Có thể nói chủ đề về cục diện chính trị Đông Á đã, đang và vẫn là chủ đề thảo luận sôi nổi trên diễn đàn nghiên cứu khoa học khu vực và thế giới. Bởi lẽ đây là khu vực có những sự biến đổi liên tục, và những sự thay đổi này cũng dẫn đến sự biến đổi của cán cân quyền lực trên thế giới. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới chủ đề cục diện chính trị Đông Á từ giới học giả nghiên cứu ngoài Việt Nam có thể tập trung vào một số phương diện như sau:
Thứ nhất, về các công trình nghiên cứu lý thuyết quan hệ quốc tế:
Để nghiên cứu cục diện chính trị khu vực Đông Á, trước hết phải kể đến những nghiên cứu về lý thuyết trong quan hệ quốc tế. Trong nghiên cứu lịch sử quan hệ chính trị quốc tế, khu vực này có thể áp dụng rất nhiều lý thuyết khác nhau, từ sức mạnh mềm, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa kiến tạo… Các tuyến lý thuyết này được nhiều học giả tìm hiểu và
phân tích hơn cả. Tiêu biểu như tác giả Gideon Rose trong công trình
“Neoclassical Realism and Theories of Foreign Policy” (Chủ nghĩa hiện thực tân cổ điển và các lý thuyết về chính sách đối ngoại) xuất bản năm 1998 trên tạp chí World Politics (Chính trị thế giới), Vol.51, No.1 (Oct) đã điểm lại các nội dung của chủ nghĩa hiện thực, từ chủ nghĩa hiện thực cổ điển đến chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực tấn công, phòng thủ. Nội dung được tác giả chú trọng đề cập là chủ nghĩa hiện thực tân cổ điển, tác giả đã đưa ra sự phân tích của lý thuyết này với sự kết hợp các biến số trong và ngoài mỗi quốc gia, những yếu tố tác động đến chính sách đối ngoại của các quốc gia.
Hay như tác giả Kai He với công trình “Institutional Balancing and
International Relations Theory: Economic Interdependence and Balance of Power Strategies in Southeast Asia” (Cân bằng thể chế và lý thuyết quan hệ quốc tế: sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại Đông Nam Á) xuất bản năm 2008 trên tạp chí European Journal of International Relations (Tạp chí châu Âu về Quan hệ quốc tế), Vol.14, No.3 đã đưa ra cái nhìn về chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa tự do mới trong mô hình cân bằng quyền lực thông qua thể chế. Công trình nghiên cứu đã giải thích sự cân bằng thể chế là quá trình chống lại áp lực hay các mối đe dọa từ bên ngoài thông qua việc đề xuất, tận dụng và thậm chí là chi phối các thể chế mang tính chất đa phương, đây là một chiến lược mới của những người hiện thực chủ nghĩa, đảm bảo một môi trường vô chính phủ. Tác giả cũng phân tích sự phụ thuộc, tương tác lẫn nhau của các nước theo chủ nghĩa tự do mới. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Kai He lấy ASEAN như một minh chứng cụ thể về vấn đề này với sự hợp tác của tổ chức này trong các diễn đàn khu vực như ARF hay ASEAN + 3.
Về lý thuyết trong quan hệ quốc tế, ta không thể không đề cập đến công
đã hệ thống, tổng hợp cho chúng ta những lý thuyết được sử dụng trong quan hệ quốc tế, lý thuyết chính trị các nước sử dụng. Đây là một công trình cơ bản, đặt nền móng cho hệ thống lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực. Công trình ra đời trong bối cảnh thế giới những năm cuối thập niên 70 nên chưa thể có tính cập nhật với tình hình, bối cảnh chính trị thế giới hiện nay nhưng nó vẫn là công trình có tính chất nền tảng, cơ sở trong nghiên cứu quốc tế. Đặc biệt là nội dung về cấu trúc vô chính phủ được đề cập trong chương 6 của cuốn sách: Anarchic Orders and Balances of Power (Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực). Cái nhìn về cấu trúc vô chính phủ trên bình diện quan hệ quốc tế đã cho thấy rõ bản chất của chính trị quốc tế và chính trị nội địa của các quốc gia, và cho đến nay vẫn có nhiều giá trị trong phân tích chính trị thế giới.
