Mối quan hệ giữa Khoa học, côngnghệ và Nghệ thuật

Một phần của tài liệu Mỹ thuật Việt Nam Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin (Trang 54 - 61)

Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng thẩm mỹ, mang tính chất văn hoá làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Cụ thể hơn đối với Mỹ thuật là để chỉ các môn nghệ thuật thị giác bao gồm việc tạo ra những hình ảnh hay vật thể trong các lĩnh vực như Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Nhiếp ảnh và những phương tiện truyền thông hình ảnh khác.

Mỹ thuật (các tác phẩm Mỹ thuật) luôn luôn phản ánh xã hội, phản ánh các hình thái hoạt động của xã hội.

Bản thân con người sinh ra luôn chịu sự ảnh hưởng từ gia đình đến môi trường và xã hội. Ngày nay chúng ta đang sống trong xã hội CNTT, vì vậy con người cùng chịu mọi sự tác động của xã hội CNTT, người nghệ sỹ sống trong xã hội đó cũng chịu ảnh hưởng của CNTT, giống như tất cả mọi con người bình thường khác. Họ là những con người làm công việc sáng tạo luôn khao khát khám phá cái mới, muốn biểu hiện, muốn thể hiện tất cả tình cảm, thái độ sống của họ bằng nghệ thuật. Với CNTT đã tạo điều kiện mà người nghệ sỹ nhận biết được, nó dễ dàng giúp cho người ta có thể thể hiện được, hay tận dụng điều kiện công nghệ để phản ánh được cái khát vọng nghệ thuật cũng như cái biểu hiện của xã hội, thái độ sống của họ.

Khoa học, công nghệ và nghệ thuật có một mối quan hệ luôn luôn đồng hành với nhau. Chúng ta nhìn vào lịch sử nếu không có khoa học và công nghệ thì con người có lẽ sẽ không thể có được những công trình như kim tự tháp, những bức tượng, phù điêu khổng lồ như Nhân sư của Ai Cập khoảng

3000 TCN, các tượng, phù điêu của thời kỳ Hy Lạp, La Mã hay những bức tượng Phật của Trung Hoa, những ngôi đền của Ấn Độ… Hay như chính tại

Việt Nam, nếu không có những công nghệ về đúc đồng thì có lẽ chúng ta sẽ không có được nền văn minh Đông Sơn với những sản phẩm đồ đồng như trống đồng, thạp đồng, dao, chân đèn... Để ngày nay chúng ta có thể thưởng lãm được những tác phẩm như thời kỳ Phục hưng thì không thể không kể đến những bước đột phá của chất liệu sơn dầu là bước đột phá của khoa học và công nghệ. Ngoài ra còn phải kể đến khoa học giải phẫu cơ thể người và luật xa gần cũng là những đóng góp không nhỏ. Việc chuyển nền vẽ từ gỗ sang nền vải, việc cho sơn chứa trong các ống tuýp đều là những đóng góp không nhỏ của Khoa học và Công nghệ.

Có thể nói, việc hoàn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn, làm chuyển biến và nâng cao chất liệu của các tác phẩm Mỹ thuật (anh em nhà Van Eyk cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV). Và cho đến cuối thế kỷ XIX, những phát minh trong khoa học và công nghệ đã phát triển tạo ra tiền đề cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong giai đoạn này ta có thể thấy được những công nghệ và lý thuyết mới của khoa học cũng đã tác động ngay đến những cách thức thể hiện các tác phẩm nghệ thuật và cũng tạo ra trào lưu nghệ thuật mới. Ví dụ như trường phái Ấn tượng, nhờ những công nghệ mới trong việc sản xuất và lưu trữ sơn dầu nhỏ gọn hơn, đã làm cho các nghệ sỹ có thể vẽ được ngoài trời chứ không chỉ có thể vẽ trong xưởng như trước đây. Hoặc, những lý thuyết của khoa học về nghiên cứu ánh sáng cũng tác động đến việc nghiên cứu ánh sáng tự nhiên để thể hiện lên tác phẩm của các hoạ sĩ Ấn tượng. Cùng với các lý thuyết Ánh sáng và điểm ảnh cũng đã giúp các hoạ sỹ Tân Ấn tượng tạo nên các phong cách chấm, điểm như tranh của Georges Seurat. Những tác phẩm điêu khắc động của Jean Tinguely, Alexander Calder, Gunther Uecker… nếu không có khoa học và công nghệ không thể thực hiện được.

