Bảng 4.23. Đánh giá của khách hàngvề giá trị cảm nhận
Biến quan sát
Nội dung Giá trị trung
bình
Độ lệch chuẩn
CN1 Anh/chị cảm thấy giá trị nhận được khi sử dụng sản phẩm của
công ty Thiên Phú là cao. 3.52 0.766
CN2 Sản phẩm của công ty Thiên Phú đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của anh chị cho công trình của mình 2.96 0.913
CN3 Giá trị anh/chị nhận được khi sử dụng sản phẩm của công ty Thiên Phú là tương xứng với chi phí bỏ ra. 3.46 0.761
3.31 Trung bình
Qua kết quả trên ta thấy, giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của Công ty ở mức tương đối 3.31. Trong đó, thành phần CN1 (3.52) giá trị nhận được khi sử dụng sản phẩm dịch vụ và CN3 (3.46) giá trị nhận được tương xứng với những gì đã bỏ ra được khách hàng đánh giá cao hơn mức trung bình và CN2 (2.96) sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong muốnđược khách hàng đánh giá thấp hơn mức trung bình.
Như vậy, so với mô hình nghiên cứu ban đầu, mô hình nghiên cứu chính thức đã loại bỏ nhân tố giá trị cảm xúc, điều này cũng phù hợp với thực tế, bởi sản phẩm của Công ty là lưới thép và các phụ kiện chủ yếu phục vụ cho các công trình xây dựng như nhà xưởng, chung cư, đường xá, cầu cống,… chứ không phải phục vụ cho bản thân người quyết định mua nó nên việc sử dụng sản phẩm không đại diện cho cảm nhận riêng của người mua hay cảm nhận của người ngoài về người mua nó. Tuy nhiên, so với nghiên cứu của Sheth và cộng sự (1991) về ngành thuốc lá, nghiên cứu của Sweeney và cộng sự (2001) về các sản phẩm bền khác như giày dép, tivi, xe máy, các hàng hóa nội thất,…và nghiên cứu của Sanchez và cộng sự (2006) về các sản phẩm tiêu thường, nhân tố giá trị cảm xúc trong các nghiên cứu này đều có ý nghĩa tác
động đến cảm nhận của khách hàng bởi thực tế rằng việc mua và sử dụng sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho chính bản thân người mua hoặc người thân của họ và sản phẩm đó có thể thể hiện được tích cách, phong cách, đẳng cấp,… của người sử dụng nó. Các nhân tố khác như giá trị chất lượng sản phẩm, giá trị xã hội, giá trị tính theo giá cả, giá trị chất lượng phục vụ trong mô hình nghiên cứu chính thức và các mô hình nghiên cứu tham khảo đều có ý nghĩa tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã trình bày và giải quyết được các vấn đề cơ bản đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu được xác định trước đó. Đó là đo lường các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty Thiên Phú, thông qua việc kiểm định các nhân tố này và phân tích hồi quy tuyến tính. Từ đó đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố có tác động cùng chiều đến giá trịcảm nhậncủa khách hàng về sản phẩm của Công ty và mức độ tác động của các nhân tố từ mạnh đến yếu lần lượt như sau: giá trị chất lượng phục vụ (0.123), giá trị so với giá cả(0.152), giá trị cơ sở vật chất (0.141), giá trị xã hội (0.181) và giá trị chất lượng sản phẩm (0.128), giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấpnhận, mô hình giải thích được 63% độ biến thiên của giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty Thiên Phú.
Theo kết quả kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách theo các đặc điểm phân loại như: loại hình kinh doanh, thời gian giao dịch, kênh giao dịch và sản phẩm giao dịch thông qua phép kiểm định T -test và phân tích phương sai ANOVA với độ tin cậy 95%.Kết quả cho thấy mứa độ đánh giá của khách hàng về thời gian giao dịch, loại hình kinh doanh, kênh giao dịch đều không có sự khác nhau. Tuy nhiên mứa độ đánh giá của khách hàng về các nhân tố là không có sự khác nhau giữa các khách hàng thuộc loại hình kinh doanh, nhưng có sự khác nhau giữa các khách hàng theo thời gian giao dịch và theo kênh giao dịch.
Ở chương tiếp theo (Chương 5) tác giả sẽ đề xuất kiến nghị và gợi ý một số giải pháp để nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của Công ty Cổ Phần Lưới Hàn Thiên Phú nhằm duy trì và nâng cao khả năng thu hút khách hàng, tăng khảnăng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC GỢI Ý QUẢN TRỊ