Một công trình nổi tiếng về quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á có thể
nhắc đến là International Relations of Asia (Quan hệ quốc tế ở châu Á) do 2
tác giả David Shambaugh và Micheal Yahuda chủ biên tổng hợp nhiều bài viết của các học giả nổi tiếng về các chủ đề trong quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á. Trước hết, về lý thuyết tiếp cận của công trình này, nhà nghiên cứu Acharya Amitav đã đem đến cho chúng ta một số khung lý thuyết tiếp cận
của cuốn sách trong bài viết “Theoretical Perspectives on International
Relations in Asia (Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở châu Á). Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến một quan điểm về áp dụng lý thuyết về quan hệ quốc tế khu vực châu Á: “Những lý thuyết dựa trên kinh nghiệm của phương Tây, đặc biệt là Tây Âu, áp dụng được rất ít vào chủ nghĩa khu vực của châu Á”. Tác giả thừa nhận những mô hình lý thuyết được phát triển theo thực tiễn phương Tây không tương thích hoàn toàn với tư tưởng và các mối quan hệ trong khu vực châu Á, nhưng tác giả cũng lưu ý các lý thuyết quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa kiến tạo… vẫn có sự hữu ích trong việc phân tích quan hệ quốc tế ở châu Á.
Thứ hai là các công trình nghiên cứu tiêu biểu phân tích vị thế chính trị của các quốc gia trong khu vực Đông Á:
Bài viết Japan in Asia (Nhật Bản trong lòng châu Á) của tác giả Green
Michael trong cuốn sách International Relations of Asia(Quan hệ quốc tế của
châu Á) là một bài phân tích rất kỹ vai trò chính trị của Nhật Bản tại khu vực châu Á nói chung và Đông Á nói riêng. Trong bài viết, tác giả đã đưa đến một cái nhìn toàn cảnh về mối quan hệ giữa Nhật Bản với các nước trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, liên minh với Mỹ, và đặc biệt là quá trình Nhật Bản hội nhập thật sự vào khu vực thông qua các hình thức văn hóa, kinh tế… Trong bài viết này, tác giả cũng đã phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trong công cụ ngoại giao của Nhật Bản tại khu vực.
Ở khu vực Đông Á nói riêng, châu Á – Thái Bình Dương nói chung, Nhật Bản luôn là đầu tàu kinh tế, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế khu vực. Mô hình “đàn ngỗng bay” được tác giả Kiyoshi Kojima trình
bày vào năm 2000 trong bài viết “The flying geese model of Asian Economic
development: origin, theoretical extensions, and regional policy implications” (Mô hình đàn ngỗng bay của sự phát triển kinh tế châu Á: nguồn gốc, lý thuyết và hàm ý chính sách trong khu vực) trên tạp chí Journal of Asian Economics (Tạp chí Kinh tế châu Á), số 11 đã trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Nội dung chính của mô hình “đàn ngỗng bay” là với vai trò cánh chim đầu đàn, Nhật Bản là động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở châu Á. Mô hình này cũng là một tiền đề cho sự gắn kết, hội nhập của các nền kinh tế trong khu vực.
Bên cạnh sức mạnh kinh tế, văn hóa, để tăng cường vị trí và vai trò của mình tại khu vực, Nhật Bản đã có sự thay đổi trong chiến lược an ninh quốc
phòng của mình. Bài viết “Japan’s Changing Civil – Military Relations:
chí Global Asia, Vol.4, No.1 phân tích về vấn đề tái vũ trang của Nhật Bản hiện nay. Tác giả đã chỉ ra một cách ngắn gọn nhu cầu của Nhật Bản trong việc nâng cao năng lực quốc phòng, đảm bảo an ninh cũng như đang khẳng định lại sức mạnh của Nhật Bản tại khu vực.
Tác giả Ely Ratner mới đây có bài phân tích “Rebalancing to Asia with
Insecure China” (tái cân bằng sang châu Á với một Trung Quốc bất an) xuất bản năm 2013 trên tạp chí The Washington Quarterly, Vol.35, No.2 đã phản ánh nội dung Mỹ tái cân bằng sức mạnh trong khu vực châu Á trước một Trung Quốc đang trỗi dậy. Bài viết đi sâu làm rõ phản ứng của Trung Quốc đối với vấn đề này, từ phân tích những số liệu liên quan từ thái độ của nhân dân đến những quan điểm chính sách đối ngoại của chính phủ Trung Quốc.
