Vị trí, vai trò của các cường quốc ngoài khu vực

Một phần của tài liệu Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 74 - 82)

3.1.3.1. Hoa Kỳ

Sau khi Liên Xô sụp đổ, trật tự “hai cực” chấm dứt, Mỹ nghiễm nhiên trở thành siêu cường – “đơn độc” duy nhất trên thế giới. Sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Mỹ là hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ các quốc gia nào khác trên thế giới. Việc duy trì NATO cho thấy Mỹ đang thực hiện “Chiến lược toàn cầu” nhằm vươn lên làm bá chủ thế giới, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị toàn cầu. Trong khu vực Đông Á, Mỹ đã thiết lập được một vùng ảnh hưởng truyền thống của mình bao gồm các đồng minh từ thời Chiến tranh lạnh. Mặc dù nằm ở bờ kia của Thái Bình Dương nhưng Mỹ hoàn toàn vẫn duy trì được sự thống trị của mình tại Đông Á. Đối với Mỹ, sự sụp đổ của Liên Xô đồng nghĩa với việc Mỹ đã xoá bỏ được mối lo ngại đối với an ninh nước Mỹ, và Mỹ tin rằng họ không còn đối thủ hậu Chiến tranh lạnh. Thông

qua hai chính sách an ninh quốc gia là Chính sách an ninh quốc gia cam kết

và mở rộng (National Security Strategy of Engagement and Enlargement) -

năm 1995 và Chính sách an ninh quốc gia cho thế kỷ mới (National Security

Strategy for a New Century) - năm 1998, Mỹ đã thể hiện rõ ý đồ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên cả ba lĩnh vực: kinh tế, chính trị - quân sự, các giá trị dân chủ - được hiểu như sự hấp dẫn bằng sức mạnh - quyền lực mềm. Rõ ràng, Mỹ đã không còn quá dựa vào sức mạnh quân sự, mà đã kết hợp cân bằng các sức mạnh khác. Như vậy, mục tiêu của Mỹ là bất biến, chỉ có biện pháp, phương tiện là có thay đổi cho phù hợp với tình hình [55; tr.94].

Chiến lược mới của Mỹ trong khu vực Đông Á là thiết lập một khu vực ảnh hưởng mở rộng theo mô hình “trục và nan hoa”, với Mỹ là trung tâm, sự vận động của các chủ thể khác đều xoay quanh Mỹ và bị Mỹ chi phối.

- Nhật là trục chính, các “nan quạt” Mỹ - Hàn Quốc, Mỹ - Thái Lan, Mỹ - Philippines, Mỹ New Zealand, Mỹ - Australia các nước còn lại trong khu vực dù muốn hay không muốn, dù ít hay nhiều cũng sẽ bị cuốn theo vòng quay của trục trung tâm là Mỹ. Chiến lược mới này kết hợp với “sân sau” Mĩ Latinh sẽ tạo ra một khu vực bao trọn gần như cả phía Nam thế giới, từ đó, tạo sức ép lên khu vực phía Bắc, nơi Nga đang còn bất ổn và Trung Quốc đang trỗi dậy, đe dọa vị trí số 1 của Mỹ. Hướng chủ đạo trong cách định hình thế giới của Mỹ sẽ là đẩy mạnh can thiệp nhân quyền và dân chủ, từ đó thúc đẩy hoà bình trên thế giới, đặc biệt là những điểm nóng.

Trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ đã cải thiện mối quan hệ giữa hai nước bằng việc không gợi lại những kí ức về thảm kịch Thiên An Môn (1989) và tăng cường các quan hệ thương mại với Trung Quốc. Nhưng ngay sau đó, quan hệ Mỹ - Trung xấu đi do những tác động từ phía Đài Loan. Có thể thấy, thời kỳ này, eo biển Đài Loan trở thành vấn đề lớn nhất ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ - Trung. Bắt đầu từ năm 1992, Mỹ đã tiến hành bán vũ khí cho Đài Loan nhằm giúp nước này tránh được những đe doạ từ phía Trung Quốc. Năm 1995, Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy được chính phủ Hoa Kỳ cấp thị thực du lịch và chuyến thăm tới Hoa Kỳ của ông ta khiến cho Trung Quốc coi Mỹ là kẻ ủng hộ độc lập cho Đài Loan. Ngay lập tức, Trung Quốc tiến hành những đe doạ quân sự trên eo biển Đài Loan (1995 – 1996). Sau đó là việc B. Clinton có những động thái khiến việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Trung Quốc bị chậm lại. Mặc dù, Mỹ xúc tiến với Trung Quốc các quá trình nhằm nâng cấp mối quan hệ này lên, nhưng những thận trọng và hạn chế nhất định của chính quyền Bill Clinton khiến cho nỗ lực đó không trở thành hiện thực. Mỹ phản ứng khá linh hoạt trong vấn đề khủng hoảng eo biển Đài Loan (1996) nhưng lại chậm chạp trong việc nhận thức đầy đủ về Trung Quốc. Nếu như trong Chiến tranh lạnh, Mỹ cảnh giác với Liên Xô bao nhiêu, thậm chí – như Fareed Zakaria nói – mặc dù dân chúng Mỹ không ủng hộ hành động đưa