Đặc biệt khi có CNTT, những tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo nên mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Khoa học, Công nghệ và Nghệ thuật. Hàng loạt lĩnh vực Nghệ thuật nhanh chóng có những ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tác. CNTT trở thành phương tiện hữu hiệu thúc đẩy sự sáng tạo của nghệ thuật. Tuy nhiên “Giá trị nghệ thuật ở đây không phải được tạo ra bởi bản thân kỹ thuật và không bị kỹ thuật giết chết” [7, tr 347].

Như trong nghệ thuật Điện ảnh, những sản phẩm của CNTT đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của loại hình nghệ thuật này. Các công nghệ tiên tiến và mới nhất của thời đại kỹ thuật số thường được áp dụng ngay và trực tiếp vào ngành nghệ thuật này. Khi xem lại các bộ phim từ ngày ra đời của nghệ thuật điện ảnh đến nay, chúng ta cũng có thể thấy ngay được sự phát triển của khoa học và công nghệ tác động rất nhiều lên điện ảnh. Các kỹ xảo do máy tính (một sản phẩm của công nghệ thông tin) thực hiện đã giúp giảm chi phí thực hiện các tác phẩm và đem lại hiệu quả thị giác rất cao đối với người xem. Ví dụ như phim Ma trận (Matrix) là một bộ phim đã tạo nên một đời sống hư ảo giữa thực và ảo, giữa đời sống thực của con người và đời sống ảo khi tiếp xúc với công nghệ. Ngay cả phim của điện ảnh Việt Nam tuy việc ứng dụng công nghệ còn nhiều hạn chế nhưng các nhà làm phim cũng đã nhận thấy hiệu quả của công nghệ thông tin khi thực hiện các sáng tạo của mình. Như ở bộ phim Việt Nam Hà Nội 12 ngày đêm của đạo diễn Bùi Đình Hạc, những kỹ xảo từ đồ họa 3D của máy tính đã giúp cho bộ phim có những trường đoạn máy bay B52 đang bay, thả bom, hay bị tên lửa bắn cháy. Những cảnh quay đã làm tăng thêm hiệu quả hình ảnh và không gian trong phim, đưa đến cho người xem những cảm nhận rõ nét hơn về sự tàn bạo của chiến tranh. Những kỹ xảo đó thật sự rất khó để thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ từ công nghệ, từ máy tính.

Hay như trong bộ phim nổi tiếng thế giới Avatar của Mỹ, các kỹ xảo

của máy tính, cộng với công nghệ 3D mới cũng đã tạo nên một thế giới huyền ảo, một không gian dường như thể hiện được tất cả sự tưởng tượng của con người. Bộ phim là một sự kết hợp tài tình của nghệ thuật đồ họa vi tính và nghệ thuật điện ảnh. Công nghệ mới thực sự đã đem lại một cách làm phim mới, những sáng tạo mới. Nhờ ứng dụng công nghệ các nghệ sỹ đã thả sức tưởng tượng, thả sức mơ mộng, mọi ước muốn đều có thể thực hiện. Công nghệ đã đóng góp một vai trò không thể thiếu trong những sáng tạo của nghệ sỹ và cũng tạo nên những sản phẩm thỏa mãn thị giác, thỏa mãn tình cảm của người thưởng thức. Ngay hình ảnh của những sinh vật ngoài hành tinh cũng là sự sáng tạo của con người dựa trên nền tảng có được của công nghệ thông tin. Mối quan hệ của con người thực và con người ngoài hành tinh thông qua công nghệ kỹ thuật số, giữa diễn viên thực và diễn viên được tạo hình bằng kỹ thuật đồ họa 3D.

Và nhiều bộ phim khác của Hollywood còn đánh dấu sự không xuất hiện của các diễn viên người thật, họ được thay thế bằng những diễn viên ảo được dựng lên từ đồ họa máy tính, điển hình như phim Final Fantasy: the Spirits Within (2001). Một bộ phim viễn tưởng với bối cảnh là trái đất năm 2065, với cuộc chiến với người ngoài hành tinh… Có thể nói khi bộ phim được ra mắt thì cũng là thời khắc đánh dấu một mốc quan trọng của lịch sử điện ảnh. Kỷ nguyên của diễn viên ảo có thể nói là đã được mở ra từ bộ phim này, các diễn viên này cũng đi đứng, nói năng và xinh đẹp như những ngôi sao hàng đầu của Hollywood. Để cho ra đời một tác phẩm như thế này người ta đã mất tổng cộng 4 năm ròng rã thực hiện trên máy tính.

