Vị trí, vai trò của các cường quốc khu vực

Một phần của tài liệu Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 57 - 67)

3.1.1.1. Trung Quốc

Trung Quốc những năm 90 của thế kỷ XX phải đối mặt với nhiều thách

thức lớn ở cả trong và ngoài nước. Trước hết, là giải quyết hậu quả của sự

kiện Thiên An Môn (1989) và sự tan rã của Liên Xô (1991) đã ảnh hưởng tiêu

cực tới an ninh chính trị Trung Quốc; thứ hai, thực hiện cuộc “hạ cánh mềm”,

duy trì thành công trong việc chống lạm phát; thứ ba, khắc phục những tác

động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á. Trong thập kỷ 1990, Trung Quốc vẫn nằm trong quá trình cải cách phát triển đất nước từ năm 1979. Công cuộc phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc mà Đặng Tiểu Bình phát động đã trở thành điển hình của nền kinh tế thế giới. Là một nước đông dân nhất thế giới, với 1,141 tỷ người năm 1994, chiếm 1/6 dân số thế giới, diện tích lãnh thổ lớn thứ ba thế giới (trên 9,6 triệu km2), Trung Quốc luôn duy trì tốc độ phát triển kinh tế nhanh bậc nhất thế giới của mình, ở mức trung bình 10% mỗi năm. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIV năm 1992, đề ra kế hoạch trọng tâm của Trung Quốc trong thập niên 1990 là xây dựng thành công một nền “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” bằng kế hoạch 10 năm kéo dài đến đầu thế kỷ XXI. Năm 1992, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đạt 12,8% và tăng lên 13,4% năm 1993 với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) đạt 3.138 tỉ nhân dân tệ. Do cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á, Trung Quốc chịu ảnh hưởng một phần làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế xuống còn 7,8% trong năm 1998, và 7,1% trong năm 1999. Nhưng bước sang năm 2000, nền kinh tế Trung Quốc đã khôi phục lại sự phát triển. Sự phát triển thần kỳ này của Trung Quốc được

xếp chung vào sự “thần kỳ châu Á” và Trung Quốc được coi là “con rồng châu Á”. Là một quốc gia lớn trong khu vực Đông Á, Trung Quốc cũng đang trên con đường tìm kiếm vị thế là cường quốc hàng đầu khu vực và quốc tế. Trung Quốc có vị thế là một trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Không chỉ tham gia vào “Câu lạc bộ nước lớn”, Trung Quốc còn là thành viên của “Câu lạc bộ các nước có vũ khí hạt nhân” và là quốc gia duy nhất chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân ở Đông Á cho đến tận bây giờ.

Trong quan hệ quốc tế, Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại chủ động, bình thường hoá quan hệ với các quốc gia, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, góp phần tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế, từ đó nâng cao địa vị và quyền lực của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Chiến lược ngoại giao mới của Trung Quốc được thực hiện theo hướng: “Ngoại giao nước lớn là then chốt; ngoại giao láng giềng là quan trọng hàng

đầu; ngoại giao với các nước đang phát triển là quan trọng” [47; tr.58]. Tính

đến năm 2001, Trung Quốc đã có quan hệ ngoại giao với 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm Hong Kong, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền của Hong Kong từ tay Vương quốc Anh và thành lập nên Đặc khu Hành chính Hong Kong, Trung Quốc. Tiếp đó, tháng 12 năm 1999, Trung Quốc cũng tuyên bố biến vùng lãnh thổ Macao thành Đặc khu Hành chính Macao, Trung Quốc. Việc sáp nhập và hình thành hai đặc khu hành chính này có ý rất lớn đối với Trung Quốc, làm tăng lên đáng kể sức mạnh của nền kinh tế.

