GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯỚI HÀN THIÊN PHÚ

Một phần của tài liệu đo lường các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của công ty cổ phần lưới hàn thiên phú (Trang 35)

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ Phần Lưới Hàn Thiên Phú chuyên cung cấp lưới thép hàn, lưới hàng rào và các phụ kiện cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. Được thành lập vào ngày 20/4/2004 với sự góp vốn của bốn thành viên, vốn điều lệ ban đầu là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng). Trải qua rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, việc tìm kiếm thị trường và các điều kiện về sản xuất, đến nay Công ty Cổ Phần Lưới Hàn Thiên Phú đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường là một Công ty lớn, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng lực và dày dặn kinh nghiệm. Hiện tại Công ty đã có một chi nhánh và nhà máy sản xuất tại Bình Dương với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất và các dịch vụ đến khách hàng.

- Tên Công ty : Công ty Cổ Phần Lưới Hàn Thiên Phú

- Trụ sở chính: 33 Bàu Cát 6, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM - Điện thoại: (84-8) 38493052 – Fax: (08-8)3849 3688

- Website: luoihan.com Email: thienphuluoihan@gmail.com - Chi nhánh: KCN Đất Cuốc, Tân Uyên, Bình Dương

3.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý

Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tyến chức năng, với cơ cấu tổ chức này sẽ đảm bảo nguyên tắc thống nhất chỉ huy và nguyên tắc cấp bậc lãnh đạo, đó là việc một cấp trên có quyền điều hành nhiều cấp dưới hay là cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh và báo cáo cho một cấp trên. Do đó cơ cấu không có sự chồng chéo mệnh lệnh và sự phân công nhiệm vụ được thể hiện cụ thể. Hệ thống thông tin được cung cấp kịp thời cho cấp lãnh đạo trong Công ty về tình hình thực tiễn đang diễn ra. Điều đó sẽ giúp cho việc ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.

Đồng thời ban kiểm soát sẽ luôn thực hiện việc kiểm tra giám sát công việc kinh doanh cũng như các khâu từ nhập nguyên liệu, đến sản xuất, giao hàng và thu tiền khách hàng đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo không xảy ra sai sót cũng như các sự việc đáng tiếc xảy ra trong doanh nghiệp vũng như với khách hàng của mình.

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ Phần Lưới Hàn Thiên Phú

Chú giải: Quan hệ chức năng. Quan hệ trực tuyến. Tính đến 31/12/2014 tình hình nhân sự của Công ty như sau:

STT Các chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Tổng số lao động 169 183 189 2 U Giới tính: - Nam - Nữ 149 20 162 21 165 24 3 U Trình độ:

- Đại học và trên đại học - Cao đẳng và trung cấp - Sơ cấp - CN Kỹ thuật - LĐ phổ thông 33 19 8 79 30 34 22 8 84 35 35 25 9 85 35 4 U Phòng ban: - Phòng Tổ chức - Hành chính - Phòng Kế toán

- Phòng Kế Hoạch Kinh doanh - Phòng Marketing - Phòng Kỹ Thuật - Phòng Quản lý - sản xuất - Phòng cơ khí – kỹthuật 11 13 8 31 23 17 20 11 13 12 30 20 14 20 5 9 6 24 7 13 10 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty ) Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng marke ting Phòng quản lý sản xuất Phòng cơ khí - kỹ thuật

Phó giám đốc Phó giám đốc chi nhánh

Ban kiểm soát Hộiđồng quản trị

Qua bảng thông kê trên ta thấy lực lượng lao động trong doanh nghiệp có trình độ chuyên môn rất cao, để có được điều này bên cạnh việc thực hiện khâu tuyển dụng rất chặc chẽ Công ty còn khuyến khích tạo điều kiện cho nhân viên học tập để nâng cao kiến thức, bằng cách cho nhân viên được nghỉ sớm để được đi học đúng giờ, hoặc cho nhân viên mượn tiền để đóng học phí,…Hàng năm công ty đều cử những công nhân làm việc hiệu quảnhưng chưa được đào tạo qua trường lớp bài bản được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao kiến thức cũng như trình độ chuyên môn.