Trong Âm nhạc, CNTT cũng tác động nhiều đến sự hình thành các loại hình âm nhạc điện tử, khi âm thanh không còn chỉ phát ra từ các nhạc cụ truyền thống mà là từ những con chíp điện tử của những cây đàn điện tử,

Những âm thanh tự nhiên được thu từ mọi nguồn âm thanh trong cuộc sống đã được các nhạc sỹ hiện đại hòa âm phối khí, trên các phần mềm chuyên dụng của máy tính. Họ có thể thoải mái sáng tạo và thay đổi các âm thanh đó một cách dễ dàng.

Ngoài ra CNTT và các phương tiện thông tin cũng đã giúp cho sự truyền tải, phổ biến các bản nhạc, bài hát trở nên dễ dàng hơn. Mọi người có thể nghe nhạc ở mọi lúc mọi nơi bởi các thiết bị cá nhân của mình, tìm các bài hát yêu thích bây giờ cũng thật dễ dàng, không phải đến các nhà hát, hay các cửa hàng bán băng đĩa. Giờ họ chỉ cần có một thiết bị (máy tính, điện thoại…) có thể kết nối mạng là có thể tìm thấy bài hát mà mình cần. Người ta cũng có thể tự thu, tự quay hình ảnh của mình, cùng lời ca của mình để đăng lên mạng và chia sẻ nó cho toàn bộ cộng đồng mạng.

Đối với nghệ thuật Nhiếp ảnh, tác động của CNTT cũng đã tạo nên rất nhiều thay đổi. Trước đây để chụp được một bức ảnh đòi hỏi nhiều công đoạn công phu và chi phí đắt đỏ, mọi người phải đến các hiệu ảnh mới có được các tấm hình chụp lại hình ảnh của mình. Với công nghệ cũ để có được một bức hình thì mọi công đoạn xử lý hình ảnh đều phải làm trong buồng tối với nhiều hóa chất độc hại, cùng với đó là sự đắt đỏ của phim chụp. Công nghệ kỹ thuật số ra đời đã làm cho đơn giản hóa việc chụp ảnh. Ngày nay, với máy ảnh số và sự tự động hóa mà CNTT đem lại, con người chỉ cần một thao tác bấm máy là đã có thể có một bức ảnh ghi lại hình ảnh của mình và mọi người.

Nhiếp ảnh, bản thân cũng là sản phẩm của công nghệ. Những chiếc máy ảnh đã đem lại cho con người được những hình ảnh chân thực nhất. Trong quá trình phát triển, nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh cũng đã có những đòi hỏi mới trong sáng tạo nghệ thuật. Không chỉ đơn thuần là việc ghi lại cái đẹp của tự nhiên, người nghệ sỹ cũng đã có nhiều sự sáng tạo để tạo nên những bức ảnh nghệ thuật, nhiều tác phẩm nhiếp ảnh cũng mang được hơi thở của các

trào lưu Mỹ thuật cùng thời. Ta có thể kể đến E. Weston (1886-1958), nghệ sỹ nhiếp ảnh người Mỹ, các tác phẩm của ông chứa đựng rất nhiều ngôn ngữ tạo hình từ nghệ thuật hội hoạ, tiêu biểu như tác phẩm Khỏa thân (1933), nó rất gần với các tác phẩm hình họa kinh điển về ánh sáng và đậm nhạt, hay như các tác phẩm Vỏ ốc biển (1927), Ớt - số 30 (1920) [PL.1, H.6, tr 150], thì ở đó qua con mắt tạo hình của ông những quả ớt méo mó hay những vỏ ốc đã không còn là những quả ớt, vỏ ốc nữa mà đã trở thành như những pho tượng. Khi chủ nghĩa Siêu thực của Dali ra đời, nó cũng tác động và ảnh hưởng rất lớn đến các nghệ sỹ nhiếp ảnh thời đó. Điển hình như Philippe Halsman (1906-1979), ông sinh ở Riga, Litva nhưng hoạt động nghệ thuật ở nhiều nơi trên thế giới, và mất ở New York. Các tác phẩm của ông thể hiện rõ ngôn ngữ và không gian của chủ nghĩa Siêu thực, qua việc ông sử dụng các kỹ năng tuyệt vời trong buồng tối, ta có thể thấy qua các tác phẩm chụp nghệ sỹ Dali như: Dali Atomicus (1948) [PL.1, H.7, tr 151], tác phẩm này là hình ảnh Dali đang bay trong không gian phòng tranh của mình, và mọi vật cũng đều đang bay; Dali’s Skull of Nude (1950) là tác phẩm chân dung Dali đang nhìn vào một cái đầu lâu được xếp bằng những cô gái khỏa thân.

