6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
3.1.3. Định hướng phát triển dạy nghề đến năm 2020
- Đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề: hoàn thiện hệ thống pháp luật,cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề;đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy nghề và quản lý dạy nghề.
- Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề: chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm; sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề.
- Nghiên cứu, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia.
- Phát triển chương trình, giáo trình: đối với các nghề trọng điểm quốc gia, xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; đối với các nghề cấp độ khu vực và quốc tế, tiếp nhận và sử dụng chương trình, giáo trình dạy nghề của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế; chương trình, giáo trình của các nghề khác do CSDN xây dựng, trên cơ sở khung chương trình
63
hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; các CSDN chủ động xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề: tập trung đầu tư trọng điểm theo nghề; đối với các nghề trọng điểm quốc gia, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề;đối với các nghề cấp độ khu vực và quốc tế, tiếp nhận và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp.
- Kiểm soát, đảm bảo chất lượng dạy nghề:
+ Kiểm định chất lượng dạy nghề: Thực hiện kiểm định CSDN và kiểm định chương trình.
+ Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: Phát triển các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động; xây dựng ngân hàng đề thi và tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.
- Gắn kết giữa CSDN với thị trường lao động và sự tham gia của DN: xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động ở các cấp; DN có trách nhiệm chính trong việc đào tạo nghề cho DN của mình; DN có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết đào tạo và sử dụng lao động.
- Nâng cao nhận thức về phát triển dạy nghề: các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội nghề nghiệp quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề; tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường; hình thành các bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học nghề.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề: tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề, lựa chọn các đối tác chiến lược trong lĩnh vực dạy nghề; hợp tác với các nước ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nước; tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ dạy nghề tiên tiến; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các DN nước ngoài phát triển CSDN chất lượng cao.
- Tăng cườ ng huy đô ̣ng các nguồn lực đầu tư cho da ̣y nghề: ưu tiên cân đối ngân sách Nhà nước cho da ̣y nghề; tiếp tu ̣c tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư từ các dự án ODA.
64