Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu đo lường các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của công ty cổ phần lưới hàn thiên phú (Trang 59 - 62)

Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta xác định được cường độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Phân tích hồi quy được thực hiện với 6 biến độc lập là: (1) Giá trị chất lượng phục vụ, (2) Giá trị tính theo giá cả, (3) Giá trị cơ sở vật chất, (4) Giá trị xã hội, (5) giá trị chất lượng sản phẩm, (6) Giá trị cảm xúc và biến phụ thuộc là giá trị cảm nhận của khách hàng. Giá trị của các nhân tố được dùng để phân tích hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát. Phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp enter)được dùng để phân tích hồi quy, căn cứ vào kết quả(phụ lục 8) ta thực hiện một số kiểm định mô hình như sau:

- Kiểm định phù hợpcủa mô hình: (bảng Model Summary) dựa vào kết quả hệ số RP

2

Phiệu chỉnh là 0.631 nhỏ hơn RP

2

P

là 0.649 chứng tỏ mô hình hồi qui phù hợp với dữ liệu ở mức 0.631 có nghĩa là 63,1% sự biến thiên của giá trị cảm nhận của khách hàng vềsản phẩm của Công ty được giải thích bởi các biến trong mô hình.

- Kiểm định độ phù hợp của các biến: (bảng ANOVA) giá trị F = 8.518 và Sig. = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến đưa vào đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc GTCN.

- Kiểm định giả thuyết:

Bảng 4.16. Kiểm định giả thuyếthồi quy lần 1

Kỳ

vọng Kết quả Kết luận Kỳ vọng Kết quả Kết luận

GTCSVC Giá trị cơ sở vật chất > 0 0.123 Chấp nhận <0.05 0.023 Chấp nhận

GTCLSP Giá trị chất lượng sản phẩm > 0 0.129 Chấp nhận <0.05 0.024 Chấp nhận

GTCLPV Giá trị chất lượng phục vụ > 0 0.128 Chấp nhận <0.05 0.026 Chấp nhận

GTGC Giá trị tính theo giá cả > 0 0.207 Chấp nhận <0.05 0.03Chấp nhận

GTCX Giá trị cảm xúc > 0 -0.087 Bác bỏ <0.05 0.219 Loại

GTXH Giá trị xã hội > 0 0.177 Chấp nhận <0.05 0.002 Chấp nhận

Hệ số β Hệ số Sig.

Kí hiệu Tên biến

Kết quả trên cho thấyhệ số Sig. của nhân tố GTCX là 0.219 > 0.05 nên nhân tố này bị loạikhỏi mô hình. Sau khi loại bỏ nhân tố giá trị cảm xúc, kết quả phân tích hồi quy với mô hình chỉ còn lại 5 biến GTCLPV, GTGC, GTCSVC, GTXH, GTCLSP căn cứ kết quả hồi quy lần 2 (Phụ lục 8) ta tiến hành các kiểm dịnh cho mô hình như sau:

- Kiểm định độ phù hợpcủa mô hình: (bảng Model Summary) căn cứ vào kết quả hồi quyhệ số RP 2 Phiệuchỉnh là 0.630 nhỏ hơn RP 2 P là 0.645 chứng tỏ mô hình hồi quy phù

hợp với dữ liệu ở mức 0.630 có nghĩa là 63,0% sự biến thiên của giá trị cảm nhận của khách hàng vềsản phẩm của Công ty được giải thích bởi các biến trong mô hình.

- Kiểm định độ phù hợp của các biến: (bảng ANOVA) Giá trị F = 9.901 và Sig. = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến đưa vào đề có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc GTCN.

- Kiểm định đa cộng tuyến: Ta sẽ xem xét sựvi phạm đa cộng tuyến của mô hình bằng cách tính độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor-VIF). Độ chấp nhận của 5 biến trong mô hình này đều lớn hơn 0.5 và quan trọng nhất là hệsố phóng đại phương sai VIF thấp đều nhỏ hơn 2, như vậy ta có thể bác bỏ giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến, tức là hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không có ảnh hưởng đến mô hình hồi quy.