quân đi tham chiến tại nhiều nơi nhưng quan điểm của họ được cân bằng bởi các hành vi của Liên Xô [154], thì sau Chiến tranh lạnh Mỹ đang rất chủ quan. Thực tế thì những cố gắng kiềm chế Trung Quốc của Mỹ cũng đã phát huy tác dụng nhất thời, bởi trong vấn đề Đài Loan, Mỹ hoàn toàn không thể sử dụng sức mạnh quân sự để ép Trung Quốc mà buộc phải có những động thái mềm dẻo hơn để tránh bị lôi vào một cuộc chiến với Trung Quốc. Đối với Mỹ, việc Mỹ ủng hộ Đài Loan “không phải vì một Đài Loan ly khai, mà là vì lợi ích địa chính trị của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương” [28; tr.246].

Từ ngày 25/6 – 3/7/1998, Tổng thống Bill Clinton sang thăm Trung Quốc nhằm mở ra những tiến triển mới trong quan hệ giữa hai nước. Kết quả hai bên đạt được là khá tích cực. Theo đó, nhận thức rõ vai trò của nhau trong môi trường quốc tế có nhiều thay đổi, hai bên tăng cường hợp tác và thống nhất lập trường giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế, cố gắng đạt được các mục tiêu trở thành “đối tác chiến lược mang tính xây dựng” bước vào thế kỷ 21; nỗ lực xây dựng những đồng thuận trong vấn đề kinh tế, thương mại và thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ, sâu rộng, đóng góp tích cực đối với nền kinh tế thế giới. Hai bên còn ra Tuyên bố chung về quá trình đàm phán Nghị định thư bổ sung cho Công ước vũ khí sinh học và Tuyên bố chung về cấm mìn sát thương. Những kết quả trên cho thấy, điều mà Bill Clinton quan tâm tới vẫn là tạo ra mối quan hệ và các thể chế song phương Trung – Mỹ trên hai lĩnh vực an ninh và kinh tế. Tuy nhiên, sai lầm của Bill Clinton là đã không giải quyết thoả đáng những bất đồng an ninh nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề Đài Loan và việc Trung Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, đã đẩy Trung Quốc đi chệch hướng và người dân Mỹ đã không nhận thức đầy đủ về tính chất nghiêm trọng trong các hành vi của Trung Quốc [165; tr. 58].

Điểm quan trọng lớn nữa trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc là vấn đề gia nhập WTO. Tháng 4 năm 1999, nhân chuyến

bên đã ra được tuyên bố chung về việc Trung Quốc tiếp tục đàm phán để gia nhập WTO, và Mỹ sẽ tích cực ủng hộ Trung Quốc. Tháng 4/2001, máy bay J-8 của Trung Quốc đã đụng độ với máy bay do thám EP-3 của không quân Mỹ trên đảo Hải Nam, làm các phi công Trung Quốc thiệt mạng. Nhưng sự việc nhanh chóng được dàn xếp ổn thoả bởi vấn đề Trung Quốc quyết tâm gia nhập WTO. Liên tiếp các cuộc gặp gỡ sau đó giữa hai lãnh đạo quốc gia Mỹ và Trung Quốc trong tháng 9/2000 nhân Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ LHQ và tháng 11/2000, tại Bandar Seri Begawan, Bru- nây bên lề hội nghị APEC. Chủ đề chính trong các cuộc hội đàm vẫn chủ yếu xoay quanh tiến trình Trung Quốc gia nhập WTO. Như vậy, quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ này có nhiều nét thăng trầm. Xu thế hoà hoãn, hợp tác giữa hai nước đang phát triển nhưng những bất đồng, mâu thuẫn và cạnh tranh cũng tăng lên nhanh chóng.

