Xét về khái niệm “cục diện chính trị khu vực”, đã có nhiều định nghĩa được đưa ra. Có quan điểm cho rằng đó là kết cấu quyền lực được hình thành bởi so sánh lực lượng, tập hợp lực lượng giữa các quốc gia trong khu vực, là những nguyên tắc, quy phạm, phương pháp, khả năng xử lý các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong khu vực.
Một quan điểm khác cho rằng: “cục diện chính trị” được hiểu với ý nghĩa chung nhất là khả năng của các quốc gia, chủ thể chi phối, tham gia chi phối sân khấu chính trị thế giới, khu vực. Cũng theo quan điểm này, muốn chi phối hoặc tham gia chi phối sân khấu chính trị thế giới, khu vực, các quốc gia, chủ thể cần có sức mạnh quân sự, tiềm lực kinh tế, an ninh và giá trị văn hoá dân tộc.
Từ đó có thể đưa ra định nghĩa “Cục diện chính trị khu vực” là kết cấu
các quan hệ chính trị quốc tế giữa các chủ thể quan hệ chính trị quốc tế của khu vực (vị trí, vai trò của các cường quốc khu vực, các nước vừa và nhỏ, các quốc gia bên ngoài khu vực) hình thành nên các mô hình quản lý an ninh, xung đột tương đối ổn định của khu vực trong một giai đoạn nhất định, đồng thời có khả năng dự báo trong tương lai gần.
Cục diện chính trị luôn tác động trở lại cục diện kinh tế của khu vực và ngược lại. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi nói đến chính trị là nói đến quyền lực, đến giai cấp và nhà nước. Nội dung cốt lõi của quyền lực là lợi ích kinh tế. Khi bàn đến các nhà nước trong khu vực đại diện cho
hợp các lực lượng như thế nào, xây dựng các mối quan hệ quốc tế ra sao, nhằm vào những lợi ích gì, thông qua việc tổ chức và tập hợp lực lượng như thế nào, xây dựng các mối quan hệ quốc tế ra sao, bằng hình thức và cơ chế gì để đạt được và bảo vệ các lợi ích đó cũng có nghĩa là chúng ta đang bàn đến thực trạng chính trị của khu vực. Khi nghiên cứu, tìm hiểu diễn biến của các quan hệ quốc tế trong khu vực, đặc biệt là tìm hiểu lợi ích bên trong của các mối quan hệ giữa các nước lớn với nhau, giữa các nước lớn với các nước nhỏ và giữa các nước nhỏ với nhau, đồng thời thấy được những biện pháp, cơ chế và các hình thức mà các nước này triển khai thực hiện nhằm vào các lợi ích bên trong đã xác định đó cũng có nghĩa là chúng ta đang nghiên cứu một cách tổng thể thực trạng chính trị của khu vực. Ngoài ra, nghiên cứu cục diện chính trị khu vực là xác định những vấn đề an ninh, chính trị nổi bật của khu vực, chi phối quan hệ giữa các quốc gia và cách thức mà các quốc gia trong khu vực ứng xử với các vấn đề chung đó. Những vấn đề của khu vực đang nổi lên hiện nay có lẽ cũng không khác nhiều so với các vấn đề của thế giới, bao gồm an ninh, hợp tác và xung đột.
Nói tóm lại, nghiên cứu quá trình vận động của cục diện chính trị khu vực Đông Á từ 1991 đến 2011 là tìm hiểu vị trí và vai trò của những chủ thể là các cường quốc lớn trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản), những chủ thể là các quốc gia vừa và nhỏ qua các cơ chế hợp tác đa phương mà ASEAN là tiêu biểu, và đặc biệt là những chủ thể ngoài khu vực có ảnh hưởng lớn đến khu vực (Hoa Kỳ, Nga); tìm hiểu sự tương tác giữa các chủ thể đó trong giai đoạn 1991 – 2011.