- Kiểm định giả thuyết:(bảng Coefficients) Bảng 4.17.Kiểm định giả thuyết hồi quy lần 2

Kỳ

vọng Kết quả Kết luận Kỳ vọng Kết quả Kết luận

GTCSVC Giá trị cơ sở vật chất > 0 0.141Chấp nhận <0.05 0.014 Chấp nhận

GTCLSP Giá trị chất lượng sản phẩm > 0 0.128Chấp nhận <0.05 0.025 Chấp nhận

GTCLPV Giá trị chất lượng phục vụ > 0 0.123Chấp nhận <0.05 0.031 Chấp nhận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GTGC Giá trị tính theo giá cả > 0 0.152Chấp nhận <0.05 0.005 Chấp nhận GTXH Giá trị xã hội > 0 0.181Chấp nhận <0.05 0.001 Chấp nhận

Hệ số β Hệ số Sig.

Kí hiệu Tên biến

Kết quả trên cho thấy các hệ số hồi quy đều dương (β > 0) chứng tỏ các nhân tố có tác động cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Vì vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh được chấp nhận.

- Kiểm định tự tương quan: (bảng Model Summary) ta cần kiểm định tính độc lập của phần dư, ở đây ta dùng đại lượngthống kê Durbin- Watson để kiểm định. Kết quả phân tích cho thấy hệ số Durbin-Watson có giá trị tiến gần 2 (1.613) ta có thể kết luận các phần dư không có tương quan với nhau hay còn nói là chúng độc lập nhau. Vậy hiện tượng tựtương quan giữa các biến làkhông xảy ra.

- Kiểm định phần dư phân phối chuẩn:Kết quả từ biểu đồ P-P Plot cho thấy các điểm quan sát không phân tán ra xa đường thẳng kỳ vọng nên có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

- Kiểm định trung bình các phần dư bằng 0: Kết quả từ biểu đồ Histogram của phần dư cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình sai số (Mean) rất nhỏ, xấp xỉ = 0, độ lệch chuẩn (Std. Dev. = 0.992) gần bằng 1). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

- Kiểm định phương sai phần dư không đổi: Nhìn vào biểu đồ phân tán Scatterplot với phần dưchuẩn hóa (Regression Standardized Residual) trên trục tung và giá trị dự đoánbchuẩn hóa (Regression Standardized Predicted Value) trên trục hoành cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng quanh đường đi qua tung độ 0, chứ không tạo thành một hình dạng nào.

Nhưvậy mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng theo phương trình trên không vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính.Phương trình hồi quy tuyến tính được viết theo beta đã chuẩn hóa như sau:

GTCN = 0.123 x GTCLPV + 0.152 x GTGC + 0.141 x GTCSVC + 0.181 x GTXH + 0.128 x GTCLSP

Hay viết cách khác: Giá trị cảm nhận của khách hàng = 0.123 x giá trị chất lượng phục vụ + 0.125 x giá trị tính theo giá cả + 0.141 x giá trị cơ sở vật chất + 0.181 x giá trị xã hội + 0.128 x giá trị chất lượng sản phẩm.

Và phương trình hồi quy viết theo beta chưa chuẩn hóa như sau:

GTCN = 0.105 x GTCLPV + 0.154 x GTGC + 0.107 x GTCSVC + 0.133 x GTXH + 0.132 x GTCLSP + 1.075

Theo phương trình hồi quy, giá trị xã hội có tác động mạnh nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng (β= 0.181), tiếp theo là nhân tố giá trị tính theogiá cả (β= 0.152), kế đến là giá trị cơ sở vật chất (β= 0.141), giá trị chất lượng sản phẩm (β= 0.128) và cuối cùng là giá trị chất lượng phục vụ (β= 0.123). Điều này có nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu giá xã hội tăng lên một đơn vị sẽ làm cho giá trị cảm nhận tăng lên 0.181 đơn vị, và tương tự sự tăng lên 1đơn vịcủa giá trị tính theo giá cả, giá trị cơ sở vật chất, giá trị chất lượng sản phẩm và giá trị chất lượng phục vụ sẽ làm cho giá trị cảm nhận tăng lên tương ứng là 0.152, 0.141, 0.128, 0.123đơn vị. Vậy nên mô hình nghiên cứu chính thức được xây dựng như sau:

Hình 4.6. Mô hình nghiên cứu chính thức

Kết quả nghiên cứu cũng xác định được bộ thang đo hoàn chỉnh trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu đo lường các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của công ty cổ phần lưới hàn thiên phú (Trang 59 - 62)