Trong các đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Á, Nhật Bản được Mỹ hết sức coi trọng bởi đây là con bài chiến lược trong tham vọng của Mỹ tại Đông Á. Mối quan hệ Mỹ - Nhật được thiết lập từ năm 1951, khi Mỹ ký với Nhật Bản Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật nhằm duy trì hoà bình và an ninh ở vùng Viễn Đông, bảo vệ an ninh cho Nhật Bản trước các mối đe doạ từ bên ngoài. Nhưng thực chất, Mỹ muốn dựa vào mối quan hệ này để tạo bàn đạp để Mỹ tấn công Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đã tăng cường, củng cố liên minh này ngày càng thêm chặt chẽ. Nhật Bản luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở Đông Á. Đối với Mỹ, duy trì quan hệ Mỹ - Nhật không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm đối với Nhật Bản như đã cam kết trong hiệp ước, mà còn có tầm quan trọng chiến lược trong chính sách đối ngoại của họ, là cơ sở để Mỹ hình thành và thực hiện khu vực ảnh hưởng của Mỹ theo mô hình “trục và nan hoa”. Không những thế, bài học về sự bành trướng của Nhật Bản hồi cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX và chủ nghĩa quân phiệt Nhật trước Chiến tranh thế giới

thứ hai đã khiến Mỹ tìm cách kiềm chế Nhật Bản. Đồng thời, Mỹ cũng nhận thấy những dấu hiệu đáng lo ngại từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đang ảnh hưởng tới vị thế của Mỹ trên trường quốc tế, nên duy trì quan hệ với Nhật Bản cũng là cách để Mỹ kiềm chế Trung Quốc, làm giảm đi sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Trong quan hệ với Nga, nhận thấy sức mạnh của Nga không còn đủ để đối đầu như thời Chiến tranh lạnh nhưng Nga vẫn là một quốc gia có sức mạnh quân sự không thua kém gì Mỹ nên để đảm bảo an ninh cho mình cũng như kiềm chế Nga, Mỹ đã chủ động đối thoại với Nga, lôi kéo Nga vào các chương trình hợp tác song phương và đa phương.

Vấn đề mà Mỹ quan tâm tới đầu tiên đó là giải quyết số vũ khí hạt nhân mà Nga đang nắm giữ. Năm 1992, thỏa thuận Nunn - Lugar (hay còn gọi là CTR) được ký kết nhằm thúc ép Nga giảm quy mô, số lượng kho vũ khí hạt nhân của mình sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc; tiêu huỷ các loại vũ khí sinh học và hoá học đã lỗi thời. Trong một tuyên bố chung giữa Mỹ và Nga (6/1992) hai bên khẳng định không coi nhau là đối thủ tiềm tàng. Tháng 4 năm 1993, Mỹ - Nga cam kết xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy đối thoại an ninh và hoà bình trên thế giới. Mỹ ký với Nga Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-II) tháng 1 năm 1993, gia hạn năm 1996, nhằm bổ sung cho Hiệp ước START-I đã ký kết năm 1991.

Quan hệ an ninh, quân sự Mỹ - Nga còn được đẩy lên cao nhờ các cuộc tập trận chung Nga – Mỹ ở đảo Guam, ở Vladivostok và các hợp tác nghiên cứu vũ trụ. Mỹ coi các vấn đề thuộc lãnh thổ Nga là công việc nội bộ của Nga và sẽ không ủng hộ hay can thiệp tới bất kì lực lượng chính trị nào, đặc biệt là trong vấn đề Chechnya. Song song với các điều khoản về an ninh chung, Mỹ cũng hợp tác với Nga trong lĩnh vực kinh tế. Trong năm 1993, hai bên đã thành lập Uỷ ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học do Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin và Phó Tổng thống

Mỹ Al Gore làm đồng Chủ tịch Uỷ ban. Mỹ cam kết sẽ viện trợ 1,6 tỉ USD để Nga chuyển đổi nền kinh tế và hứa phối hợp trong nhóm G7 viện trợ cho Nga 43 tỉ USD [48; tr.94].