Medeiros Evan S. và M. Taylor Fravel với công trình nghiên cứu
“China’s New Diplomacy” (Chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc)
xuất bản năm 2002 trên tạp chí Foreign Affairs số tháng 11, tháng 12 về sự thay đổi chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Theo các tác giả, Trung Quốc sau một thời gian dài phát triển nhanh và mạnh, giờ đây không chỉ chấp nhận nhiều thể chế và quy tắc quốc tế thông dụng mà còn trở thành một chủ thể có năng lực và kinh nghiệm trên trường quốc tế. Sự xuất hiện của một Trung Quốc can dự nhiều hơn vào tình hình chính trị thế giới và khu vực, đặc biệt như chính Trung Quốc khởi xướng như cơ chế ASEAN + 3, ASEAN + 1, quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan. Các tác giả cũng phân tích và chỉ ra đặc điểm mang màu sắc Trung Quốc trong quá trình hoạch định chính sách, sự xuất hiện tư duy nước lớn trong chính sách của nước này.
Young Nam Cho và Jong Ho Jeong có bài phân tích “China’s Soft
Power: Discussions, Resources, and Prospects” (Quyền lực mềm của Trung Quốc: Các tranh luận, nguồn lực và triển vọng) xuất bản năm 2008 trên tạp chí Asian Survey, Vol.48, No.3 về các cuộc tranh luận, quyền lực cũng như các triển vọng về quyền lực mềm của Trung Quốc, và ở đây hai tác giả tập trung
vào nội dung “Đồng thuận Bắc Kinh” (The Beijing Consensus), chính sách đối ngoại và nền văn minh Trung Quốc. Hai tác giả cho rằng nhận thức của Trung Quốc về quyền lực mềm và ứng dụng quyền lực mềm vào các chính sách quốc gia là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích sức ảnh hưởng đang gia tăng một cách nhanh chóng vị thế của Trung Quốc ở khu vực châu Á.
Về vai trò của Trung Quốc ở châu Á, cũng trong cuốn sách
International Relations of Asia (Quan hệ quốc tế của châu Á) xuất bản năm
2008, Philip C. Saunder đã phân tích trong chương “China’s Role in Asia”
(Vai trò của Trung Quốc ở châu Á). Trong đó, tác giả đã phân tích chiến lược châu Á của Trung Quốc, một chiến lược quan trọng trong 4 chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Ở đây, tác giả đã chỉ ra các vấn đề mà chính phủ Trung Quốc đặt ra trong chiến lược ở khu vực, từ việc nâng cao vị thế sức mạnh kinh tế cho đến các yếu tố quân sự, văn hóa, chính trị. Tác giả cũng chú ý phân tích nguồn sức mạnh của Trung Quốc, so sánh tương quan với nhóm trong khu vực.
Joseph S. Nye vào năm 2010 có bài phân tích về “American and
Chinese Power after the Financial Crisis” (Sức mạnh của Mỹ và Trung Quốc sau khủng hoảng tài chính) trên tạp chí The Washington Quaterly, Vol.33, No.4 đã phân tích những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tới mối quan hệ quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ. Tác giả đã chú ý phân tích đến sự gia tăng vai trò của sức mạnh mềm của Trung Quốc trong đầu thế kỷ 21, coi đó là một trong những yếu tố góp phần gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và thế giới. Trong quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ, thay vì phân tích sự cạnh tranh của 2 nền kinh tế hàng đầu này, tác giả đi vào phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng như quyền lực của 2 quốc gia với nhau, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng kinh tế.
công chúng và sự trỗi dậy của quyền lực mềm Trung Quốc) trong cuốn The Annals of the American Academy of Political and Social Science (Biên niên sử của Viện Khoa học Xã hội và Chính trị Hoa Kỳ) xuất bản năm 2008. Trong đó, tác giả đã chỉ ra sự chuyển biến trong nhận thức của giới lãnh đạo Trung Quốc về “Ngoại giao công chúng” và vai trò của nó trong việc tăng cường vị thế chính trị của Trung Quốc trong khu vực cũng như trên thế giới và thực tiễn áp dụng chính sách này của Trung Quốc.
