Nhật Bản vận dụng công cụ ngoại giao kinh tế ngày càng linh

Một phần của tài liệu Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 120 - 122)

hoạt, hiệu quả

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, vị thế của nước Nhật ở khu vực bị che mờ bởi liên minh Mỹ - Nhật. Với hậu quả để lại của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật bị ràng buộc không được phát triển quân sự nên vị thế của Nhật ở khu vực gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Nhưng bù lại, với vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật đã được Mỹ rót vào nguồn tài chính khổng lồ để tái thiết đất nước sau chiến tranh. Nhờ nguồn tài chính khổng lồ từ Mỹ, cùng với những cơ hội kinh tế, cung ứng hàng hóa cho các thị trường của Mỹ ở châu Á và đặc biệt là chính nhờ tinh thần tự lực tự cường của mình, Nhật đã nhanh chóng vươn mình, trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới và là một trong 3 trung tâm kinh tế của thế giới.

Do được Mỹ bảo đảm an ninh, Nhật Bản có điều kiện giành nhiều ưu tiên hơn trong chính sách đối ngoại bằng con đường ngoại giao kinh tế và hợp tác thương mại khu vực. Xét trong góc độ này, con bài kinh tế có ý nghĩa vô cùng to lớn vì Đông Á mới thoát ra khỏi chiến tranh, ổn định và phát triển về kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Nhật Bản tuy là một “gã lùn về chính trị” nhưng lại là “người khổng lồ về kinh tế”. Vị thế của Nhật Bản không ngừng được nâng cao trong khu vực và thế giới bằng cách xây dựng sự phụ thuộc kinh tế của khu vực, thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ và thương mại. Mô hình kinh tế “đàn ngỗng bay” (The flying – geese model) [165; tr.56] được các công ty Nhật quảng bá ở khu vực là động lực kéo theo các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan… Bên cạnh việc xuất khẩu công nghệ, Nhật Bản còn nhanh chóng thâm nhập vào các thị trường Đông Nam Á, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước trước kia thuộc khối chủ nghĩa xã hội và viện trợ ODA. Nhật Bản với ưu thế vượt trội về kinh tế trong khu vực, với chiến lược xuất khẩu công

vực, có khả năng định hình môi trường kinh tế khu vực, đóng vai trò quan trọng trong các liên minh kinh tế khu vực.

Khẳng định được vị thế kinh tế của mình trong khu vực, Nhật Bản cũng nỗ lực trong việc tạo ra ảnh hưởng đối với an ninh khu vực. Quyền lực quân sự vẫn là hợp phần quan trọng trong việc quyết định ai được gì, bao giờ và như thế nào trong quan hệ quốc tế và Nhật Bản hiểu rõ điều này. Song song với nhấn mạnh liên minh Mỹ - Nhật, từ đầu những năm 1990, Nhật Bản bắt đầu quan tâm rõ ràng hơn với những cơ chế đa phương. Nhật Bản tham gia nhiều hơn vào các chiến dịch giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc ở khu vực và trên thế giới, đặc biệt ủng hộ diễn dàn an ninh khu vực ASEAN - ARF, chủ trương xây dựng Cộng đồng Đông Á (East Asian Community) [118], trong đó Nhật Bản đóng vai trò quan trọng cùng Trung Quốc. Sách Xanh Ngoại giao 2002 của Nhật đã nêu rõ: “Hòa bình và thịnh vượng của Nhật Bản chắc chắn gắn liền với hòa bình và thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và của thế giới”. Từ sau Chiến tranh lạnh, vị thế của Nhật Bản tại khu vực rõ ràng đã được nâng tầm lên nhiều, đặc biệt là vị thế kinh tế của Nhật Bản trong khu vực.

Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XXI, vị thế của Nhật Bản ở khu vực đã bị cạnh tranh mạnh bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhật Bản tuy vẫn giữ vị trí một cường quốc kinh tế trong khu vực nhưng Trung Quốc dần trở thành đối trọng kinh tế, cạnh tranh với Nhật Bản trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản cũng chậm lại, chỉ giữ được tốc độ 1,3 % trong thời kỳ 1991- 2001 [144]. Nếu như Nhật Bản vẫn tiếp tục thành công với chiến lược xâm nhập thị trường khu vực thông qua FDI và viện trợ ODA thì Trung Quốc cũng bắt đầu có những động thái tương tự ở khu vực. Việc Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và lớn nhất ở khu vực phần nào cho thấy ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ngày càng lớn mạnh dù rằng thu nhập của bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn còn kém xa Nhật Bản.

Trên lĩnh vực an ninh khu vực, một liên minh quân sự với Mỹ vẫn đảm bảo cho Nhật Bản một tiếng nói có giá trị trong khu vực. Nhưng sự nổi lên

của một Trung Quốc và tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đã khiến cho Nhật Bản phải có những đường hướng thay đổi chính sách để bảo vệ lợi ích, an ninh của của mình tại khu vực. Một trong những thay đổi đáng quan tâm, đó là vào năm 2007, lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã được chuyển thành Bộ Quốc phòng Nhật Bản [178, tr. 67]. Với tiềm lực kinh tế của mình, Nhật Bản hoàn toàn có thể trở thành một cường quốc quân sự trong khu vực và thế giới. Điều đó cũng sẽ gây ra những vấn đề quan ngại cho tình hình chính trị khu vực vốn cũng đang tiềm ẩn những mâu thuẫn.

Dù vậy, phương châm hoạt động của Nhật Bản vẫn thể hiện rõ là mong muốn sống hòa hợp với châu Á và thế giới. Nhật Bản giờ không chỉ dựa vào vị thế sức mạnh quân sự và tài chính mà Nhật Bản còn chú ý đến việc xây dựng các nguồn sức mạnh mềm, phổ biến, lôi cuốn các nước trong khu vực đến với một xã hội mang đậm bản sắc văn hóa nhưng có trình độ khoa học công nghệ cao, những tư duy minh triết…

Một phần của tài liệu Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)