3.1.3. Tình hình kinh doanh của Công ty

Bảng 3.1. Tình hình kinh doanh của Công ty qua các năm

(ĐVT:1.000 Đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu thuần 53,066,799.0 52,456,789.0 55,564,790.0

Giá vốn hàng bán 49,899,765.0 49,576,656.0 52,565,766.0

Lợi tức gộp 3,167,034.0 2,880,133.0 2,999,024.0

Chi phí bán hàng 1,356,556.0 1,345,667.0 1,297,889.0

Chi phí quản lý doanh nghiệp 976,567.0 987,654.0 1,057,899.0

Thu nhập từ hoạt động tài chính 7,090.0 5,677.0 6,567.0

Chi phí hoạt động tài chính 567,676.0 467,769.0 598,897.0

Lợi nhuận từ HĐKD 273,325.0 84,720.0 50,906.0

Lợi nhuận bất thường 23,455.0 77,567.0

Lợi nhuận trước thuế 273,325.0 108,175.0 128,473.0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế TNDN 32,118.3

Lợi nhuận sau thuế 273,325.0 108,175.0 96,354.8

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

Qua kết quả kinh doanh trên ta dể dàng nhận thấy mặt dù các năm qua kinh tế đất nước gặp không ít khó khăn, nhiều công ty phải phá sản đóng cửa, các công trình xây dựng phải tạm dừng công việc, nhưng Công ty Thiên Phú vẫn kinh doanh có lãi, điều này cho thấy sự nổ lực rất lớn của nhân viên trong Công ty. Trước tình hình khó khăn chung, để công ty có thể tồn tại các nhân viên kinh doanh đã thực hiện mở rộng thị trường ra các tỉnh xa hơn, tăng cường đi thực tế đến các khu công nghiệp để tìm kiếm

các công trình cây dựng tìm kiếm khách hàng, chăm chỉ đến các con đường ngõ hẽm ở nhưng nơi nào có công trình xây dựng các anhem đều vào chào hàng. Bên cạnh đó các anh em kỹ thuật cũng tiến hành thực hiệncông cuộc nghiên cứu cải tiến máy móc để có thể sản xuất được các sản phẩm dùng trong mỹ thuật,các loại hàng xuất khẩu, các tấm thép dùng để sản xuất gạch,… những công việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng đã góp phần rất lớn giúp công ty luôn dứng vững trên thị trường.

Hiện tại mặt hàng của công ty Thiên Phú luôn được khách hàng quan tâm bởi sự khác biệt của mình. Mặt dù trên thị trường hiện đang có rất nhiều Công ty lớn nhỏ như HRC, VRC, Sam Chai, Toàn Tâm, SMC, Việt Đức,…. Nhưng không có Công ty nào đó thể làm được những công việc như có thể sản xuất những tấm lưới với kích thước lớn (rộng > 2,4m và dài > 9m), hoặc sản xuất tấm lưới với bước ô khác nhau, hoặc sàn xuất tấm lưới với đường kính thép rất nhỏ (3mm) hoặc rất lớn (>12mm). Nói chung, để đạt được kết quả như ngày hôm nay công nhân viên trong công ty đã thực sự nỗ lực rất nhiều.

3.1.4. Tình hình khách hàng mua lại trong năm 2014STT Số đơn hàng khách hàng STT Số đơn hàng khách hàng

mua trong năm Số Công ty Số tiền (1000 đ) Ghi chú

1 Chỉ 1 đơn hàng 29 565,222.0 2 2 đơn hàng 49 2,155,445.0 3 3 đơn hàng 121 10,865,433.0 4 trên 3 đơn hàng 196 41,978,690.0 395 55,564,790.0 Tổng cộng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty)

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy, trong năm 2014 khách hàng đã rất tin tưởng công ty Thiên Phú nên số lượng đơn hàng trên 2 lần chiếm tỉ trọng rất lớn. Điều này có thể nói khách hàng đang ngày càng quan tâm đến Thiên Phú nhiều hơn, cần tiếp tục phát huy hơn nữa. Tuy nhiên qua hơn 10 năm thành lập, lượng khách hàng của Công ty như vậy là quá ít, Công ty cần nổ lực hơn nữa, có một số khách hàng các năm trước đã hợp tác với Công ty nhưng trong năm 2014 lại không có trong danh sách, Công ty nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như tìm hiểu những ý kiến khách hàng để từ đó có những cách thức phục vụ khách hàng tối ưu nhất. Những khách hàng trong năm qua hợp tác 1 lần với Công ty chủ yếu mua những sản phẩm khác biệt, Công ty cần phải tìm hiểu vì sao với các sản phẩm phổ thông khách hàng lại chọn đơn vị khác cung cấp.