Về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, trên tạp chí The National
Interests, Robert B. Zoellick (2013) có bài phân tích “U.S., China and
Thucydides” (Mỹ, Trung Quốc và Thucydides). Tác giả đã đặt ra và tìm cách trả lời cho câu hỏi: Điều gì là bản chất của mối quan hệ siêu cường kiểu mới giữa Trung Quốc và Mỹ. Tác giả đã chỉ ra những nội dung quan trọng trong kết cấu nền kinh tế của Trung Quốc, những mối quan hệ rằng buộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như những lợi ích chung của cả 2 nước cùng quan tâm.
Thứ ba là về các công trình nghiên cứu tiêu biểu về quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á:
Công trình nghiên cứu tiêu biểu đầu tiên có thể kể tới là của hai tác giả
G. John Ikenberry và Tsushiyama với bài viết “Between Balance of Power
and Community: The Future of Multilateral Security Co-operation in the Asia – Pacific” (Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở châu Á – Thái Bình Dương) xuất bản năm 2002 trên tạp chí International Relations of the Asia Pacific, Vol.2. Các tác giả đi vào tìm hiểu logic ẩn sau những cách tiếp cận của Mỹ và Nhật Bản đối với an ninh khu vực và triển vọng cho một trật tự an ninh hợp tác toàn diện hơn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đầu thế kỷ XXI, một chủ nghĩa đa phương ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Australia đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực, nên sẽ là thiếu sót nếu không chú ý đến vị thế chính trị của quốc gia này trong khu
vực. Hugh White vào năm 2011 đã có bài phân tích “Power Shift: Rethinking Australia’s Place in the Asian Century” (Chuyển dịch quyền lực: tái xác định vị trí của Úc trong thế kỷ châu Á) trên tạp chí Australia Journal of International Affairs, 65:1. Tác giả chú ý đến vấn đề chính sách ngoại giao của Australia cần quan tâm đến các chủ thể quyền lực quan trọng ở châu Á như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, và đặc biệt là Trung Quốc.
Quan hệ quốc tế ở khu vực giữa các chủ thể quyền lực chính trị, mà hiện nay ở Đông Á nổi lên là Mỹ và Trung Quốc trong một thế cân bằng về quyền lực thu hút sự quan tâm của các chủ thể quyền lực khác. Hàn Quốc là một ví dụ như thế. Trong bài phân tích ra đời năm 2013 của mình với tên gọi“China – US relations in East Asia: Strategic rivalry and Korea’s choice (Quan hệ Trung Quốc – Mỹ ở Đông Á: Sự cạnh tranh chiến lược và sự lựa chọn của Hàn Quốc), tác giả Jea – kyung Park đã phân tích mối quan hệ của của Trung Quốc và Mỹ dưới góc nhìn của Hàn Quốc, chỉ ra quan điểm của Hàn Quốc về mối quan hệ này, và quan trọng hơn đã đưa ra phân tích về những lựa chọn chiến lược của Hàn Quốc.
Trong quan hệ hình thành một cộng đồng ASEAN, một chủ thể quyền lực quan trọng trong cục diện chính trị Đông Á, Negesh Kumar vào năm 2011
có công trình nghiên cứu “Financial Crisis and Regional Economic
Cooperation in Asia Pacific: Towards an Asian Economic Community” (Khủng hoảng kinh tế hợp tác kinh tế khu vực ở Châu Á Thái Bình Dương: hướng tới một cộng đồng kinh tế Châu Á). Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra quan điểm dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, các quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện trong các khuôn khổ như CEPEA hay ASEAN + 6 để xây dựng thành một thị trường khu vực như NAFTA hay EU. Thông qua sự hội nhập, thúc đẩy quan hệ kinh tế của các nước sẽ thúc đẩy sự tăng cường hợp tác, sự ổn định và đảm
Xung quanh vai trò của Mỹ trong cục diện chính trị khu vực Đông Á không thể không quan tâm đến sức mạnh quân sự của Mỹ tại đây. Christian