Nhìn chung, thời kỳ này quan hệ Mỹ - Nga có nhiều bước phát triển tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy đối thoại và hoà bình tại nhiều điểm nóng trên thế giới. Mặc dù vậy, quan hệ giữa hai nước cũng gặp những trở ngại lớn chung quanh các vấn đề chống tên lửa đạn đạo (ABM) và hệ thống tên lửa phòng thủ quốc gia (NMD) của Mỹ tại châu Âu, vấn đề mở rộng thành viên và không gian ảnh hưởng sang phía đông và không gian hậu Xôviết của NATO…

Các nước Đông Nam Á và ASEAN cũng là một phần trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ. Là nơi hiện diện hai đồng minh là Thái Lan và Philipines, Đông Nam Á trở thành khu vực thứ hai mà Mỹ thực hiện chủ trương mở rộng ảnh hưởng của mình như Mỹ Latinh. Bên cạnh việc duy trì quan hệ đồng minh chiến lược với Thái Lan, Philippines, Mỹ tăng cường quan hệ đối tác lâu dài với Singapore và các nước ASEAN khác. Trước những mối quan tâm của Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia khác tới Đông Nam Á, mục tiêu của Mỹ đối với khu vực này là tạo ra ưu thế vượt trội trong Đông Nam Á, từng bước hình thành “Liên minh chiến lược châu Á” (Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN), đồng thời dùng Đông Nam Á làm phương tiện để kiềm chế sức mạnh đang lên của Trung Quốc, đưa Nhật Bản và các đồng minh khác vào vòng kiểm soát của Mỹ; cùng với “sân sau” của mình, Mỹ nuôi tham vọng độc chiếm châu Á – Thái Bình Dương.

Như vậy, trong các chiến lược mới của mình sau Chiến tranh lạnh, Mỹ đang lôi kéo các nước Đông Á vào khuôn khổ hợp tác chung và những thể chế quốc tế nhằm tạo ra môi trường Đông Á được định hình và chi phối bởi Mỹ, hạn chế những hành vi đơn phương của một quốc gia nào đó gây ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ cũng như cục diện khu vực.

3.1.3.2. Nga

Một chủ thể nằm ngoài khu vực địa lý tự nhiên nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong cục diện chính trị Đông Á thời gian này không thể không nhắc tới là Nga. Mặc dù có những suy giảm nhất định trong quan hệ quốc tế ở khu vực và quốc tế, nhưng vai trò của Nga đối với các vấn đề an ninh, phát triển ở Đông Á là điều không thể phủ nhận. Nga kế thừa địa vị của Liên Xô trong các quan hệ quốc tế. Với diện tích địa lý rộng lớn vắt ngang từ Đông sang Tây và sức mạnh quân sự lớn nhất lục địa Á - Âu, Nga được ví

như “con đại bàng hai đầu… nhìn cả về phương Đông và phương Tây” [55;

tr.103]. Trong bài phát biểu của mình ngày 17/4/1992, Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói: “Nhiệm vụ bao trùm mọi hoạt động quốc tế của Nga là xây dựng quan hệ bạn bè với các nước dân chủ trên thế giới nhằm đảm bảo cho nước Nga gia nhập khối cộng đồng các nước phương Tây một cách hợp pháp và hài hoà” [48; tr.90-91]. Đông Á tuy không còn nằm trong ưu tiên đối ngoại của Nga nhưng vẫn là khu vực mà Nga có ảnh hưởng rõ rệt nhất, do đó, tiếp tục hiện diện tại Đông Á là yếu tố quan trọng để Nga không bị bao vây. Trong đó, Nga coi trọng quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong quan hệ với Trung Quốc: trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mặc dù cùng đứng trong hàng ngũ các nước xã hội chủ nghĩa nhưng cả Nga và Trung Quốc thường mâu thuẫn nhau gay gắt trong các vấn đề tranh chấp biên giới và đã từng xảy ra xung đột vũ trang. Trung Quốc cũng chính là nhân tố làm hệ thống xã hội chủ nghĩa do Nga đứng đầu suy yếu và làm xói mòn “trật tự hai cực Yalta”. Sự đối đầu giữa hai quốc gia có chiều hướng giảm đi từ năm 1991, khi Hiệp định biên giới quốc gia Nga – Trung được ký kết. Sự kiện này đã đánh dấu một bước chuyển mình trong quan hệ Nga – Trung, đưa mối quan hệ này phát triển theo hướng hoà bình hơn và ổn định hơn, tác động không nhỏ tới cục diện chính trị Đông Á và tình hình thế giới. Từ đây, hai

nhau và hợp tác cùng có lợi. Tháng 6 năm 1994, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tới thăm Nga, hai bên đã tái khẳng định cam kết của mình đã ký

Một phần của tài liệu Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)