Nhu cầu nhân lực và nhân lực qua đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Các giải pháp gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ (Trang 61 - 62)

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

3.1.2. Nhu cầu nhân lực và nhân lực qua đào tạo nghề

Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn thứ 13 trên thế giới, với 90 triệu người vào năm 2013. Dân số trong độ tuổi lao động (nam 15-60, nữ 15-55 tuổi) có khoảng 56,7 triệu người, chiếm 65,2% tổng dân số. Cơ cấu nguồn nhân lực khá trẻ só với nhiều nước trên thế giới; tỷ lệ thanh niên 15-29 tuổi chiến 47,5% dân số trong tuổi lao động [33].

Dự báo đến năm 2020 dân số Việt Nam khoảng 99 triệu người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 57,5 triệu nguời [6]. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu nguồn nhân lực sẽ tiếp tục biến đổi theo hướng giảm nhân lực trong nông nghiệp, tăng nhân lực trong công nghiệp và dịch vụ; tỷ trọng nhân lực trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 48,8% năm 2010 so với tổng nhân lực trong nền kinh tế lên đến 58 - 60% năm 2020; nhân lực trong nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 51% xuống còn xấp xỉ 35 - 38% trong cùng thời kỳ [25]. Tỷ lệ lao động nông nghiệp thuần túy có xu hướng giảm nhanh; ngày càng tăng số lượng nhân lực kỹ thuật trong nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Lao động hiện nay vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, cần được đầu tư nâng cao kết thúc, kỹ năng và tác phong lao động công nghiệp. Trong những năm qua, mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực lượng lao động tập trung ở khu vực thành thị, nhưng đến năm 2010 vẫn có khoảng 73,1% lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn [4]. Do đó, vẫn phải ưu tiên ĐTN cho khu vực nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Nhu cầu về lao động kỹ thuật để cung cấp cho các DN, nhất là DN có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam và cho xuất khẩu lao động, rất lớn do tỷ lệ lao động qua ĐTN tương đối thấp. Tổng số lao động qua ĐTN trong lực lượng lao động năm 2003 là 22,6%, năm 2007: 25% và năm 2008: 26%, trong khi tỷ lệ lao động qua ĐTN tại nhiều nước Đông Nam Á là 49-50%. Mặt khác, số lượng nhân lực qua đào tạo ở các bậc học còn mất cân đối so với Nhu cầu xã hội. Thị trường lao động vẫn đang trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Chất lượng nhân lực tuy đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ trước song vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc công nghiệp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10) – xếp thứ 11 trong 12 nước ở Châu Á được tham

62

gia xếp hạng. Do đó chưa có các trường có năng lực ĐTN chất lượng cao tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế nên một số DN tại Việt Nam phải nhập khâu lao động kỹ thuật trực tiếp trình độ cao từ các nước khác.

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đòi hỏi:

- Tăng mạnh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo với cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo khoảng đạt 30,5 triệu người (chiếm khoảng 55,0% trong tổng số 55 triệu người làm việc trong nền kinh tế) vào năm 2015 và khoảng gần 44 triệu người ( chiếm khoảng 70,0% trong tổng số gần 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế) vào năm 2020. Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống ĐTN năm 2015 khoảng 23,5 triệu người (bằng 77,0%), năm 2020 khoảng 34,4 triệu (bằng 78,5%);

- Vừa mở rộng quy mô đào tạo vừa chú trọng nâng cao chất lượng, HQ đào tạo nhân lực. Ưu tiên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua ĐTN cho khu vực nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

- Xây dựng nguồn nhân lực có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý. Song song với việc tập trung phát triển nhân lực trình độ cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, cần tăng cường phát triển nhân lực các cấp trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của các vùng, miền, địa phương.

Một phần của tài liệu Các giải pháp gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)