Mối quan tâm lớn nhất lúc này của Trung Quốc trong khu vực không có gì khác là thiết lập một trật tự dưới sự dẫn dắt của Trung Quốc. Để làm được điều này, Trung Quốc cố gắng thay thế vị trí bá chủ của Mỹ. Mối quan hệ Trung – Mỹ trong lịch sử có nhiều nét thăng trầm, lúc hoà dịu, lúc căng

trong Chiến tranh lạnh, nhưng đã có lúc hai nước bắt tay nhau trong việc

chống lại Liên Xô1. Tháng 11 năm 1991, Trung Quốc gia nhập hệ thống

thương mại toàn cầu. Cùng thời gian này, Trung Quốc đã gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), tăng cường tự do thương mại và hợp tác trong các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư và công nghệ. Tháng 11 năm 1993, Hội nghị APEC lần thứ nhất được tổ chức tại đảo Blech, Seatle (Mỹ) với chủ đề “Tinh thần cộng đồng khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Tranh thủ tinh thần đó, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã mau chóng tìm đến Mỹ để hoá giải những bất đồng xung quanh sự kiện Thiên An Môn (1989) và thiết lập quan hệ ngoại giao trong thời kỳ mới. Bước đột phá trong quan hệ Trung – Mỹ là vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 1997, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tới thăm Mỹ theo lời mời của Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tới Mỹ. Hai bên đều nhận định phải xem xét mối quan hệ Trung – Mỹ từ góc nhìn chiến lược trong thế kỷ XXI, với mục tiêu là tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, mở rộng nhận thức chung, tăng cường hợp tác và đưa quan hệ Trung - Mỹ vào một thời kỳ mới. Đồng thời, “Tuyên bố chung Trung - Mỹ” ký kết ngày 29/10, nhất trí tiếp cận quan hệ song phương trên cơ sở các nguyên tắc của 3 bản tuyên bố chung và hướng tới mối quan hệ “đối tác chiến lược mang tính xây dựng giữa Trung Quốc và Mỹ”. Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, mở rộng trao đổi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, năng lượng, KHCN, luật pháp, giáo dục, văn hoá... Lúc này, vấn đề gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Trung Quốc được Bắc Kinh hết sức quan tâm, do đó, trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ từ ngày 4 đến ngày 14 tháng 4 năm 1999, theo lời mời của Tổng thống Bill Clinton, Trung Quốc đã đạt được thoả

1 Năm 1969 khi mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô trở nên quyết liệt sau các cuộc chiến tranh biên giới, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tới thăm Trung Quốc (1972) bày tỏ quan điểm muốn biến mối quan hệ

thuận với Mỹ với việc đưa ra tuyên bố chung về việc Trung Quốc gia nhập WTO, theo đó chính phủ Mỹ bày tỏ cam kết ủng hộ sự gia nhập của Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị Thủ tướng Trung Quốc tới Mỹ trong vòng 15 năm. Vấn đề gia nhập WTO tiếp tục được đề cập đến trong các cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước. Ngày 15 tháng 11 năm 1999, hai bên đã ký Hiệp định song phương về vấn đề này, mở đường cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); đồng thời cam kết sẽ tiếp tục duy trì và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng trong tương lai. Sau đó, được sự giúp đỡ của Mỹ, Trung Quốc đã đạt được các thoả thuận song phương với EU và các đối tác thương mại khác, tiến tới một thoả thuận trọn gói với WTO. Năm 2001, Trung Quốc đã giữ chức chủ tịch APEC và Thượng Hải đã đăng cai hội nghị các lãnh đạo APEC thường niên. Sự kiện này diễn ra ngay sau vụ khủng bố 11 tháng 9 gây chấn động nước Mỹ. Tại Hội nghị, các bên đã ra Tuyên bố đầu tiên về chống khủng bố. Có thể thấy, các quan hệ kinh tế - thương mại đang giúp cho quan hệ Mỹ - Trung trở nên gắn kết hơn trong thời gian qua. Tuy nhiên, sự ủng hộ của Mỹ với Đài Loan là cản trở lớn nhất cho quan hệ Mỹ - Trung.

Như vậy, trong suốt thập kỷ 1990, quan hệ Trung – Mỹ từ chỗ bất đồng gay gắt đã được cải thiện và có sự phát triển liên tục và nhanh chóng nhờ những nỗ lực từ phía Trung Quốc. Nhờ đó, Trung Quốc đã tạo dựng được hình ảnh và vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới. Trục tam giác kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương được hình thành với Mỹ - Nhật Bản – Trung Quốc.

