Những biến đổi trong cách thức sáng tác, và giới thiệu tác phẩm Mỹ thuật

Một phần của tài liệu Mỹ thuật Việt Nam Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin (Trang 96 - 106)

TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CNTT

3.1. Những biến đổi trong cách thức sáng tác và giới thiệu tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam Mỹ thuật Việt Nam

CNTT đã tạo nên một đời sống văn hoá và xã hội mới, CNTT là một hệ thống đặc biệt cung cấp các giải pháp kỹ thuật giúp cho người nghệ sỹ hình thành ý tưởng đồng thời cũng cung cấp khán giả cho nghệ thuật, nó đã thay đổi mọi mặt cuộc sống của chúng ta. Các sản phẩm CNTT hiện hữu ở mọi nơi trong đời sống của mỗi con người. Đối với nghệ sỹ, người trực tiếp sáng tác ra các tác phẩm nghệ thuật, cách thức sáng tác các tác phẩm cũng đã thay đổi rất nhiều từ khi các sản phẩm công nghệ ra đời. Đối với các nghệ sỹ Việt Nam kể từ những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ XX, với sự bùng nổ của các sản phẩm CNTT đã làm biến đổi đáng kể các cách thức sáng tác các tác phẩm mỹ thuật. Kể cả những tác phẩm mỹ thuật truyền thống như hội hoạ, đồ hoạ, hay điêu khắc. Đặc biệt là khi các loại hình nghệ thuật mới như Video Art, Sắp đặt, Sound Art, Digital Art... được du nhập vào Việt Nam, bản thân chúng cũng đã chứa rất nhiều thành phần là các sản phẩm CNTT nên sự biến đổi về cách thức sáng tác các tác phẩm nghệ thuật này cũng thay đổi nhiều so với trước đây.

Đối với nghệ thuật truyền thống như Hội họa, Đồ hoạ hay Điêu khắc thì có thể tỷ lệ sử dụng CNTT trong sáng tác của các nghệ sỹ có khác nhau. Từ những bước triển khai ý tưởng sáng tác, với một xã hội mà CNTT phổ cập mạnh mẽ, đi sâu vào mọi mặt đời sống của con người, nghiễm nhiên CNTT đã có những tác động nhất định đối với người nghệ sỹ, thậm chí đôi khi những vấn đề của CNTT đã trở thành một đề tài cho nhiều tác phẩm Hội họa,

Đồ họa và Điêu khắc. Trong quá trình sáng tác thực hiện các tác phẩm nghệ thuật, nhiều nghệ sỹ đã sử dụng các sản phẩm CNTT cho quá trình sáng tạo các tác phẩm của mình. Với những phương pháp sáng tác truyền thống người hoạ sỹ phải lấy tài liệu, phải phác thảo bằng những phương tiện truyền thống, chất liệu truyền thống (chì than, màu bột…) nhưng ngày nay với sản phẩm tiên tiến của CNTT, họ đã biết tận dụng những sản phẩm CNTT như máy ảnh, máy tính bảng, máy tính… để thực hiện mọi việc dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn bằng việc đưa tất cả tài liệu đó và sử dụng những thuật toán kỹ thuật số của máy tính để tạo nên những phác thảo mới trước khi thể hiện trên những chất liệu của Mỹ thuật truyền thống như Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc…

Để sáng tác một tác phẩm thì phải đi lấy tư liệu, nhưng bằng phương pháp truyền thống thì phải tốn rất nhiều thời gian và không biết bao nhiêu cho đủ, với các phương tiện CNTT ngày nay người nghệ sỹ có thể bổ sung những tư liệu khi họ cần từ những cơ sở dữ liệu được họ lưu trữ trên các thiết bị số (máy ảnh, máy tính..), ngoài ra họ cũng có thể tìm kiếm từ mạng thông tin toàn cầu (internet) các hình ảnh đó rồi sáng tạo lại theo ý tưởng tạo hình của mình.

Trong những cuộc phỏng vấn của NCS với một số nghệ sỹ trẻ, họ đều cho rằng: Các sản phẩm CNTT thực sự đã trở thành một công cụ rất cần thiết trong quá trình sáng tác của họ. Nhà điêu khắc Lê Lạng Lương, giảng viên Khoa Điêu khắc, đã có so sánh về quá trình sáng tạo tác phẩm trước khi CNTT phổ biến là thời điểm anh đang là sinh viên cho đến hiện nay khi sự phổ cập đó đã trở nên sâu rộng trong đời sống:

Có lẽ do trải nghiệm thực tế trong không gian hẹp hơn rồi cái liên hệ với xung quanh cũng không đa chiều như bây giờ. Giả dụ như với CNTT thì chỉ cần một hiện tượng đấy thôi, nó cũng buộc ta phải liên hệ với nó với thế giới xung quanh ở một phạm vi mà người

nghệ sĩ buộc phải kiểm soát, phạm vi nó có thể là rộng. Ví dụ như năm thứ 5 điêu khắc vừa rồi, có bạn sinh viên làm từ quan sát những cây nấm đang mọc thì bạn ý suy nghĩ liên hệ đến sự hoán đổi của một thế hệ. Thế hệ này mất đi thì có một thế hệ mới sinh ra. Vậy nó không thể đi thực tế theo cách bình thường như xưa nữa, mà lúc đó nó sẽ phải sử dụng mạng internet, xem đủ thứ về nấm… [PL.4, tr 191].

