Thực trạng gắn kết với doanhnghiệp trong đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Các giải pháp gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ (Trang 52 - 54)

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

2.3. Thực trạng gắn kết với doanhnghiệp trong đào tạo nghề

Trường đã thành lập Phòng Quan hệ doanh nghiệp, với chức năng chính là tổ chức và quản lý và phát triển các hoạt động liên kết giữa trường với DN để thực hiện công tác đào tạo gắn với thực tiễn nhu cầu xã hội (chi tiết theo phụ lục 1). Trường đã có một số hoạt động hợp tác với DN như:

Đã đào tạo và cấp chứng chỉ cho công nhân công ty Minh Cường; đã nhận hợp đồng gia công chi tiết cơ khí và một số sản phẩm khác cho các doanhnghiệp.

Tổ chức được các chuyến tham quan, thực tập tại các Nhà máy lớn như: Cty Toyota Việt Nam, Uniden Việt Nam, May đức Giang Việt Nam, TOHO Việt Nam, Nagatsu Việt Nam, Emtopia Việt Nam, Công ty Cơ khí Phổ Yên, Công ty Xích líp Đông Anh…

Hợp tác với công ty VINASOY trong việc tổ chức chương trình giới thiệu cơ hội nghề nghiệp và đặt vấn đề tuyển hàng trăm lao động nghề điện, điện tử, cơ điện lạnh.

Hợp tác với công ty Nagatsu vốn 100% của Nhật đã gửi kế hoạch hợp tác với nhà trường để tuyển kỹ thuật viên theo yêu cầu và kế hoạch của công ty thực hiện vào năm 2013…

Trường có thế mạnh là nghề công nghệ ô tô và Trường đã thành lập Trung tâm ô tô công nghệ cao năm 2012 để đào tạo học sinh,sinh viên, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động và sửa chữa tạo nguồn thu cho trường.

53 viết nhận thấy nổi lên một số vấn đề:

Cũng giống như phần lớn các trường công lập trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, trường chủ yếu vẫn đào tạo theo chỉ tiêu cơ quan chủ quản giao trên cơ sở giấy chứng nhận đặng ký hoạt động dạy nghề. Chương trình đào tạo tuân thủ theo các mục tiêu, nội dung, khung chương trình của quốc gia ban hành, hay nói cách khác là đào tạo theo khả năng vốn có của mình. Vì vậy, mức độ gắn kết giữa đào tạo của trường với thị trường lao động, DN, xã hội còn hạn chế.

Các hoạt động phối hợp, liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN cũng đã diễn ra nhưng mang tính chất đơn lẻ, tự phát, thiếu tính hệ thống mặc dù Luật giáo dục nghề nghiệp có riêng một Chương quy định vể quyền và trách nhiệm của DN trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hình thức phối hợp chủ yếu hiện nay là DN ký hợp đồng đào tạo với các trường và DN nhận hướng dẫn học sinh thực tập tại DN. Tuy nhiên, hiệu quả của việc liên kết trên vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Về nguồn thu cho trường: Thông qua một số hoạt động phối hợp đào tạo với các

DN như bố trí tham quan, tham gia học tập và sản xuất trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại DN; đào tạo, bồi dưỡng theo hợp đồng với DN; học sinh, sinh viên có thể sản xuất ra sản phẩm do DN đặt hàng hoặc tham gia vào quá trình sản xuất tại DN thì nhà trường được DN đóng góp một khoản kinh phí nhất định theo từng vị trí công việc và nghề. Tuy nhiên, các hình thức phối hợp chưa chủ động, thường xuyên và liên tục nên nguồn thu từ hoạt động hợp tác chưa cao và ổn định.

Về trao đổi kinh nghiệm: trường đã mời các cán bộ, chuyên gia của DN tham dự

các buổi thảo luận, trao đổi với học sinh, sinh viên về những công nghệ mới để người học cập nhật kiến thức mới, cử giáo viên, cán bộ của trường tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng do DN tổ chức,... Tuy nhiên, công tác phối hợp cũng chưa được thường xuyên và liên tục.

Cung cấp thông tin: Phòng quan hệ DN được thành lập có nhiệm vụ thu thập

thông tin về thị trường lao động, nhu cầu việc làm của thị trường; tạo và duy trì kết nối giữa trường và DN; liên hệ với DN để bố trí thực tập và tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, các thông tin thu được chưa được xử lý một cách hiệu quả, hệ thống nên chưa phát huy được tối da tác dụng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo. Mối liên kết giữa trường và DN chưa được chặt chẽ nên sau khi tốt nghiệp, hầu hết học sinh phải tự tìm kiếm việc làm, những thông tin thu được không cung cấp một cách

54

hữu ích cho học sinh, sinh viên về nhu cầu của DN tới cho học sinh, sinh viên.

Xây dựng chương trình và đánh giá tốt nghiệp người học: nhà nước xây dựng

nhiều chính sách, khuyến khích DN tham gia hoạt động đào tạo nghềnhư: xây dựng chương trình, xây dựng tiêu chuẩn nghề, giảng dạy, đánh giá kiểm tra học sinh sinh viên….; các ban chủ nhiệm xây dựng và hội đồng thẩm định chương trình đào tạo đều có sự tham gia của đại diện các DN với số lượng chiếm khoảng 1/3 tổng số thành viên; chương trình đào tạo được định kỳ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất kinh doanh có sự tham gia, đóng góp ý kiến của DN; khi tổ chức thi tốt nghiệp các CSDN đã mời các chuyên gia của các DN có sử dụng lao động của nghề tham gia hội đồng chấm thi tốt nghiệp. Thông qua đó, nhà trường đổi mới nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tuy nhiên, sự tham gia vào quá trình xây dựng, đánh giá tốt nghiệp của DN còn hạn chế. Trường có mời DN tham gia các hoạt động trên nhưng DN không tham dự hoặc sự tham gia của DN còn hời hợt, thiếu trách nhiệm đối với những ý kiến mà mình đưa ra.

Thực tế mặc dù được tuyển chọn lao động trong điều kiện thị trường nhiều học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp đang khát khao tìm việc, song hầu hết các các DN đều không phải dễ dàng tìm được những lao động phù hợp cho mình. Và nếu có tuyển dụng được thì DN cũng còn phải đầu tư thêm thời gian, kinh phí để đào tạo lại đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của DN.

Do vậy trên thực tế nếu chất lượng đào tạo không tốt thì cả DN, cơ cơ đào tạo và người học đều không có lợi vì DN cần lao động, người học cần việc làm, cơ cở đào tạo cần thương hiệu.

Nhìn chung mối liên kết, hợp tác giữa trường và DN hiện nay chủ yếu mang tính tự phát do nhu cầu của trường và DN, chưa có sự can thiệp, chỉ đạo thật sự sát sao từ các cấp, các ngành có liên quan. Chưa có các văn bản dưới Luật mang tính pháp lý và ràng buộc mạnh mẽ trách nhiệm của cơ sở đào tạo và DN trong việc phối hợp đào tạo nghề nên trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)