Trong quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc luôn tìm cách để vượt lên trên đối thủ nặng ký của mình trong khu vực Đông Á. Thực tế, mối quan ngại lớn nhất của Trung Quốc là liên minh của Nhật với Mỹ và sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Nhật ra khu vực đang đe doạ nghiêm trọng tới vị thế của

trong quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc có thái độ hoàn toàn khác so với Mỹ. Bất chấp mối quan hệ kinh tế đang trên đà phát triển, quan hệ chính trị giữa hai quốc gia luôn trong tình trạng căng thẳng, tranh chấp. Đặc biệt là trong vấn đề Đài Loan. Trung Quốc coi Nhật Bản là kẻ phá hoại sự thống nhất quốc gia khi Nhật Bản ủng hộ chính quyền Đài Bắc. Bên cạnh đó, cả hai đều có lợi ích chiến lược tại các điểm nóng như Triều Tiên, Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Trong quan hệ với Nga, Trung Quốc đang có những động thái tích cực để cải thiện quan hệ và phát triển hợp tác song phương. Việc Nga coi Trung Quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga là một lợi thế không nhỏ để Trung Quốc tạo được quan hệ láng giềng hữu nghị vốn đã xấu đi từ cuối Chiến tranh lạnh. Hơn nữa, Trung Quốc đang muốn tạo được thế cân bằng chiến lược với Nga trong mọi lĩnh vực, nhất là quân sự và kinh tế. Về kinh tế, Trung Quốc hoàn toàn có thể vượt Nga bởi Trung Quốc vẫn đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, còn Nga thì đang suy thoái. Về quân sự, Trung Quốc vẫn còn thua kém Nga về mọi mặt, vì thế, hợp tác quân sự với Nga cũng là yếu tố then chốt. Trung Quốc nhận thấy Nga có vai trò cực kỳ quan trọng đối với trật tự và an ninh khu vực, cấu trúc quyền lực Đông Á không thể thiếu sự tham gia tích cực của Nga.

Đối với khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc xác định “ngoại giao láng giềng là quan trọng hàng đầu” nên đây được coi là chiến lược ngoại giao nhằm cạnh tranh tầm ảnh hưởng tại Đông Nam Á. Năm 1993 được coi là “năm ASEAN của Trung Quốc”. Trong năm 1993, Trung Quốc cố gắng thiết lập quan hệ ngoại giao với toàn bộ các nước ASEAN và mở ra những cơ hội đầu tư cho ASEAN vào Trung quốc. Ba điểm nhấn đáng chú ý trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với ASEAN trong thập niên 90 của thế kỷ

XX là: một là, tích cực tham gia và xây dựng cơ chế đa phương; hai là, mở

Á; ba là, tăng cường đối thoại an ninh với các nước láng giềng, xây dựng cơ chế an ninh tin cậy lẫn nhau.

Song, bên cạnh những chính sách thể hiện đường lối đối ngoại tích cực với Đông Nam Á, Trung Quốc cũng có những động thái thiếu tích cực với khu vực giai đoạn này. Điển hình là việc Trung Quốc đơn phương đưa quân đội chiếm đảo Vành Khăn của Việt Nam năm 1995, hay các hành động gây hấn tranh chấp lãnh thổ với Philippines…

Lợi dụng cơ hội cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997 – 1998 đang làm chao đảo các nền kinh tế Đông Á, Trung Quốc đã tăng cường ảnh hưởng và vị thế của một nền kinh tế lớn thông qua sáng kiến thành lập cơ chế ASEAN + 3. Sự ủng hộ của Trung Quốc cho cơ chế này có ý nghĩa rất lớn, góp phần làm giảm mức độ tàn phá của cuộc khủng hoảng và vực dậy nền kinh tế khu vực. Các nhà phân tích đã dự đoán về thái độ bất hợp tác của Bắc Kinh thông qua chính sách phá giá đồng nhân dân tệ. Nhưng Trung Quốc đã không làm như vậy. Nhờ chính sách ổn định đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã không trở nên quá tồi tệ và lan ra phạm vi toàn cầu. Các đồng tiền trong khu vực đã giữ được ổn định. Thị trường Đông Nam Á còn ổn định hơn nhờ Trung Quốc vẫn duy trì việc nhập khẩu hàng hoá từ ASEAN.

