Một là sự đấu tranh của các chủ thể chủ yếu trên trường quốc tế
Đây là nhân tố quan trọng trong việc đưa đến sự thay đổi của cục diện thế giới. Trong nền chính trị thế giới, các chủ thể quan hệ quốc tế, mà trước hết là các quốc gia dân tộc có lợi ích khác nhau. Thông thường các quốc gia
dân tộc chia làm hai lực lượng chủ yếu trong việc thay đổi cục diện, trật tự thế giới. Có những nước ủng hộ việc duy trì cục diện, trật tự hiện hành vì lợi ích của mình, song lại có những lực lượng muốn thay đổi cục diện hiện hành, phấn đấu cho một cục diện mới có lợi cho mình hơn nhất là khi tương quan lực lượng đã thay đổi
Hai là sự thay đổi của cán cân quyền lực thế giới
Cục diện thế giới được tạo nên bởi các chủ thể quan hệ quốc tế, tương quan lực lượng giữa các chủ thể, nhất là các chủ thể chủ chốt. Cán cân quyền lực thay đổi, đương nhiên sẽ dẫn đến sự biến động của cục diện. Lịch sử quan hệ quốc tế đã chứng minh cán cân quyền lực giữa các chủ thể thay đổi bao giờ cũng kéo theo sự thay đổi của cục diện thế giới, thậm chí cả trật tự thế giới.
Ba là các xu thế chủ yếu của thế giới đương đại
Xu thế lớn của thế giới chính là tính quy luật của thế giới đương đại. Tính quy luật hay quy luật có tính khách quan. Các chủ thể quan hệ quốc tế muốn phát triển phải tuân theo quy luật và tính quy luật. Nếu không tôn trọng các quy luật, tính quy luật sẽ phải trả giá. Các quốc gia đều nhận thức được điều đó. Nghiên cứu, tìm ra quy luật hay tính quy luật lại là do khoa học, nghĩa là do con người. Nhận thức về quy luật đúng, song cũng có quy luật, tính quy luật sai, không đúng. Mặt khác, cục diện thế giới hình thành và vận động theo quy luật và tính quy luật dù các chủ thể có nhận biết được các quy luật và tính quy luật dù các chủ thể có nhận biết được các quy luật và tính quy luật hay không. Theo đa số các nhà nghiên cứu quốc tế, khoa học quan hệ quốc tế là khoa học phức tạp nhất trong khoa học xã hội, nhân văn. Chính vì vậy, nhiều học giả cho rằng chỉ nên nói đến tính quy luật trong quan hệ quốc tế là chính. [67, tr. 15]
Bốn là cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và tác động của toàn cầu hóa
tựu mới về tạo ra những nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ, công nghệ xử lý môi trường ô nhiễm và công nghệ vũ trụ. Những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển biến tri thức trở thành yếu tố quan trọng bên trong của quá trình sản xuất, tạo ra nền kinh tế tri thức, quyết định sự phát triển của nền kinh tế thế giới và thúc đẩy xu thế phát triển của cục diện khu vực và thế giới. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cùng kinh tế tri thức làm tăng tốc sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi mở rộng thị trường, thúc đẩy các mối quan hệ, liên hệt giữa tất cả các khu vực, các quốc gia dân tộc trên thế giới. Xu thế toàn cầu kinh tế giảm sút ở cuối thập kỷ đầu thế kỷ XXI làm cho các quốc gia lớn nhỏ gặp khó khăn về kinh tế, được phục hồi, được điều chỉnh để phát triển với chất lượng cao hơn và bền vững hơn.
Toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến Cục diện chính trị thế giới và khu vực, cụ thể: Toàn cầu hóa tác động trực tiếp và chi phối xu hướng phát triển cục diện, trật tự thế giới. Để chống lại sự thống trị của một siêu cường duy nhất, thì chủ trương đa cực có ý nghĩa nhất định trong tương quan lực lượng quốc tế hiện nay. Toàn cầu hóa đi đôi với khu vực hóa. Khu vực hóa vừa thể hiện như một nấc thang của toàn cầu hóa, vừa như một hình thức liên kết các nước trong vùng để đối phó với sự cạnh tranh và tác dộng tiêu cực từ toàn cầu hóa, hoặc từ các thế lực mạnh hơn. Ngoài ra toàn cầu hóa với vô số những hình thức liên kết hợp tác song phương, đa phương, đa dạng và nhiều tầng nấc, cấp độ khác nhau, khiến sự giao lưu, ràng buộc và tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc ngày càng sâu rộng.
Tóm lại, cục diện chính trị của một khu vực được tạo nên bởi sự kết hợp vị trí vai trò của các quốc gia lớn, các cơ chế đa phương trong đó nổi bật là các quốc gia thành viên vừa và nhỏ, các chủ thể phi quốc gia như các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài khu vực. Tuy nhiên, do nội dung nghiên cứu khá rộng nên tác giả luận án chủ yếu nghiên
cứu về vị thế, vai trò của các cường quốc trong khu vực, vị trí, vai trò của các nước vừa và nhỏ thông qua hoạt động của các cơ chế hợp tác đa phương và vị trí, vai trò của các cường quốc ngoài khu vực, đó chính là những chủ thể quan trọng nhất trong việc định hình cục diện chính trị khu vực. Bên cạnh đó, cục diện chính trị khu vực cũng chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố như: 1/ Sự đấu tranh của các chủ thể chủ yếu trên trường quốc tế. 2/ Sự thay đổi của cán cân quyền lực thế giới. 3/ Các xu thế chủ yếu của thế giới đương đại. 4/ Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và tác động của toàn cầu hóa.