Đối với nghệ sỹ Nguyễn Quang Vinh, một nghệ sỹ trẻ đã đoạt giải Nhì tại festival Mỹ thuật trẻ 2011, hiện đang học thạc sỹ Mỹ thuật tại Hà Lan, cũng cho rằng CNTT là một công cụ chiếm tới 50% công việc sáng tác, “vì em làm việc với lịch sử và bối cảnh của địa phương trong việc lấy tài liệu còn nhiều nguồn khác như phỏng vấn, quan sát và sách báo, trình bày tác phẩm thì cũng có thể chiếm 50/50, vì dựng mô hình không gian phòng trưng bày để lên phương án dàn dựng cộng với thực địa nữa” [PL.4, tr 197]. Thực sự đối với các nghệ sỹ thị giác ngày nay thì các phương tiện CNTT đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong quá trình thực hành nghệ thuật.

Ví như ở triển lãm Nhà mặt phố (2010) của hoạ sỹ Nguyễn Thế Sơn, tại đây là một loạt tác phẩm giới thiệu những căn nhà mặt phố trong những đô thị thời kỳ cơ chế thị trường, những tấm biển quảng cáo mọc ở khắp nơi, mặt ngoài của những ngôi nhà đã bị biến đổi bởi chúng bị che lấp phía sau những bảng quảng cáo, người ta không thể nhận ra những hình hài xưa cũ của nó. Trước những thực trạng của đô thị như vậy, tác giả bày tỏ sự lo lắng về tương lai của con người và môi trường sống trong cuộc chạy đua phát triển kinh tế có phần lệch lạc. Tác giả đã sử dụng công nghệ chụp ảnh kỹ thuật số sau đó được biên tập lại trên máy tính rồi chuyển qua các công nghệ in ấn kỹ thuật số, và kỹ thuật cắt laser, tất cả những thành phần sau khi cắt laser thì hình thành một tác phẩm cụ thể nhưng để tăng hiệu quả thị giác đối với người xem,

tác giả đã lắp đặt và xếp các lớp hình ảnh của bề mặt ngôi nhà tạo nên hiệu quả nổi khối 3D trên một chiếc hộp.

Với khả năng vô tận của CNTT, các nghệ sỹ như được hỗ trợ thêm những công cụ để hình thành ý tưởng cũng như những kỹ thuật để thực hiện mọi mong muốn của mình. Trước kia để phóng một phác thảo lên mặt toan khổ lớn, người ta phải sử dụng các phương pháp như kẻ ca rô, căng dây chéo hay trước khi thực hiện một bức tranh lớn, người ta phải làm nhiều phác thảo nhỏ với nhiều hoà sắc khác nhau, hay các dịch chuyển hình ảnh khác nhau, thì nay với những công nghệ của phần mềm máy tính, người hoạ sỹ đã có thể dễ dàng tạo nên hàng chục phác thảo với nhiều hoà sắc khác nhau, hoặc có thể thay đổi vị trí các hình ảnh khác nhau, đồng thời có thể quan sát tất cả để chọn ra cái tối ưu nhất. Ví dụ để thực hiện việc trang trí cho trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, hay phòng khách của thành uỷ Hà Nội các tác giả Lê Anh Vân, Nguyễn Ngọc Long, Đỗ Minh Tâm,… tuy là các hoạ sỹ chuyên sơn dầu theo truyền thống nhưng khi phải trang trí tranh cho một toà nhà lớn, thì việc ứng dụng CNTT đã giúp họ thực hiện được nhanh chóng các tác phẩm của mình đáp ứng thời gian yêu cầu của công trình.

Cũng nhờ Công nghệ cao – CNTT mà ngày nay xuất hiện rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của loại hình nghệ thuật mới như Video Art, Sắp đặt, Sound Art, Intermedia Art, Internet Art… Người ta có thể nhận thấy ở rất nhiều triển lãm quốc tế, các Bielnale nghệ thuật của phương Tây, thậm chí cả ở châu Á như Bielnale Thượng Hải.