Rõ ràng, sự trỗi dậy của Trung Quốc xét trong một chừng mực nhất định đang là cơ hội cho sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn đối với an ninh chính trị khu vực. Đây sẽ là một chủ thể có vai trò rất quan trọng trong cục diện chính trị Đông Á.

3.1.1.2. Nhật Bản

Cùng với Trung Quốc, Nhật Bản trong thập niên cuối thế kỷ XX đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên cục diện chính trị Đông Á. Nhật

“Sự thần kỳ Nhật Bản” trong hai thập niên 1960 và 1970 đã đưa quốc gia này từ một đống đổ nát sau Chiến tranh thế giới thứ hai trở thành một hình mẫu của châu Á, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Chiến tranh lạnh bắt đầu đi đến hồi kết cũng là lúc nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu chững lại từ những năm 80 của thế kỷ XX và đưa Nhật Bản bước vào giai đoạn trì trệ trong suốt thập niên 90. Mặc dù vậy, sức mạnh của nền kinh tế hàng đầu châu Á vẫn giúp Nhật Bản có được vị thế của mình. Những yếu tố đó đã thúc đẩy Nhật Bản phải tìm kiếm cho mình một vai trò thực sự trong khu vực trên cả bình diện kinh tế, chính trị, văn hoá.

Thực tế trên con đường thành công của Nhật Bản không thể không nhắc tới Mỹ - từng là kẻ thù trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng cũng nhanh chóng trở thành cứu tinh của Nhật Bản sau đó. Nhật Bản một mặt luôn muốn duy trì quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ để nhận được sự trợ giúp về an ninh – quân sự, mặt khác lại muốn độc lập với Mỹ trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, bất chấp sự suy thoái của nền “kinh tế bóng bóng” (1989 – 1991), Nhật Bản vẫn là một siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới. Nhật Bản bước vào “Câu lạc bộ cường quốc” nhờ sự giúp đỡ của Mỹ. Sự phụ thuộc của Nhật Bản vào Mỹ được thể hiện rõ trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật ký kết năm 1951 và được kí kết kéo dài vĩnh viễn năm 1970. Mối ràng buộc về an ninh – chính trị với Mỹ đã định hình quan hệ quốc tế của Nhật Bản, trong đó, Nhật Bản lấy Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật làm trụ cột cho chính sách đối ngoại của mình. Theo bản hiệp định này, Nhật Bản được đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mỹ, được Mỹ đảm bảo an ninh. Về cơ bản, Nhật Bản trở thành một căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ ở Đông Á. Tháng 1 năm 1992, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ George Bush (cha) tới Nhật Bản, hai bên đã ra Tuyên bố Tokyo về quan hệ đối tác toàn cầu, khẳng định liên minh Mỹ - Nhật là nền tảng cho quan hệ giữa hai nước. Tháng 4 năm 1996, Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto và Tổng

thống Mỹ Bill Clinton đã ra Tuyên bố chung khẳng định lại Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kéo dài vĩnh viễn. Tháng 9 năm 1997, Nhật Bản và Mỹ chính thức công bố các báo cáo cuối cùng về hợp tác an ninh song phương [81].

Sự sụp đổ của Liên Xô (1991) và việc thiết lập quan hệ ngoại giao và xoá bỏ sự thù địch với Nga (1997) đã giúp Nhật Bản có thể yên tâm về mối đe doạ từ phương Bắc. Thêm vào đó, từ sau “Học thuyết Fukuda” (1977), Nhật Bản đã đánh dấu sự “trở về” châu Á, coi đây là ưu tiên đối ngoại của Nhật

Một phần của tài liệu Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)