3.2. THIẾT KẾNGHIÊN CỨU3.2.1.Quy trình nghiên cứu 3.2.1.Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn sơ bộ, tổng hợp, phân tích. Tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến các thành viên ban giám đốc, các đồng nghiệp và 5 khách hàng thân thiết gắn bó với Công ty từ khi mới thành lập. Từ kết quả phỏng vấn sơ bộ tác giả sẽ xây dựngthang đo.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm mục đích xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức, thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, hoàn thiện thang đo cũng như ước lượng và kiểm định mô hình thông qua hai kỹ thuật chính: phương phápđánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hối quytuyến tính, kiểm định T- test và ANOVA.

Quy trình nghiên cứu:

Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Thảo luận nhóm Điều chỉnh Thang đo chính Nghiên cứu định lượng Cronbach Anpha Phân tích nhân tố

Thang đo hoàn chỉnh

Phân tích hồi qui tuyến tính

Đánh giá độ tin cậy thang đo, loại các biến quan sát không

phù hợp Kiểm định các nhân tố trích được, Kiểm định phương sai Kiểm định sự phù hợp của mô hình, đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố

3.2.2. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua kỹ thuật phỏng vấn sơ bộ vừa để trao đổi, lấy ý kiến vừa để khám phá, khẳng định điều chỉnh, bổ sung các nhân tố cấu thành giá trị cảm nhận của khách hàng, đồng thời phát triển thang đo những nhân tố này và thang đo giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩmcủa Công ty. Nghiên cứu được thực hiện với 18 người gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 5 trưởng phòng, 2 chuyên viên kinh doanh, 2 chuyên viên phòng marketing, 2 chuyên viên phòng kỹ thuật và 5 khách thân thiết gắn bó với Công ty từ khi mới thành lập. Các đối tượng phỏng vấn sẽ được gợi ý thăm dò bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá xem họ phát hiện những nhân tố nào ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và những nhân tố đó được nhận diện theo khía cạnh, cách thức như thế nào(phụ lục II).

Sau khi đưa ra những câu hỏi mở có tính chất gợi ý thăm dò, tác giả sẽ giới thiệu các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị cảm nhận của khách hàng vềsản phẩm của Công ty và cách thức nhận diện những nhân tố này (phụ lục III) dựa trên cơ sở lý thuyết và tham khảo thang đo giá trị cảm nhận (PERVAL) của Sweeney và cộng sự (2001), GLOVAL của Sanchez và cộng sự (2006). Trong quá trình giới thiệu thang đo, tác giả không giới thiệu quá trình hình thành thang đo để người được phỏng vấn không bị ảnh hưởng bởi những thông tin không liên quan.

Qua phỏng vấn trao đổi tất cả những người được phỏng vấn đề đồng ý với những nhân tố cấu thành giá trị cảm nhận, chi tiết câu hỏi và kết quả được trình bày ở phụ lục. Dựa vào bộ thang đo đã xây dựng về các nhân tố cấu thành giá trị cảm nhận của khách hàng để hình thành bảng câu hỏi khảo sát. Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi với các biến trong thang đo được thiết kế theo thang đo likert 5 mức độ (Likert. 1932) được sắp xếp từ nhỏ đến lớn theo qui ước như sau: 1= “hoàn toàn không đồng ý”, 2= “không đồng ý”, 3= “bình thường”, 4= “đồng ý”, 5= “hòan toàn đồng ý” để đánh giá giá trị nhận của khách hàng.