Bản thân là những loại hình nghệ thuật mới, mà như tên gọi chúng đã chứa đựng một phần kỹ thuật, chất liệu rất mới, nên cũng đã tạo ra cách thức sáng tạo mới đối với người nghệ sỹ. Một nghệ sỹ Video Art sẽ không thể thiếu một chiếc máy quay kỹ thuật số, hay một thiết bị ghi hình tương tự để tạo nên tác phẩm của mình. Và anh ta cũng không thể tạo nên những phần

sáng tạo rất riêng của mình trên nền tảng những thước phim quay ngoài cuộc sống thực nếu thiếu những khả năng và trí tuệ để điều khiển các loại phương tiện mới, như việc biên tập và xử lý hậu kỳ của tác phẩm trên những chiếc máy tính.

Ở Việt Nam, tuy muộn hơn nhưng các loại hình nghệ thuật mới cũng đã được nhiều nghệ sỹ tham gia, nhiều tác phẩm xuất hiện ở các cuộc triển lãm, các trung tâm văn hoá… Có thể kể từ những năm 1998 - 1999, Trần Lương, một nghệ sỹ đã có nhiều dịp tiếp xúc với loại hình nghệ thuật mới ở một số nước, lần đầu tiên đã làm thử một video clip nhỏ thể hiện sự va đập về thẩm mỹ trong xã hội Việt Nam thời đổi mới, những hình ảnh của thế hệ thanh niên với quần bò, môi son má phấn, đua đòi, lướt nhanh trên cái nền quang cảnh xưa cũ của Việt Nam, một so sánh khá lý thú.

Nghệ sỹ Lê Vũ, Nguyễn Trí Mạnh năm 2001 đã thực hiện video art tương tự một video clip giản đơn, là Tắm tại mỏ than Mạo Khê, đoạn video này ghi lại hình ảnh dạng tư liệu, với khuôn mặt đầy than, với những dòng chảy của nước cận cảnh trên cơ thể người lao động. Nghệ sỹ Hoàng Dương Cầm cũng đã sớm làm quen với video, tác giả đã thực hiện tác phẩm Trứng

vuông và vật dưới lớp vỏ tại viện Goethe Hà Nội bằng cách dùng máy quay

ghi lại hình ảnh chính khuôn mặt mình với các chiều, các hướng khác nhau, sau đó gắn với tác phẩm sắp đặt. Đây cũng là một tác phẩm bước đầu xuất hiện như một cách trình bày khác lạ so với trước đây. Cũng trong giai đoạn này có một số hoạt động như trại sáng tác Vừa học vừa làm tại trung tâm Mỹ thuật đương đại, có sự hỗ trợ của các nghệ sỹ nước ngoài.

Ở trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, một trung tâm đào tạo mỹ thuật mang tính truyền thống, nhưng trước những thay đổi của nghệ thuật mới cũng đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, các trường nghệ thuật nước ngoài như tổ chức DAAD, SIDA, các trường Mỹ thuật tại Thuỵ Điển, Mỹ, Phần Lan,

Đức… bước đầu có những thử nghiệm với những loại hình nghệ thuật mới có sử dụng các phương tiện của CNTT.

Năm 2004, 2005 tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức hai dự án nghệ thuật Nước và Cây, trong triển lãm này đã xuất hiện nhiều tác phẩm sử dụng các sản phẩm CNTT của Việt Nam và quốc tế. Qua những tác phẩm này người ta có thể nhận thấy một phương pháp thực hiện tác phẩm nghệ thuật mới như video và sắp đặt đã có tính chuyên nghiệp hơn. Thông qua những phương tiện CNTT các nghệ sỹ dễ dàng nắm bắt, ghi lại những hình ảnh của cuộc sống hàng ngày, sau đó biên tập lại trình bày đến người xem những mong muốn mà họ muốn bày tỏ trước những thực trạng xã hội đang thay đổi từng ngày. Rõ ràng rằng với những phương pháp làm việc mới, thông qua phương tiện kỹ thuật của CNTT, triển lãm với những loại hình mới đã thay đổi cách thưởng thức tác phẩm Mỹ thuật của người xem như nhận định của hai tác giả Bùi Như Hương và Phạm Trung về triển lãm Tạo hình cho Nước trong cuốn sách Mỹ thuật Việt Nam đương đại:

… khá hay, có tính chuyên nghiệp, khiến người xem phải dừng bước để quan sát những hình ảnh thú vị, gợi cảm: một mặt hồ lung linh in vạn vật trong sự chuyển động vĩnh hằng của thiên nhiên, một dòng nước tuôn chảy miên man từ trong khe đá, một sự sống phập phồng hơi thở dưới cánh chim… [16, tr 40].

