Hãy để Trung Hoa ngủ yên, bởi khi Trung Hoa

thức giấc, nó sẽ khuấy đảo cả thế giới” [46; tr.118]. Thật vậy, Trung Hoa đã và đang thức dậy. Thời khắc Trung Quốc trỗi dậy là lúc Liên Xô tan rã, vai trò của nước Nga suy giảm, siêu cường Mỹ thiếu cảnh giác, Nhật Bản bước vào thời kỳ suy yếu với nền kinh tế bong bóng. Trung Quốc đã tận dụng cơ

hội này để lấp đầy “khoảng trống quyền lực”. Thành tựu của cuộc cải cách

kinh tế đã giúp Trung Quốc dễ dàng thực hiện điều đó hơn, những biển đổi về kinh tế đã làm gia tăng quyền lực Trung Quốc và thu hẹp lại phạm vi ảnh hưởng của Mỹ trong hệ hống quốc tế và khu vực Đông Á.

Nếu như sức mạnh của Trung Quốc trong thập niên đầu tiên sau Chiến tranh lạnh mới chỉ ở dạng tiềm năng và có phần khiêm tốn, thì bước sang thế kỷ XXI này, nó được dần được bộc lộ thông qua sức mạnh của nền kinh tế. Điểm nổi bật là Trung Quốc đã soán vị trí kinh tế thứ 2 thế giới từ tay Nhật Bản vào năm 2009.

Rõ ràng, Trung Quốc hoàn toàn không muốn đi vào vết xe đổ của Nhật Bản – trở thành một “gã khổng lồ về kinh tế” nhưng chỉ là “một gã lùn về chính trị” – như thế giới vẫn thường chế nhạo. Quyền lực của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế mới và cục diện chính trị khu vực sẽ phải tương xứng với sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Như những gì đã từng xảy ra trong lịch sử thế giới, Trung Quốc bước vào vũ đài chính trị quốc tế cũng xuất phát từ những biến đổi về kinh tế và sự xáo trộn nhất định trong trật tự đã có. Hệt như Anh quốc trong thế kỷ XIX, Đức và Nhật Bản trong thế kỷ XX, chiến tranh là sự đánh dấu một quyền lực mới đang lớn lên. Trung Quốc bước vào thế kỷ XXI với một sự mới mẻ hoàn toàn cả về chất và lượng. Thời cơ mà Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận định đã đến. Trung Quốc tin rằng với sự trỗi dậy vô cùng mạnh

mẽ này, họ sẽ có vai trò lớn hơn trong nền chính trị quốc tế từ đó tăng cường quyền lực và tầm ảnh hưởng của mình trong mọi vấn đề quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian dài 30 năm đã đưa Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chính Trung Quốc chứ không phải Nhật hay Mỹ là đầu tầu kéo nền kinh tế thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009. Với sự phát triển kinh tế của mình, Trung Quốc đang ngày càng mong muốn thể hiện vai trò của mình trên chính trường quốc tế và khu vực. Thông qua các chiến lược đầu tư nước ngoài, Trung Quốc dần gây ảnh hưởng của mình đối với thế giới, thâm nhập vào các thị trường đang phát triển, thiếu nguồn tài chính, đặc biệt là khu vực châu Phi và Đông Nam Á. Cùng với chính sách giữ chặt tỷ giá, Trung Quốc đã gây ra áp lực thâm hụt thương mại đối với Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời với đó, Trung Quốc cũng trở thành chủ nợ lớn nhất đối với Mỹ với tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ lên đến mức 1,17 nghìn tỷ đô và dự trữ ngoại tệ của nước này cũng đạt 3.305 tỷ đô [19]. Đã có nhiều dự đoán trong tương lai rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào năm 2030, hoặc thậm chí sớm hơn là vào 2020.

Việc trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới và khu vực giúp cho Trung Quốc có thêm tiếng nói trên diễn đàn kinh tế thế giới, đặc biệt là trong các tổ chức tài chính quốc tế như IMF và WB. Trung Quốc cũng tiếp tục nâng cao vị thế của mình trong những cơ chế hợp tác kinh tế đa phương trên thế giới như nhóm BRICS. Ở khu vực, Trung Quốc cũng mở rộng các hợp tác kinh tế song phương và đa phương, mở rộng quan hệ đối tác thương mại đối với các nước và tham gia mạnh mẽ vào các tổ chức diễn đàn kinh tế khu vực. Vị thế kinh tế của Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Nhật và Mỹ trong khu vực. Trung Quốc từ đây đã có thể áp đặt những luật chơi về kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới.

càng nhiều đã cho thấy sự xuất hiện một sự cân bằng, cạnh tranh giữa Trung Quốc với các quyền lực kinh tế truyền thống trong khu vực. [148; tr. 669-687] Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là không thể bàn cãi dù rằng bên trong nó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Nhưng để tiếp tục phát triển và củng cố vị thế của mình, Trung Quốc buộc phải vươn mình ra thế giới, nhập cuộc với xu thế của thế giới. Thế kỷ XXI là thế kỷ của Thái Bình Dương. Nhìn vào bản đồ địa chính trị khu vực, những tuyến đường của Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương đều có bóng dáng các lực lượng đồng minh của Mỹ trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines. Trung Quốc thấy rõ rằng, chỉ sức mạnh kinh tế thôi thì chưa đủ, sức mạnh quân sự chính là nhân tố quan trọng trong các công việc khu vực. Nhờ vào phát triển kinh tế, Trung Quốc có đủ lực để tăng cường hiện đại hóa lực lượng của mình, mua vũ khí hiện đại của Nga, gia tăng số lượng tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay, hệ thống phòng thủ tên lửa. Ngân sách chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc không ngừng gia tăng qua các năm cho thấy sự lớn mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự. So sánh tương quan sức mạnh quân sự, Trung Quốc vẫn chưa thể cân bằng với Mỹ, nhưng với việc Mỹ đang phải căng mình trên các mặt trận chống khủng bố, thì tại Đông Á, Trung Quốc đã tạo ra một vị thế lớn trong sức mạnh quân sự so với các chủ thể còn lại. Chính Trung Quốc chứ không phải chủ thể nào khác đang tạo ra những điểm nóng, căng thẳng trên các biển tranh chấp với các nước xung quanh, như tranh chấp vùng đảo Điếu Ngư, vấn đề với Đài Loan, tranh chấp trên Biển Đông…

Tóm lại, Trung Quốc đã và đang cố gắng củng cố vị thế của mình tại khu vực bằng sức mạnh kinh tế và cả quân sự. Với sự “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc đã tạo ra một cục diện cân bằng về chiến lược ở khu vực Đông Á nói riêng, châu Á – Thái Bình Dương nói chung, nhưng cũng từ đó mà tạo ra thêm những căng thẳng mới trong khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)