3.2.3. Nghiên cứu định lượng3.2.3.1. Mẫu nghiên cứu 3.2.3.1. Mẫu nghiên cứu

Việc thiết kế mẫu thường bắt đầu từ mô tả đặc trưng của tổng thể. Tổng thể của khảo sát này toàn bộ lànhững người có quyền ra quyết định mua sản phẩm của Thiên Phú. Tuy nhiên do đặc thù của ngành, các khách hàng chủ yếu của Công ty Cổ Phần

Lưới Hàn Thiên Phú là nhà thầu thi công, quyết định chọn của họ thường bị tác động bởi hai phía: Công ty Tư Vấn Thiết Kế và chủ đầu tư. Trong thực tế các chủ đầu tư cũng là người mua hàng trực tiếp của doanh nghiệp do họ có đội thi công thực hiện luôn phần xây dựng cho công trình còn Công ty Tư Vấn Thiết Kế thường ảnh hưởng Chủ Đầu tư trong quyết định chọn nhà cung cấp, ngoài ra cũng có một số rất ít những khách hàng mua hàng để bán lại haycòn gọi là các nhà phân phối. Như vậy, tổng thể của khảo sát sẽ gồm Chủ Đầu Tư, Nhà Tư Vấn Thiết Kế, Nhà Thầu thi công và các Nhà Phân Phối.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày, thiết kế chọn mẫu phi xác xuất (Suander M. 2000) mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện (Krueger, R.A.1998). Điều quan trọng khi chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng hợp tác trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, với cách chọn mẫu phi xác xuất, mặc dù có lợi về mặt thời gian và tiết kiệm chiphí hơn so với cách chọn mẫu xác suất, nhưng cách chọn mẫu này không phải lúc nào cũng chính xác vì sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu (Cooper và Schindler.1998). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về kích thước mẫu nghiên cứu, có nhiều quan điểm khác nhau về kích thước mẫu, chẳng hạn Hair (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 100-150, còn Guilford (1954) đề nghị con số đó là 200. Trong khi Comrey và Lee (1992) thì đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Theo Nguyễn Văn Tuấn (2008) “Ước lượng số lượng đối tượng cần thiết là một bước cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế nghiên cứu đảm bảo có ý nghĩa khoa học, vì nó quyết định thành công hay thất bại của nghiên cứu. Nếu số lượng đối tượng không đủ thì kết luận rút ra từ nghiên cứu không có độ chính xác cao hoặc có thể không kết luận được. Ngược lại nếu số lượng đối tượng quá lớn so với mẫu cần thiết thì sẽ hao phí tài nguyên, tiền bạc, thời gian”. Một số quan điểm khác lại đưa ra kích thước mẫu phụ thuộc vào tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Với phân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào phân tích nhân tố. Trong phân tích hồi qui tuyến tính, theo Tabachnick và cộng sự (2001) để phân tích hồi qui đạt được kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức:

n>= 8m+ 50

Trong đó n là kích cỡ mẫu và m là số biến độc lập của mô hình

Trong nghiên cứu này có tất cả 30 biến quan sát cần ước lượng, vì vậy theo Tabachnick và cộng sự (2001) số mẫu tối thiểu cần là 290. Tuy nhiên, để dự phòng cho trường hợp không trả lời, trả lời không hợp lệ hoặc trả lời không đầy đủ nên tác giả sẻ chọn cỡ mẫu khoảng 320, song để đạt được cở mẫu theo cơ cấu đã xác định (loại trừ những mẫu thiếu thông tin hoặc chất lượng thấp) tác giả sẽ gửi khoảng 350 mẫu cho khách hàng.

3.2.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi tự trả lời là một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả khi nhà nghiên cứu biết chính xác điều cần hỏi và cách đo lường các biến, nhằm đạt được kết quả phù hợp và sự chính xác (Sekaran. 2000). Việc sử dụng bảng câu hỏi có những lợi ích sau (Ranjit Kumar. 2005): Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực; Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng bảng câu hỏi cũng có một số hạn chế (Bless và cộng sự .2006): Trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ sử dụng trong bảng câu hỏi là không biết trước được; tỉ lệ trả lời đối với các bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu đo lường các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của công ty cổ phần lưới hàn thiên phú (Trang 35)