Kể từ thời điểm xuất hiện của Video Art tại Việt Nam đến năm 2010 đã có những tác giả thực hành loại hình nghệ thuật này, có thể nhắc đến những nghệ sỹ như ở Hà Nội: Trần Lương, Minh Phước, Lưu Chí Hiếu, Lê Trần Hậu Anh, Lê Vũ, Nguyễn Trí Mạnh, Triệu Khắc Tiến, Nguyễn Thế Sơn, Phương Vũ Mạnh, Nguyễn Mạnh Thắng, Trinh Thi, Đinh Gia Lê, Nguyễn Trần Nam, Đào Nguyên Vũ, Phạm Duy, Trần Quang Dũng, Giang Nguyệt Ánh,…; Ở Huế có Lê Ngọc Thanh, Lê Đức Hải, Trương Thiện, Lê Thừa Tiến, Phan Hải

Bằng; ở thành phố Hồ Chí Minh có Như Huy, Hoàng Dương Cầm, Nguyễn Đức Tú, Lê Quý Anh Hào, Trần Dân, Hà Thúc Phù Nam, Tuấn Andrew Nguyễn…

Có thể kể thêm hai nghệ sỹ Việt Kiều là Dinh Q Lê và Jun Nguyễn Hatsushiba, qua những tác phẩm của họ người ta có thể thấy rõ vai trò của công nghệ cao và phương pháp sáng tạo mới. Nhờ vào những công nghệ truyền thông hiện đại mà những tác giả này có được những phương pháp thực hành tác phẩm, những ý tưởng độc đáo, ví dụ như: Dinh Q Lê tái hiện cảnh những chiếc trực thăng tháo chạy trong những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Hay như Jun Nguyễn Hatsushiba thực hiện một dự án chạy bộ 12756,3 km theo một bản đồ đặt sẵn của riêng mình, những nơi tác giả đi qua sẽ được tác giả ghi lại bằng cách: thứ nhất ghi hình ảnh từ trên cao theo bản đồ vệ tinh, thứ hai là những hình ảnh ở phía dưới quay bằng video để tạo thành tác phẩm Thở là tự do (2007). Theo như tác giả, ông muốn trải nghiệm những gì mà những người tị nạn trải qua khi phải rời bỏ quê hương mình. Hay những cảnh quay dưới nước ở tác phẩm Dự án tưởng nhớ Nha Trang Việt Nam: Hướng đến sự phức tạp – Dành cho những người can đảm, những kẻ tò mò và cả những kẻ nhát gan (2001) [PL 1, H48, tr 172]. Nếu không có những

kỹ thuật cao để có thể ghi hình dưới nước thì tác giả cũng không thể có được ý tưởng, và cũng không thể có điều kiện để thực hiện tác phẩm như thế.

Tất nhiên không phải tất cả các nghệ sỹ đều có sử dụng phương tiện CNTT giống nhau, tùy yêu cầu của mỗi người mà họ sử dụng nó đối với tác phẩm với một liều lượng nhất định.

Điển hình chúng ta có thể nhìn thấy trên chính những tác phẩm của những họa sỹ vẽ hiện thực ảnh. Cũng như đối với các họa sỹ hiện thực ảnh của Mỹ, thì những chiếc máy ảnh đã là một phần không thể thiếu trong quá trình tìm tư liệu để sáng tác. Ngày xưa trước thời đại CNTT thì những chiếc

máy ảnh phim cũng đã giúp rất nhiều trong quá trình sáng tác của các nghệ sỹ, nhưng khi có kỹ thuật vi tính thì nó đã chuyển biến rất nhiều, hỗ trợ cho người nghệ sỹ rút ngắn được thời gian cũng như cách thức tìm bố cục của mỗi một tác phẩm hiện thực ảnh. Họ có thể tận dụng những hiệu quả của CNTT giúp cho việc diễn tả kỹ cái đối tượng thực mà họ mong muốn hơn ảnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các bước thể hiện một tác phẩm hội hoạ trước đây để phóng một phác thảo nhỏ lên một chiếc toan lớn nhiều mét vuông, các nghệ sỹ thường mất rất nhiều thời gian và công sức, như chia kẻ ô trên toan, so sánh các tỷ lệ của các ô, nhờ có CNTT mà điển hình là những chiếc máy photocopy kỹ thuật số có thể phóng đại các kích thước khác nhau, các nghệ sỹ chỉ cần can lại những hình đó lên toan, và thể hiện tác phẩm. Nhiều khi với những máy in đa chất liệu khổ lớn, người nghệ sỹ cũng đã có thể bỏ qua cả bước can hình này. Trong cuộc phỏng vấn của NCS với hoạ sỹ Phạm Bình Chương, hoạ sỹ cũng đã kể về sự thích thú của GS, hoạ sỹ Phạm Công Thành, cha anh, khi ông được tiếp cận công nghệ Photocopy, những chiếc máy này giúp ông dễ dàng

Một phần của tài liệu Mỹ thuật Việt Nam Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin (Trang 96 - 106)