Với CNTT ngày nay, máy ảnh đã có những thay đổi lớn về kỹ thuật lưu giữ hình ảnh và truyền tải hình ảnh. Từ đó các nghệ sỹ nhiếp ảnh đã có nhiều thay đổi cách thức, quan niệm sáng tác các tác phẩm nhiếp ảnh. Bằng các phần mềm đồ họa ảnh mạnh mẽ như Photoshop, máy tính đã giúp cho các nghệ sỹ có thể can thiệp nhiều hơn, sâu hơn trong các tấm ảnh. Họ có thể lắp ghép, thay đổi những hình ảnh được chụp lại từ tự nhiên nhằm sáng tạo ra những hình ảnh mới. Việc chụp ảnh không còn đơn thuần là việc ghi lại tự nhiên mà đã là một sự sáng tạo của người nghệ sỹ. Cao hơn nữa nghệ thuật nhiếp ảnh cũng đã có nhiều bước sáng tạo mới, máy ảnh chỉ còn là phương tiện giúp người nghệ sỹ ghi lại những hình ảnh, và máy tính sẽ giúp người

nghệ sỹ thực hiện được mọi ý tưởng, mọi mong ước thể hiện, để sáng tạo lại tự nhiên trên những tấm hình theo những tình cảm, ý tưởng của họ.

Đối với Sân khấu, khi có CNTT và các phương tiện của CNTT như: máy chiếu và máy tính, hệ thống âm thanh điện tử cũng đã làm thay đổi không gian của sân khấu giúp cho quá trình diễn xuất của diễn viên thêm sinh động. Trên các sân khấu của nhà hát thì các phông nền của các vở kịch không còn là sự đứng yên của các hình vẽ, phông vải, mà nó đã có sự chuyển biến khi kết hợp với việc trình chiếu Video để tăng thêm hiệu quả thể hiện nội dung vở diễn. Những vở kịch, vở múa ba lê, những buổi biểu diễn ca nhạc lớn trên thế giới đã xuất hiện nhiều không gian sân khấu mới nhờ có các phương tiện của công nghệ thông tin. Có thể ví dụ như vở nhạc kịch Blog Opera: Giấc mơ và hiện thực (2009) [PL.1, H.8, tr 151]. Đây là vở diễn đã thể hiện được rõ nhất sự ảnh hưởng của xã hội thông tin đối với nghệ thuật. Từ bước phát triển đầu tiên của vở diễn là xây dựng kịch bản. Kịch bản của nó là sự tổng hợp từ những lời tâm sự trên internet về giới trẻ, về những xung đột giữa các thế hệ trong gia đình thời hiện đại. Khi tác phẩm này được biểu diễn, phông nền của vở diễn được xử lý nhiều hình ảnh sáng tạo bởi kỹ thuật đồ họa vi tính chiếu lên bằng các video. Bên cạnh đó, diễn xuất của các diễn viên đã có sự kết hợp của các Video Art chạy minh họa cho một vài trường đoạn của vở nhạc kịch. Sự kết hợp đó đã làm tăng thêm tính hấp dẫn của vở diễn đối với người xem. Hiện nay đã có rất nhiều buổi biểu diễn, các sự kiện văn hóa lớn thường có sự kết hợp của những hình ảnh động mà công nghệ thông tin đem lại. Nhờ có sự kết hợp của việc sử dụng các kỹ thuật, các phương tiện của CNTT mà tác phẩm đã có một sức sống mới. Người thưởng thức cũng tự thấy vai trò của mình trong tác phẩm.

Cũng nhờ CNTT những chương trình Olympic ở Bắc Kinh hay ở London đã tạo ra những hiệu quả không thể ngờ đến, nó đem đến cho người

xem những khoái cảm thị giác và nói lên được rất nhiều điều mà nếu không có công nghệ thông tin không thể tạo nên được. Sân khấu của sân vận động không còn là sân khấu tròn bình thường nữa mà nó mở rộng ra nhiều chiều không gian trên đó khi hình ảnh video chuyển động hòa quyện cùng diễn xuất của các diễn viên. Những tiến trình lịch sử của đất nước chủ nhà được thể hiện sống động trên sân khấu sân vận động trong các buổi lễ khai mạc và bế mạc. Để có được những màn trình diễn rất thành công này, ngoài tài năng và trí tuệ, tình cảm của tác giả cùng với người tham gia, người ta có thể nhận thấy ngay một phần đóng góp lớn nhờ CNTT và các phương tiện kỹ thuật số.

Những sáng tạo của nghệ thuật và những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nghệ sỹ đã tác động nhiều đến các nhà khoa học và công nghệ, các sản phẩm công nghệ ngày càng được nâng cao. Các loại hình nghệ thuật sử

Một phần của tài liệu Mỹ thuật Việt Nam Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin (Trang 54 - 61)